Vai trò tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (Trang 35)

khó khăn đối với những GV tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó HS cũng phải có nhu cầu, tính ham hiểu biết, sự nỗ lực học tập mới có thể hình thành tư duy một cách bền vững. Để học tốt các môn học nói chung và môn lịch sử nói riêng, HS cần có tình cảm với môn học, có nhu cầu học tập. Khi đã hứng thú với môn học, các em sẽ tích cực và say mê nghiên cứu để lĩnh hội kiến thức. Và khi đã đạt được những thành công trong học tập, các em thấy mình được thỏa mãn, và thấy có hứng thú để học. Như vậy, hứng thú sẽ quyết định thành công và ngược lại, thành công sẽ là động lực để tạo hứng thú.

Qua đó chúng ta càng thấy được sự cần thiết phải bồi dưỡng hứng thú học tập LS cho HS. Đây cũng là mục đích cần đạt của giáo viên trong giảng dạy. Bài học đạt được hiệu quả hay không nhờ vào tính tích cực, chủ động nhận thức của HS và muốn phát huy điều đó thì phải gây được hứng thú học tập cho các em.

1.1.5. Vai trò tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử Lịch sử

Lịch sử quá khứ bao trùm nhiều mặt của đời sống xã hội, vì vậy khi nghiên cứu và dạy học LS cần phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau, phải chọn lựa những tài liệu sự kiện cần thiết cho việc phân tích, khái quát. Đó là những tài liệu tương đối chính xác và cùng một loại.

Mỗi loại tài liệu có những vị trí và vai trò nhất định đối với bài học. Tài liệu văn học cũng như vậy, nó góp phần vào việc cung cấp kiến thức LS cho HS, giúp HS hiểu sâu kiến thức cơ bản. Qua đó góp phần phát triển kĩ năng, tư duy độc lập, sáng tạo, bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng, óc thẩm mỹ, lòng yêu quý, gắn bó và nghĩa vụ của các em đối với quê hương đất nước.

1.1.5.1. Về mặt kiến thức

Bồi dưỡng nhận thức: Tài liệu văn học có ý nghĩa lớn đối với HS về mặt bồi dưỡng kiến thức. Cụ thể hóa kiến thức LS trong sách giáo khoa bằng

những kiến thức LS tiêu biểu và những bước phát triển chủ yếu, những chuyển biến quan trọng của LS dân tộc (1858 - 1918). Các em biết về LS dân tộc không chỉ thông qua một kênh học là sách giáo khoa LS chỉ cung cấp những kiến thức cô đọng, ổn định, chính xác, được khoa học lịch sử xác nhận. Mà qua tài liệu văn học, sẽ giúp các em có cái nhìn đa chiều, phong phú, nhiều màu sắc “văn chương” hơn. Từ đây, các em sẽ thấy kiến thức LS không khô khan, cộc lốc, mà rất mềm mại nhưng sâu sắc, chính xác, nhiều chiều.

Kiến thức LS là những kiến thức thuộc về quá khứ, nó không tái diễn lại lần hai để HS có thể quan sát, tri giác được. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho GV là phải tạo được biểu tượng chân thực, chính xác để kích thích hứng thú học tập của HS. Vì vậy, sử dụng tài liệu văn học cần phải bám sát nội dung bài học, khôi phục được hình ảnh quá khứ, từ đó hình thành cho các em biểu tượng chân thực, giúp HS nhớ lâu, hiểu sâu sự kiện liên quan đến bài học LS với đầy đủ góc độ, khía cạnh khác nhau.

Ví dụ khi dạy bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV (lớp 10), giảng về phong trào đấu tranh chống quân xâm lược

Minh và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giáo viên không thể không nhắc tới tác

phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi với những áng thơ hào hùng diễn tả

sức mạnh như vũ bão của quân ta:

“Đánh một trận sạch không kình ngạc, Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to trút sạch lá khô

Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ”

Hay khi dạy bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII (lớp 10), GV giúp HS phục dựng lại

hình ảnh thảm hại của quân tướng nhà Thanh bằng những đoạn văn miêu tả

sinh động trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái: “Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.

Tên thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại”.

1.1.5.2. Về mặt thái độ tình cảm

Trong đời sống xã hội hiện nay, việc giáo dục thế hệ trẻ thông qua giáo dục LS không chỉ có tác dụng về trí lực mà cả về tư tưởng, đạo đức, thẩm mĩ. Dạy học LS không chỉ cung cấp tài liệu, sự kiện mà thông qua sự hiểu biết LS để dạy người. Sử dụng tài liệu văn học ngoài việc giúp HS có biểu tượng chính xác, sinh động về sự kiện, hiện tượng để hiểu cụ thể sâu sắc bản chất của chúng thì nó còn khơi dậy cho các em những trạng thái cảm xúc. Điều này tạo cơ sở giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức một cách đúng đắn cho các em.

Thông qua các tài liệu văn học, GV định hướng lập trường tư tưởng chính trị cho HS để các em nhận thức được chính nghĩa, phi nghĩa. Khi giảng phần

phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960) ở lớp 12, GV nói về chính sách “Tố cộng”, “Diệt cộng” của Mĩ – Diệm, đặc biệt là đạo luật phát xít 10/59 nhằm khủng bố

công khai cách mạng miền Nam bằng những hành động dã man. GV có thể dẫn

ra một đoạn trong bài Lá thư Bến Tre của nhà thơ Tố Hữu: “Biết không anh? Giồng Keo, Giồng Trôm Thảm lắm anh à! lũ ác ôn

Giết cả trăm người trong một sáng Máu tươi lênh láng đổ đường thôn Có những ông già, nó khảo tra Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà Có chị gần sinh, không chịu nhục Lấy vồ nó đập, vọt thai ra!”

Sử dụng tài liệu văn học còn có khả năng giáo dục thẩm mĩ cho HS, phát triển tình cảm của con người, tạo nên sự lớn mạnh, phong phú về tâm hồn của con người, tổ chức điều khiển hành vi ứng xử của con người theo tiêu

chuẩn cái đẹp. Trong khóa trình dạy học lịch sử 12 giai đoạn chống thực dân Pháp 1951 – 1953, GV giới thiệu những tấm gương Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Trần Đại Nghĩa... đã có công lao trong kháng chiến chống thực dân Pháp nhằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh với những tấm gương không chỉ trong chiến đấu mà cả trong lao động sản xuất.

Sử dụng tài liệu văn học theo hướng phát huy tính tích cực của HS giúp các em làm việc với nhiều nguồn tài liệu. Khi các em làm việc nhiều với nguồn tài liệu sẽ rèn luyện được tính cần cù, hăng say nghiên cứu. Hạn chế thói ỷ lại, trông chờ, thụ động và rèn luyện tính chủ động làm việc trong mọi hoàn cảnh. Qua những tấm gương anh hùng trong chiến đấu, trong lao động không ngại khó khăn gian khổ ở những trang sách sẽ góp phần giáo dục cho các em thái độ lao động đúng đắn, biết tôn trọng thành quả lao động mà cha ông đi trước đã để lại. Có ý thức trong hành động và công tác xã hội của mình.

1.1.5.3. Về kĩ năng

- Năng lực nhận thức: Phát triển các thao tác tư duy cho HS như quan sát, tri giác, vận động trí tưởng tượng, nhận xét, đánh giá khách quan, tư duy lô-gíc, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, tìm ra qui luật, rút ta bài học LS. Nhận thức LS đúng là một yếu tố quan trọng để hành động có hiệu quả trong

hiện tại. Ph. Enghen đã nói: “Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng bắt đầu từ đấy” [29, tr.304]. Vì vậy, khi học LS, HS không chỉ dừng ở việc

ghi nhớ sự kiện, mà điều quan trọng là trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình, sách giáo khoa, hiểu được bản chất của sự kiện, quá trình lịch sử, rút ra quy luật, bài học, kinh nghiệm của quá khứ với hiện tại.

- Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu để hiểu được bản chất của vấn đề lịch sử một cách sâu sắc. Ví dụ khi học lịch sử lớp 11, bài 23:

Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914), mục 1 và 2, GV cung cấp một số tài liệu văn

học và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu trước những tác phẩm: Xuất dương lưu biệt, Hải ngoại huyết thư, Tỉnh quốc hồn ca I để rút ra kết luận về phong trào

yêu nước theo khuynh hướng mới của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. - Giúp HS nhận thức đúng đắn tri thức LS, bản chất của sự vật, hiện tượng, nắm vững qui luật và sự vận động của LS, có cái nhìn biện chứng về các vấn đề LS quá khứ, hiện tại, tương lai. Ngoài ra sử dụng tài liệu văn học còn giúp HS tạo được thói quen đọc sách, đánh dấu và ghi nhớ tài liệu, kĩ năng diễn đạt, lối hành văn… kĩ năng này hình thành lòng say mê, thói quen tự học, phát triển ngôn ngữ trong giao tiếp cho HS.

Như vậy, tài liệu văn học là một nguồn cung cấp kiến thức, là phương tiện cần thiết đối với GV và HS trong dạy học lịch sử. Cùng với sách giáo khoa, tài liệu văn học góp phần không nhỏ vào việc tiếp thu kiến thức LS, giáo dục và phát triển HS.

Một phần của tài liệu Sử dụng tài liệu văn học để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam lớp 11 trung học phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)