Ngƣời dùng tin và nhu cầu tin

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học hải dương (Trang 42)

NDT và yêu cầu tin có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động thông tin - thƣ viện: đó là cái đích mà thƣ viện hƣớng tới. Thƣ viện đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng kịp thời, chính xác nhu cầu tin của NDT khi đó thƣ viện đã hoàn thành một phần chức năng nhiệm vụ của mình. Để làm đƣợc việc đó thì việc nghiên cứu đặc điểm NDT và yêu cầu tin là một nhiệm vụ hết sức cần thiết.

1.5.1. Ngư i dùng tin

Đối tƣợng NDT của Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng rất phong phú và đa dạng bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ nghiên cứu, giảng viên, nhân viên, sinh viên - học sinh. Họ là những có nhu cầu cung cấp thông tin đồng thời lại là những tác giả của các nguồn thông tin mới về nghiên cứu khoa học.

* Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Hiện tại, Nhà trƣờng có 1 Hiệu trƣởng, 3 Phó Hiệu trƣởng, 41 đơn vị các Phòng, Khoa, Trung tâm tƣơng ứng với các cán bộ Trƣởng, Phó đơn vị. Đây là các cán bộ chủ chốt, nòng cốt của Nhà trƣờng. Họ là những ngƣời vừa trực tiếp tham gia công tác lãnh đạo, quản lý đồng thời còn tham gia công tác giảng dạy. Trong việc lãnh đạo, quản lý họ thƣờng xuyên phải ra các quyết định vì vậy nhu cầu thông tin cung cấp cho việc ra quyết định đúng đắn, kịp thời là rất cần thiết. Đó là các thông tin thuộc các ngành, các lĩnh vực: Giáo dục, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Hình thức vụ phụ là các thông tin chuyên đề, tổng quan, tổng luận, bản tin ngắn…

Bên cạnh việc lãnh đạo quản lý thì họ còn tham gia công tác giảng dạy. Vì vậy, các thông tin không chỉ mang tính chất tổng quát mà còn có tính chất chuyên sâu thuộc các ngành các lĩnh vực mà họ nghiên cứu giảng dạy: hình thức phục vụ ngoài các thông tin chuyên đề, tổng quan, tổng luận còn các loại giáo trình, sách tham khảo, tạp chí khoa học…

Là đối tƣợng NDT đặc biệt, vì vậy việc tổ chức, khai thác các sản phẩm thông tin để đáp ứng nhóm NDT này một cách tốt nhất là việc làm hết sức cần thiết.

* Nhóm người dùng tin là các cán bộ giảng dạy - nghiên cứu

Đây là những ngƣời trực tiếp tham gia công tác giảng dạy, chuyển giao tri thức đến sinh viên - học sinh của Nhà trƣờng, họ thƣờng xuyên phải nghiên cứu soạn bài giảng, viết giáo trình, tài liệu học tập vì vậy nhóm NDT này có nhu cầu tin rất cao chủ yếu là các thông tin chuyên ngành, chuyên sâu thuộc các lĩnh vực mà họ nghiên cứu. Hình thức thông tin mà họ cần là các loại sách tham khảo, sách giáo trình, tạp chí khoa học chuyên ngành, các thông tin trên Internet, các tài liệu nƣớc ngoài… Tuy nhiên, do kinh phí hỗ trợ cho công tác bổ sung tài liệu của Trung tâm Thông tin -Thƣ viện Trƣờng còn hạn chế nên nguồn tài liệu nƣớc ngoài có rất ít. Đây cũng là một khó khăn đối

với hoạt động của Trung tâm. Vì vậy, các cán bộ giảng dạy có trình độ: đang học cao học, thạc sĩ, tiến sĩ, khi nghiên cứu đến các tài liệu nƣớc ngoài họ thƣờng tìm đến thƣ viện các trƣờng nơi mà họ đang học cao học hoặc nghiên cứu sinh để tìm hiểu.

* Nhóm NDT là sinh viên

Đây là nhóm NDT đông đảo nhất của Trung tâm với tổng số trên 5 nghìn sinh viên - học sinh của Trƣờng. Do từ ngày 28/5/2012 Nhà trƣờng ra quyết định số 199/QĐ - HT về việc ban hành Chƣơng trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ cũng từ đó số lƣợng sinh viên đến Trung tâm để tìm kiếm tài liệu - thảo luận ngày một nhiều hơn đặc biệt là vào các thời kỳ viết tiểu luận, làm bài tập lớn, thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp…Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu tin đối với nhóm NDT này của Trung tâm là rất quan trọng. Hình thức thông tin của nhóm NDT này cũng rất đa dạng phong phú, bao gồm: các loại sách giáo trình, sách tham khảo, các khóa luận, các đồ án tốt nghiệp, tạp chí, bài báo…. Mặc dù nguồn thông tin tƣơng đối đa dạng tuy nhiên, các thông tin này mới chỉ mang tính chất đầy đủ chƣa chuyên sâu.

1.5.2. Nhu cầu tin

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan về thông tin của con ngƣời nh m đảm bảo duy trì và thực hiện các hoạt động nhận thức thực tiễn xã hội. Do vậy, nhu cầu tin luôn gắn chặt với nhu cầu nhận thức của con ngƣời. Nhu cầu nhận thức càng cao thì nhu cầu tin càng lớn.

Trong giai đoạn hiện nay, với quy chế đào tạo theo tín chỉ đã tác động mạnh mẽ đến nhu cầu tin của NDT tại Trƣờng Đại học Hải Dƣơng. NDT có nhu cầu ngày càng cao và phong phú hơn.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát, điều tra để tìm hiểu nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng với 250 phiếu điều tra trong đó 30 phiếu cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, 55 phiếu cho cán bộ giảng viên và 165 phiếu cho sinh

viên. Tổng số phiếu thu về là 225 phiếu trong đó cán bộ lãnh đạo quản lý là 24 phiếu, cán bộ giảng viên là 44 phiếu, sinh viên là 157 phiếu. ( Phiếu đƣợc phân phát theo các khoa, các phòng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên, và 5 lớp trong giờ giải lao đối với sinh viên).

- Lĩnh vực chuyên môn mà NDT quan tâm

Trƣờng Đại học Hải Dƣơng đào tạo các ngành Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Điện - Điện tử, Nông nghiệp, Quản trị văn phòng, Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ Hành, Tiếng anh thƣơng mại, Chính trị học, Phát triển nông thôn, CNTT. Vì vậy, Đây cũng là các lĩnh vực mà NDT quan tâm trong đó lĩnh vực triết học Mác Lênin - CHXKH 110 (48.8%) do đây là môn ngành đƣợc áp dụng trong chƣơng trình đào tạo của Nhà trƣờng cho tất cả các ngành, Kế toán 98 (43,5%), Tiếng anh 98 (45.5%), Tài chính - Ngân hàng 85 (37.7%), Điện - Điện tử 72 (32.0%), Quản trị kinh doanh 70 (31.1%), Tuy nhiên cũng có một số lĩnh vực có nhu cầu ít nhƣ: Nông nghiệp và chăn nuôi 21 (9.3), Quản trị văn phòng - Du lịch 45 (20.0%), và một số lĩnh vực khác 31 (13.7%). Các lĩnh vực này thuộc các ngành mới mở từ năm 2012 do vậy hiện nay sinh viên thuộc các ngành này không nhiều, nhu cầu tin cũng ít hơn.

Bảng 1.4. Nhu cầu tin của NDT theo nội dung tài liệu STT Lĩnh vực khoa học Tổng số CBLĐ, QL CBGV, NC HSSV SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Kế toán 98 43.5 6 25.0 18 40.9 74 47.1 2 Tài chính- Ngân hàng 85 37.7 4 16.6 15 34.0 66 42.0 3 Quản trị kinh doanh 70 31.1 4 16.6 8 18.1 58 36.9 4 Điện - Điện tử 72 32.0 3 12.5 12 27.2 57 36.3

5 Công nghệ - Thông tin

80 35.5 6 25.0 15 34.0 59 37.5

6 Nông nghiệp và chăn nuôi 21 9.3 1 4.1 5 11.3 15 9.5 7 Quản trị văn phòng - Du lịch 45 20.0 3 12.5 10 22.7 32 20.3 8 Triết học Mác Lênin và CNXHKH 110 48.8 5 20.8 18 40.9 87 55.4 9 Tiếp Anh 98 43.5 6 25 15 34.0 77 49.0 11 Nội dung khác 31 13.7 9 37.5 10 22.7 12 7.6

- Loại hình tài liệu

Đối với nhóm dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý họ cần những thông tin mang tính chất tổng quát, thời sự, nghiên cứu chuyên sâu vì vậy loại hình mà họ cần nhiều: Công trình nghiên cứu khoa học: 8(33.3%), giáo trình: 5 (20.8%), báo, tạp chí: 5(20.8%) đặc biệt là các tạp chí chuyên ngành, bên cạnh đó họ còn có nhu cầu một số loại hình tài liệu khác: Tài liệu tham khảo, tài liệu điện tử…

Đối với nhóm NDT là cán bộ giảng viên, nghiên cứu thì loại hình tài liệu mà họ cần chủ yếu là giáo trình: 25(56.8%), Tài liệu tham khảo:15(34.0%), công trình nghiên cứu: 16(36.3%) và một số loại hình tài liệu nhƣ tài liệu điện tử 12 (27.2%)…Hiện nay, do Nhà trƣờng đang vận động các cán bộ giảng viên, công nhân viên tham gia nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm đặc biệt là sáng kiến “nghiên cứu bổ sung phần chênh lệch kiến thức so với thực tế hiện nay của các học phần trong chƣơng trình đào tạo của Nhà trƣờng”.

Đối với nhóm NDT là sinh viên, đây là nhóm NDT có số lƣợng nhiều nhất. Nhu cầu của sinh viên nhiều nhất là giáo trình: 91(57.9%), Tài liệu tham

khảo: 75(47.7%), Tài liệu điện tử: 66(42%) và một số loại hình tài liệu khác… Đối với các công trình nghiên cứu khoa học thì nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu này của sinh viên ít hơn: 14(8.9%).

Nhu cầu tin của NDT phong phú và đa dạng, gồm nhiều loại hình, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là từ khi Nhà trƣờng áp dụng phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. Vì vậy, để nh m thỏa mãn nhu cầu tin của NDT góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - thƣ viện, Trung tâm cần thƣờng xuyên tiến hành nghiên cứu nhu cầu tin nh m có chính sách bổ sung, điều chỉnh phù hợp.

Bảng 1.5. Nhu cầu tin của NDT theo loại hình tài liệu ST T Dạng tài liệu Tổng số CBLĐ,QL CBGV, NC HSSV SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Giáo trình 121 53.7 5 20.8 25 56.8 91 57.9 2 Tài liệu tham khảo 105 46.6 2 8.3 15 34.0 75 47.7 3 Tài liệu điện tử 80 35.5 2 8.3 12 27.2 66 42.0 4 Báo, tạp chí 52 23.1 5 20.8 9 20.4 38 24.2 5 Luận văn, đồ án 47 20.8 1 1.4 10 22.7 36 22.9 6 Công trình nghiên cứu

khoa học

38 16.8 8 33.3 16 36.3 14 8.9

1.6. Vai trò của hoạt động thông tin - thƣ viện đối với Trƣờng Đại học Hải Dƣơng trong đào tạo theo tín chỉ học Hải Dƣơng trong đào tạo theo tín chỉ

Điều 44 Điều lệ trƣờng đại học ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ- TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định:

“Trường đại học c Trung tâm thông tin tư liệu phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Trung tâm thông tin tư liệu c trách nhiệm quản lý,

bổ sung và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực hoạt động của trường, thu thập và bảo quản các sách, tạp chí, b ng đĩa, các tài liệu lưu trữ, các luận án đã bảo vệ tại trường, các ấn phẩm của trường; hướng dẫn và quản lý công tác quyền sở hữu trí tuệ của trường. Trung tâm thông tin tư liệu hoạt động theo quy chế do Hiệu trưởng ban hành”.

Trong đào tạo theo tín chỉ thì trung tâm thông tin - thư viện ngày càng có vai trò quan trọng vì : “Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, sự tương tác được diễn ra giữa các cặp: “người dạy- người học”, “người dạy - người dạy”, “người học - người học”. Sự tương tác giữa các cặp này cần được duy trì và tạo các điều kiện cần thiết, mà trong số đ , việc cung cấp thông tin và các dịch vụ trao đổi thông tin dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau có vai trò và ý nghĩa không thể thay thế” và “Trong quá trình triển khai đào tạo theo phương thức tín chỉ, người học c thể nhìn nhận người dạy như một ngu n tài nguyên thông tin đang biến động”

Nhƣ vậy hoạt động thông tin - thƣ viện có vai trò hết sức quan trọng đối với các trƣờng đại học nói chung và Trƣờng Đại học Hải Dƣơng nói riêng đặc biệt là khi Nhà trƣờng áp dụng đào tạo theo tín chỉ.

- Là nơi thỏa mãn nhu cầu tin của ngư i dùng tin

* Đối với sinh viên

Hiện nay với tổng số trên 5.000 sinh viên từ Cao đẳng đến Đại học. Với việc áp dụng phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ, giảng viên chỉ giữ vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, ngƣời trọng tài đánh giá hoạt động tiếp nhận tri thức một cách sáng tạo của sinh viên. Đứng trƣớc một vấn đề nào đó, sinh viên phải tự học, tự mình đặt ra những câu hỏi cốt lõi, tìm kiếm thông tin liên quan để khẳng định hoặc phản bác những kiến thức cũ và đề xuất những kiến thức mới... thì thƣ viện là nơi cung cấp tài liệu đầy đủ nhất, chính xác nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất có thể đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của

ngƣời sử dụng. Thƣ viện đã trở thành “giảng đƣờng thứ hai” và là ngƣời thầy thứ hai của đông đảo sinh viên. Thƣ viện là nơi mà sinh viên có những cơ hội để khám phá, thực hành và phát triển những kiến thức đã thu nhận đƣợc, nơi đó chính các bạn có thể tự mình nêu ra những câu hỏi, vấn đề tìm tòi và hình thành những câu trả lời cho họ. Việc sử dụng thƣ viện còn có thể tạo cho sinh viên ý thức tự lập, tự tìm tòi, suy ngẫm và lý giải các vấn đề trong học tập để áp dụng cho cuộc sống của mình.

* Đối với cán bộ giảng dạy, nghiên cứu

Để giúp cho việc giảng dạy, nghiên cứu đạt hiệu quả bên cạnh những kiến thức sẵn có thì cán bộ giảng viên còn phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá những kiến thức mới. Thƣ viện chính là một địa chỉ giúp họ làm đƣợc những việc đó giúp cho các cán bộ giảng viên sẽ hoàn thành tốt việc biên soạn các chƣơng trình giảng dạy theo tín chỉ hiện nay.

* Đối với các nhà lãnh đạo, quản lý

Các nhà lãnh đạo quản lý là những ngƣời thƣờng xuyên phải ra các quyết định, giải quyết các công việc trên mọi lĩnh vực nhanh chóng kịp thời, chính xác. Trong quá trình ra quyết định họ cũng luôn cần có những thông tin mới, đầy đủ, chính xác vì vậy thƣ viện có vai trò quan trọng là nơi cung cấp những nguồn thông tin cho họ giúp họ hoàn thành tốt các công việc trong hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trƣờng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG

2.1. Vốn tài liệu và công tác bổ sung

2.1.1. Vốn tài liệu

Vốn tài liệu là một yếu tố rất quan trọng cấu thành nên thƣ viện. Vốn tài liệu đã đƣợc xác định trong điều 2 Pháp lệnh thƣ viện: “những tài liệu đƣợc sƣu tầm tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định đƣợc xử lý theo nguyên tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thƣ viện để tổ chức phục vụ ngƣời đọc đạt hiệu quả cao và đƣợc bảo quản”. Về bản chất, vốn tài liệu là một bộ sƣu tập bao gồm các tài liệu đƣợc xử lý, tổ chức theo những nguyên tắc nhất định, đƣợc bảo quản nh m mục đích sử dụng lâu dài và có hiệu quả. Vốn tài liệu có vai trò quan trọng là tiền đề, là điều kiện tiên quyết cho sự xuất hiện của một thƣ viện. Trong “ pháp lệnh thƣ viện Việt Nam” điều 9 quy định 4 điều kiện để thành lập thƣ viện trong đó vốn tài liệu đƣợc xếp ở vị trí hàng đầu…Cùng với thời gian, với sự phát triển của khoa học công nghệ, khái niệm vốn tài liệu của thƣ viện đã đƣợc mở rộng và phát triển. Trƣớc đây, khi nói tới vốn tài liệu là nói tới sách, báo, tạp chí. Ngày nay, cùng với các thành tựu khoa học công nghệ, hàng loạt sản phẩm của CNTT ra đời và mang những tính năng vƣợt trội. Vì vậy, vốn tài liệu không chỉ là sách, báo, tạp chí mà còn là sản phẩm công nghệ nhƣ: băng từ, đĩa từ, đĩa CD - ROM, đĩa quang…..

Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Hải Dƣơng mặc dù mới đƣợc nâng cấp nên Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học. Tuy nhiên, do có tiền đề trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển từ Trƣờng

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ tại trường đại học hải dương (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)