4.5.1.1 Giống tiêu
Hiện nay phần lớn nông dân trồng tiêu ở vùng Đông Nam Bộ nói chúng và Bình Phước nói riêng, sử dụng các giống tiêu địa phương để trồng theo kinh nghiệm
72
sản xuất của từng gia đình không qua tuyển chọn và đánh giá. Thực tế cho thấy các giống tiêu địa phương được trồng trong thời gian dài từ nhân giống vô tính, dẫn đến thoái hoá dần, cho năng suất không cao và khả năng chống chịu bệnh kém, tuổi thọ
vườn tiêu ngày càng giảm dần. Qua khảo sát từ người dân, chúng tôi thấy phần lớn diện tích tiêu trồng chủ yếu là giống Vĩnh Linh, kế tiếp là tiêu Trung, giống tiêu sẻ. Riêng giống tiêu Ấn Độ chiếm diện tích rất ít, do người dân mới trồng trong những năm gần đây
4.5.1.2 Vật tư phân bón và thuốc BVTV
Trong thực tế do tính chất đất đai trồng tiêu rất khác nhau, nên cùng bón lượng phân cao gần giống nhau, nhưng thu được năng suất tiêu cũng rất khác nhau. Ví dụ, Nguyễn Tăng Tôn, thí nghiệm bón 10 tấn phân chuồng phối hợp với 120 kg N + 60 kg P205 và 120 kg K20 trên 1 ha đã thu được 5,39 tấn tiêu khô trên vùng đất đỏ Bình Phước. Còn Nguyễn Hữu Luận bón nền phân 300 N + 200 P205 + 400 K20/ha đã thu
được 4,25 tấn tiêu đen/ha.
Một nghiên cứu điều tra của Trung tâm Cây ăn quả miền Đông Nam bộở vùng Phú Giáo, Bình Phước cho thấy có hộ trồng tiêu đã bón một vụ tiêu 3 tấn phân NPK 16-16-8, 1 tấn phân urê, 1 tấn phân lân và 600 kg phân kali, chưa kể các nguồn phân hữu cơ khác. Chỉ tính riêng phân hóa học, người trồng tiêu đã bón đến 780 kg N + 978 kg P205 và 850 kg K20/ha tiêu/năm và đã thu được 6,2 tấn tiêu khô. Số phân này là quá lớn vừa lãng phí, mang lại hiệu quả thấp, vừa gây ô nhiễm môi trường
Thực tế việc bón phân ở Xã Tân Thành, Tân Tiến người nông dân bón phân theo kinh nghiệm, thật sự chưa am hiểu về kỹ thuật trồng cây hồ tiêu. Cần phải tham khảo cách bón phân ở các Viện Khoa Học, kết hợp tham gia tập huấn công ty, trạm khuyến nông, cùng với những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhằm phục vụ
việc phát triển bền vững ngành hàng hồ tiêu nhằm giảm chi phí và tăng năng sản lượng.
73