Một số mô hình nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ hồ TIÊU HUYỆN bù đốp TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 44)

Waficca Hosni and Fredric Lancon (2011) tìm hiểu “Chuỗi giá trị táo của Syria trên thị trường nước ngoài”. Nghiên cứu chỉ ra rằng để xuất khẩu táo thì Syria cần phải giải quyết những tồn tại trong chuỗi giá trị táo hiện tại. Các tổ chức khuyến nông cần phải phát triển và cung cấp nhiều giống táo mới. Đồng thời, cần có các tổ

31

Nghiên cứu về chuỗi giá trị quả xoài của FAO ở Kenya. Nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị xoài Kenya gặp các cản trở về cơ cấu. Tỷ lệ quả xoài không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cao. Kenya cần tập trung cho chế biến xoài xuất khẩu và tận dụng số xoài không có khả năng xuất khẩu vào các mục đích khác. Về dài hạn, cần phải nâng cao năng lực kỹ thuật của nông dân để nâng cao chất lượng xoài

Alemnew Abay( 2010) Market Chain Analysis Of Red Pepper: The Case Of Bure

Woreda, West Gojjam Zone, Amhara National Regional State, Ethiopia. Phương pháp phân tích dữ liệu đã được cả hai thống kê mô tả và mô hình kinh tế lượng. Nghiên cứu

đã chỉ ra cách tiếp cận chuỗi Structure Conduct and Performance (S-C-P) (S-C-P) mô hình là một phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu cách cấu trúc của thị

trường và hành vi của người bán hàng hoá và dịch vụ khác nhau ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thị trường, và do đó các phúc lợi của đất nước nói chung (Kizito, 2008). Mô hình này xem xét các mối quan hệ nhân quả giữa các cơ cấu thị trường, tiến hành, và hiệu suất, và thường được gọi là các cấu trúc, điều hành, hiệu suất (SCP) mô hình. Kết quả và thảo luận nghiên cứu của luận án này với những phát hiện từ thống kê mô tả và phân tích kinh tế, trong sản xuất hạt tiêu đỏ và tiếp thị chủ yếu là đặc điểm nhân khẩu học xã hội của nông dân và thương nhân, ứng xử kết cấu và hiệu suất của tiêu đỏ cho mỗi kênh marketing, lợi nhuận của sản lượng hạt tiêu đỏ, yếu tố quyết định cung cấp hạt tiêu đỏ vào thị trường Bure Woreda. Ngoài ra, chương này sẽ xem xét hội nhập thị trường giữa các thị trường lớn trong khu vực phía Tây của khu vực.

2.6 Mô hình nghiên cứu chuỗi giá trị trong nước

Hiện nay trong nước có một số nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam. Đa phần phương pháp nghiên cứu phần lớn đều dựa vào cuốn “Cẩm nang Valuelinks: Phương pháp luận thúc đẩy chuỗi giá trị” của GTZ phát hành (GTZ,2007). Nền tảng phương pháp luận của GTZ chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Kaplinsky và Morris(2001)

Agrifood (2006) thực hiện một nghiên cứu về “Chuỗi giá trị gạo ở tỉnh Điện Biên” theo đặt hàng của tổ chức phát triển Hà Lan SNV. Nghiên cứu này tập trung vào gạo IR64 và gạo nếp nương. Nghiên cứu chỉ ra rằng hai loại gạo này không phải là cây

32

trồng tối ưu để xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân. Phân tích chuỗi giá trị cho thấy trồng các loại gạo lúa nước thơm có hiệu quả hơn nhiều.

Trong một nghiên cứu khác, GTZ( 2006) “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm

dưa hấu ở Long An”. Nghiên cứu chỉ ra nhiều vấn đề trong chuỗi cần sự trợ giúp để

nâng cao hiệu quả. Chẳng hạn, tỉnh Long An cần có các chương trình phát triển bền vững cây dưa hấu với sự hỗ trợ về kỹ thuật và thay đổi tập quán trồng trọt. Người nông dân cũng cần được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước cũng cần phải được nghiên cứu thấu đáo hơn cùng với các tiêu chuẩn kỹ

thuật cần thiết, tránh tình trạng dưa đổ xô lên biên giới Trung Quốc rồi lại bị loại vì chất lượng, bị ép giá…

Trần Tiến Khai (2011)“ Báo cáo phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre”, dự án DBRP Bến Tre. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm hiểu được cấu trúc và sự vận hành của giá trị dừa, cũng như quan hệ kinh tế, thương mại giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị và khả năng tạo ra công ăn, việc làm, thu nhập, đóng góp kinh tế cho địa phương của một số sản phẩm chủ lực từ cây dừa. Ngoài ra nghiên cứu chú ý đến việc xác lập hệ thống chiến lược phát triển nghành dừa Bến Tre một cách bền vững để làm nền tảng xây dựng các giải pháp phù hợp để giúp nâng cấp chuỗi giá trị. Trong nghiên cứu tác giả áp dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị được GTZ, ACDI/VOCA, và M4P đề

xuất và áp dụng khá phổ biến cho các nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất, mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu định mức theo tỷ lệ, kết hợp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả nghiên cứu mang lại nguồn lực kinh tế

lớn cho Tỉnh Bến Tre như tạo công ăn việc làm trong nhiều lĩnh vực trồng trọt, chế biến, thương mại dừa. Song song với những lợi ích cũng còn tồn tại một số hạn chế của đề tài như sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân trong chuỗi, công nghệ chế biến chưa cao, năng lực chế biến chưa thật sự phát huy tối đa, các sản phẩm chế biến phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, chưa cân bằng đối được nguồn nguyên liệu, năng lực vốn còn ít để nâng cấp cấp dây chuyền công nghệ

33

GTZ(2009) tổng kết các kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam khuyến nghị rằng cần có sự hợp tác tích cực giữa các tác nhân, đặc biệt giữa nông dân với các doanh nghiệp tư nhân nhằm tăng cường khả năng thiết lập kênh phân phối trực tiếp các sản phẩm công sản. Sự hỗ trợ tích cực tham gia của các ban ngành đại phương đóng vai trò quan trọng làm nên thành công và sự phát triển bền vững của chuỗi giá trị.

“ Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm Hoa Cúc của huyện Văn Lâm Tỉnh Hưng Yên “ tác giả Trần Thị Thu Trang ( 2013).Tác giảđã sử dụng phương pháp tiếp cận hệ

thống khái niệm chuỗi giá trị là nền tảng trong phương pháp tiếp cận của đề tài .Phương pháp chủ yếu dùng mô tả hoạt động của các tác nhân, phân tích tài chính, phân tích kinh tếđể thấy được vai trò, mức độ đóng góp giá trị gia tăng của các nhân trong chuỗi gồm: chuỗi giá trị gia tăng của người trồng, người thu gom và tiêu thụ hoa cúc. Hạn chế của đề tài cho các nghiên cứu tiếp theo về chuỗi cung ứng các dịch vụ đầu vào cho sản xuất hoa cúc và các hoạt động xuất nhập khẩu hoa cúc. Ngoài ra cũng cần nghiên cứu đánh giá sâu hơn về nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng hoa cúc.

34

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên: 3.1.1 Điều kiện tự nhiên:

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Bù Đốp là Huyện thuộc tỉnh Bình Phước nằm về phía Bắc tỉnh Bình Phước, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia khoảng 73,3 km; nằm trên Tỉnh lộĐT 748. Huyện có diện tích tự nhiên là 37.926,39 ha, bằng 5,5% diện tích tỉnh Bình Phước, dân số năm 2006 là 50.403 người. Có 06 đơn vị hành chính xã và 01 thị trấn trung tâm huyện. Có toạ độ địa lý như sau: 1060 40’39” – 106o 59’45” Kinh độ Đông, 110 52’36” – 12004’53” Vĩ độ Bắc, một tỉnh nằm trong vùng Đông Nam Bộ nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) nói riêng, trong

đó có những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, nhiều khu công nghiệp tập trung …, là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật vào loại lớn nhất cả nước, sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp về: Huy động vốn, nguồn nhân lực có tay nghề cao, khoa học kỹ thuật, chế biến và thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Song song, có đường biên giới với Campuchia, có cửa khẩu Hoàng Diệu (xã Hưng Phước) và cửa tiểu ngạch (xã Tân Thành) sẽ có thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với nước bạn.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Do huyện thuộc về miền núi, nhưng có địa hình tương đối bằng so với các huyện miền núi khác trong cả nước, thuận lợi cho sử dụng đất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.Toàn huyện có 89,62% diện tích tự nhiên (DTTN) có độ dốc < 150, rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trong đó, 33,85% DTTN có độ dốc <30; 48,9% DTTN độ dốc 3-80; 6,87% DTTN độ

35

Bảng 3.1: THỐNG KÊ DIỆN TÍCH THEO ĐỊA HÌNH

Độ dốc Huyện Bù Đốp Tỉnh Bình Phước Ghi chú

(ha) (%) (ha) (%)

I (< 3o) 12.534 33,85 171.82 25,89 Rất thuận lợi cho SX NN

II (3-8o) 18.108 48,90 166.508 25,09 Rất thuận lợi cho SX NN

III (8-15o ) 2.545 6,87 126.168 19,01 Thuận lợi cho SX NN

IV (15-20o) 774 2,09 90.051 13,57 Ít thuận lợi cho SX-NN

V (20-25o) 3.069 8,29 34.226 5,16 Không thuận lợi cho SX-NN

VI (>25o) 0 0,00 74.775 11,27 Ít cókhả năng SX-NN

3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết và thuỷ văn

Huyện Bù Đốp mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và

đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, với các cây trồng nhiệt đới rất điển hình.

Bảng 3.2: Khí hậu, thời tiết các tỉnh Bình Phước

Số

Chỉ tiêu Trạm Trạm Trạm Ghi

TT Đồng Phú Phước Long Lộc Ninh Chú

1 Nhiệt độ (oC)

- Nhiệt độ bình quân 25,8 26,2 26 Nhiệt độ thấp

- Nhiệt độ BQ thấp nhất - 22 21,5 Nhất là Huyện - Nhiệt độ BQ cao nhất - 32,2 31,7 Bù Đốp 2 Tổng tích ôn (oC/năm) 9.288 9.301 9.360 Tháng 1/1963 3 Giờ chiếu sáng (giờ/ng) 6,5 6,2 6,6 10,7oC 4 Lượng mưa (mm) - Bình quân/năm 2.325 2.045 2.285 - Cao nhất/năm - 2.433 3.407 - Thấp nhất/năm - 1.674 1.489 - Số ngày mưa bq/năm 138 141 145 5 Lượng bốc hơi (mm) - Bình quân năm 1.447 1.113 1.168 6 Độẩm không khí (%) - Bình quân/năm 81 81,4 80,8 - Thấp nhất/năm 47,2 45,6 53,2

36

Nguồn: Cục Thống Kê Tỉnh Bình Phước

Bù Đốp có lượng mưa tương đối cao và phân thành hai mùa rõ rệt: nằm trong vành đai có lượng mưa cao, lượng mưa bình quân 2.285mm/năm (trạm Lộc Ninh), phân hố thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô

Lượng mưa phân hoà theo mùa đã chi phối mạnh mẽđến sản xuất nông nghiệp: Mùa mưa (Vụ Hè thu và Mùa) cây cối phát triển xanh tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (vụĐông xuân), cây cối khô cằn phát triển rất kém. Là một huyện

đầu nguồn, mà khả năng cung cấp nước tưới cho nông nghiệp rất khó khăn. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần phải chọn và đưa vào sử dụng những loại hình sử dụng

đất ít hoặc không cần nước tưới như Cao su, điều, một số cây ăn trái, mì..

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1 Tình hình đất đai 3.1.2.1 Tình hình đất đai

Tài nguyên đất đai là một tài nguyên tự nhiên quý giá nhất của loài người, nhưng nó lại là tài nguyên có giới hạn về không gian. Thực chất của quy hoạch sử

dụng đất đai là bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả. Muốn có một phương án QHSDĐ tốt, điều trước hết phải nắm tài nguyên đất (Land resources) một cách chắc chắn cả về số và chất lượng. Khái niệm tài nguyên đất đai ở đây có nghĩa rộng, không chỉ bao gồm là đặc tính thổ nhưỡng (soil) mà nó còn bao hàm một số điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai như: chế độ nước, địa hình, nền móng địa chất,... và khi đó nó hình thành đất đai (Land).

37

Bảng 3.3: PHÂN LOẠI VÀ QUỸĐẤT HUYỆN BÙ ĐỐP (*)

Ký Tên đất Diện tích

Hiệu Phân loại Việt Nam Tương đương theo WRB'98 Ha %

I. NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG 31.646,00 83,83

Fk 1. Đất nâu đỏ trên đá bazan Rhodi Acric Ferralsols 7.092,00 18,79

Fu 2. Đất nâu vàng trên đá bazan Xanthi Acric Ferralsols 12.317,00 32,63

Fp 3. Đất nâu vàng trên phù sa cổ Hapli Chromic Acrisols 381,00 1,00

Fs 4. Đất đỏ vàng trên đá phiến Skeleti Chromic Acrisols 11.856,00 31,41

II. NHÓM ĐẤT DỐC TỤ 5.384,83 14,26

D 5. Đất dốc tụ Cumuli Umbric Gleysols 5.384,83 14,26

III. SÔNG, HỒ 895,56 1,91

+ Mặt nước chuyên dùng 697,18 1,38

+ Sông. Suối 198,38 0,53

TỔNG DIỆN TÍCH 37.926,39 100,00

(*) Ngun: Phân vin QH & TKNN, 2004.

Tình hình đất đai của Huyện được thể hiện ở bảng 3.4 cho thấy tổng diện tích

đất tự nhiên của toàn huyện là 37,649.24 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 45%.

Bảng 3.4 Tình hình đất đai huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%)

Số lượng (ha) % Số lượng (ha) % Số lượng (ha) % 12/11 13/12 BQ

A. Tổng diện tích 37.649,24 100 37.649,24 100 37.649,24 100 100 100 100 I. Đất nông nghiệp 18.133,71 48,16 18.255,69 48,49 18.235,50 48,44 100,67 99,89 100,28 II. Đất lâm nghiệp 13.417,50 35,64 13.417,50 35,64 13.417,50 35,64 100 100 100 III. Đất chuyên dùng 2,657.20 7,06 2.668,43 7,09 2.675,09 7,11 100,42 100,25 100,34 IV. Đất ở 304,05 0,81 305,02 0,81 307,36 0,82 100,32 100,77 100,54 V. Đất chưa sử dụng 3.136,78 8,33 3.002,60 7,98 3.013,79 8,00 95,72 100,37 98,05 B. Một số chỉ tiêu phân tích 1. Đất NN/ khẩu NN 0,41 0,41 0,41 100,36 99,00 99,68 2. Đất NN/ hộ NN 1,83 2,04 1,77 110,96 87,02 98,99

Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Bình Phước

Theo số liệu phân tích ở bảng 3.4 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 37,649.24 ha, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là đất nông nghiệp năm 2013 là 18,235.50 chiếm 48,44% tổng diện tích tự nhiên. Tuy nhiên đất nông nghiệp năm

38

2013 có giảm nhẹ so với năm 2012, nhưng bình quân tăng 0,28%. Tuy nhiên đất lâm nghiệp ít hơn đất nông nghiệp năm 2013 chiếm 35,64% bình quân 3 năm không thay

đổi. Tiếp theo là đất chuyên dùng và đất ở lần lượt chiếm 7,11 %, 0,82% bình quân 3 năm tăng 0,34%, 0,54% do đất chuyên dùng và đất ở tăng đều qua các năm.

Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở

từng năm tăng , do hộ phi nông nghiệp chuyển dần sang nông nghiệp phù hợp với đặc tính thổ nhưỡng vùng Đông Nam Bộ

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

* Giao thông vận tải: Trên địa bàn tỉnh giao thông được thông suốt nối trong và ngoài tỉnh, hầu hết được nhựa hóa. Với các tuyến đường chính như Quốc lộ 13 từ cầu Tham Rớt đi theo hướng Nam – Bắc qua trung tâm huyện Chơn Thành, Bình Long đến cửa khẩu Hoa Lư với tổng chiều dài là 79,90 km, Quốc lộ 14 nối các tỉnh Tây Nguyên qua Bình Phước về Thành phố Hồ Chí Minh với 112,70 km.

Ngoài ra, các tuyến đường khác như tỉnh lộ 741 kết nối trung tâm tỉnh với các huyện Đồng Phú, Phước Long, các tuyến đường liên huyện đã được láng nhựa, gần 90% đường đến trung tâm các xã đã được láng nhựa, các tuyến đường nối với tỉnh Tây Ninh, tỉnh Lâm Đồng đã được láng nhựa rất thuận tiện cho giao thông. Đường nối với tỉnh Đồng Nai cũng được nâng cấp mở rộng.

Vận tải hành khách trong tháng 11/2014 ước thực hiện 762,8 ngàn hành khách, tăng 0,9% so tháng trước, so với cùng kỳ tăng 6,4%; về luân chuyển ước đạt 96.309,4 ngàn hành khách, so với tháng trước tăng 0,9% và tăng 6,8% so với cùng kỳ.

Luỹ kế 11 tháng năm 2014 sản lượng vận tải hành khách ước thực hiện đạt 8.291,8 ngàn hành khách, tăng 5,1% và 1.047.951,4 ngàn hành khách, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ hồ TIÊU HUYỆN bù đốp TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)