Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ hồ TIÊU HUYỆN bù đốp TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 39)

Theo các Sở NN & PTNT, năm 2014 diện tích trồng tiêu cả nước ước đoán khoảng trên 73.500 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 53.000 ha, diện tích chưa đến thời kỳ kinh doanh khoảng trên 20.500 ha.

Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình nông dân sản xuất tiêu giỏi theo hướng hữu cơ bền vững, áp dụng nhiều biện pháp canh tác tiến bộ như dùng phân hữu cơ là chính, hạn chế phân, thuốc hóa học, thoát nước triệt để trong mùa mưa, tưới đủ nước trong mùa khô, trồng cây trụ sống v.v.

Mô hình Câu lạc bộ, Hợp tác xã sản xuất Hồ tiêu và hoạt động có hiệu quảđang lan rộng, một số tổ chức hồ tiêu mới ra đời như Hội, Hiệp hội Hồ tiêu cấp tỉnh (BR- VT) cấp huyện (Chư Pưh, Đắk Song) v.v.. Một số nơi tổ chức liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất gắn với thương mại được hình thành và hoạt

động khá tốt, hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, do mấy năm qua giá tiêu luôn đạt mức lợi nhuận hơn các cây công nghiệp dài ngày khác nên đang kích thích nông dân tăng nóng diện tích trồng mới ít quan tâm tới các điều kiện cần thiết để có thể trồng hồ tiêu tốt. Nhiều nơi ở Tây Nguyên đang có tình trạng sản xuất tự phát, chạy theo năng suất, khai thác cạn kiệt tài nguyên, lạm dụng phân, thuốc hóa học khiến sâu bệnh phát triển, lây lan, cây tiêu mất sức đề kháng, suy dinh dưỡng, mau già cỗi.

26 Bảng 2.4: Tình hình sản xuất hồ tiêu 6 tỉnh trọng điểm của Việt Nam 2014 2014 Tỉnh thành DT trồng trọt DT thu hoạch NS bình quân (Tạ/ha) Sản lượng (Ha) (Ha) (Tấn) Bình Phước 12.148 8.845 29,3 25.919 Đắk Nông 11.154 8.924 21,4 19.097 Đắk Lắk 12.082 6.178 31,4 19.408 Bà Rịa Vũng Tàu 9.074 7.191 19,8 14.235 Đồng Nai 9.01 7.2 20,1 14.5 Gia Lai 11.245 7.53 36,5 27.497 Khác 8.8 7.25 20,0 14.5 Tổng cộng 73.513 53.118 25,4 135.156

Nguồn: Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn

2.3.2 Tình hình tiêu thụ, thương mại trong nước và xuất khẩu

Lượng hồ tiêu sử dụng trong nước sử dụng không đáng kể mà chủ yếu là xuất khẩu. Phần lớn xuất khẩu tiêu đen .Điều ấn tượng nhất trong năm 2014 là giá tiêu trong nước đạt mức cao ngay từ đầu vụ thu hoạch và phần lớn sản lượng tiêu đã được nông dân bán ngay trong quý I/2014.

Cũng chính do nguồn cung cao từđầu năm, các DN xuất khẩu lại có được nhiều hợp đồng XK tốt trong thời kỳ này nên 71,2% khối lượng tiêu xuất khẩu trong năm 2014 của VN đã được bán trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, từ tháng 7 đến tháng 12/2014, giá tiêu thị trường thế giới lại còn tăng đột biến so 6 tháng đầu năm, kéo giá trong nước tăng theo nhưng lượng hàng tồn kho đã hạn hẹp nên 6 tháng cuối năm thương mại Hồ tiêu có phần trầm lắng.

Điểm lưu ý thứ 2 trong năm 2014 là khoảng cách chênh lệch rất lớn giá trong nước giữa kỳ thu hoạch rộ với sau khi kết thúc thu hoạch (Bảng 2.5). Những nông hộ

27

và doanh nghiệp trữ được tiêu từ vụ thu hoạch (tháng 2, 3, 4) và bán từ tháng 7 đến tháng 11 thu lợi lớn. Hiện tượng này đã xảy ra trong năm 2011, 2013 nhưng năm 2014 khoảng cách chênh lệch còn lớn.

Bảng 2.5: Diễn biến giá tiêu đen trong nước năm 2014 so 2013

(Đơn vị: 1000 đồng/kg) Tháng T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Năm 2014 149 127 125 138 148 158 185 185 190 188 195 190 Năm 2013 121 120 120 118 119 120 120 125 132 141 154 164 Tăng so với 2013 tăng 28 7 5 20 29 38 65 60 58 47 41 26

Hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số một thế

giới 14 năm liền. Vị thế quốc gia Hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định trên trường quốc tế Khối lượng, kim ngạch và giá cả:Theo Tài chính hải quan, năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu đạt kết quả như sau:

Bảng 2.6: Khối lượng, kim ngạch và giá XK 2014 (Đơn vị: tấn,%)

Tổng số So 2013

Tiêu

đen So 2013 Tiêu trắng So 2013 156.396 + 16,38 140.067 + 21,68 16.329 - 15,28 Giá trị So 2013 Tiêu đen So 2013 Tiêu trắng So 2013 1.21 + 34,72 1.036,3 + 43,04 173,8 + 0,02 Giá bình quân Tiêu đen So 2013 Tiêu trắng So 2013 7.399 + 17,56 10.648 + 18,07

Nguồn: Tài chính hải quan

Số liệu Tài chính hải quan cho thấy giá tiêu xuất khẩu bình quân tại thị trường Việt Nam trong năm 2014 đạt mức cao nhất từ trước tới nay, cụ thể như sau:

28

Quý I/2014 Quý II/2014 Quý III/2014 Quý IV/2014

Tiêu đen 6.508 USD/tấn 7.189 USD/tấn 8.679 USD/tấn 8.797 USD/tấn

Tiêu trắng 9.574 USD/tấn 9.920 USD/tấn 12.001 USD/tấn 12.852 USD/tấn

Bảng 2.7: Số lượng và giá trị xuất khẩu tiêu năm 2013 và năm 2014

Năm 2013 2014

Tháng Số lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Số lượng (tấn) Giá trị (triệu USD)

Đen Trắng Tổng Đen Trắng Tổng Đen Trắng Tổng Đen Trắng Tổng 1 10.38 1.626 12.006 65,2 14,2 79,4 9.523 672 10.195 62,4 6,3 68,7 2 8.193 1.093 9.286 51,9 9,7 61,6 12.553 952 13.505 83,9 9,4 93,3 3 14.56 2.522 17.082 90,5 22,6 113,1 22.965 2.827 25.792 146,9 26,9 173,8 4 13.387 2.093 15.48 82,0 18,7 100,7 23.459 2.563 26.022 158,7 24,8 183,5 5 13.903 2.211 16.114 83,6 19,6 103,2 18.095 2.107 20.202 131,6 20,4 152,0 6 10.483 1.967 12.45 64,8 17,2 82,0 14.225 1.454 15.679 110,8 14,9 125,7 7 9.792 1.433 11.225 61,7 12,5 74,2 11.816 1.369 13.185 98,5 15,7 114,2 8 7.474 1.52 8.994 48,9 13,7 62,6 8.195 884 9.079 73,9 10,9 84,8 9 9.762 1.563 11.325 63,2 14,6 77,8 6.04 1.121 7.161 53,7 13,9 67,6 10 8.301 1.691 9.992 54,4 15,8 70,2 4.828 810 5.638 41,7 10,4 52,1 11 4.801 847 5.648 31,9 8,2 40,1 4.551 813 5.364 39,0 10,4 49,4 12 4.076 709 4.785 26,4 7,0 33,4 3.817 757 4.574 35,4 9,9 45,3 Tổng 115.112 19.275 134.387 724,5 173,8 898,3 140.067 16.329 156.396 1.036,5 173,9 1.210,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tài chính hải quan

2.3.5 Tình hình nhập khẩu

Trong năm 2014, có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu tiêu của VN, trong

đó:Châu Á nhập 71.131 tấn, tăng 56.636 tấn, chiếm 45,5% số lượng,Châu Âu nhập 41.179 tấn, giảm 4.687 tấn so cùng kỳ 2013, chiếm tỷ trọng 26,3%,Châu Mỹ (chủ yếu là Mỹ) nhập 34.749 tấn, tăng 11.851 tấn so cùng kỳ năm 2013, chiếm tỷ trọng 22,0%, Châu Phi nhập 9.737 tấn, tăng 1.585 tấn so cùng kỳ năm 2013, chiếm tỷ trọng 6,2%.

Trong khi châu Mĩ và châu Á tăng lượng nhập khẩu thì châu Âu lại giảm mạnh so năm 2013. Đức năm 2013 nhập khẩu 11.035 tấn xuống còn 5.210 tấn năm 2014, giảm 52,79%. Các nước khác cũng giảm nhập khẩu như Nga, Anh, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ,

29

Ukcraina, Thụy Điển, .. Pháp và Tây Ban Nha lượng nhập khẩu 2014 có tăng chút ít so với năm 2013. Chỉ duy nhất Hà Lan nhập khẩu 9.317 tấn 2014, tăng 943 tấn so với 2013. Mĩ là thị trường nhập khẩu Hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam với 31.854 tấn chiếm 21,1% tổng số, tăng 22,34% so với năm trước. Việt Nam soán ngôi vị xuất khẩu Hồ

tiêu lớn nhất vào Mĩ từ tay Indonesia - nước xuất khẩu Hồ tiêu vào Mỹ hằng năm từ

25.000-30.000 tấn.Singapore đứng thứ 2 về nhập khẩu Hồ tiêu từ Việt Nam với 15.658 tấn chiếm 10% và tăng 4.211 tấn so với 2013. Đáng chú ý nhất là Indonesia, một trong những nước sản xuất Hồ tiêu lớn trên thế giới nhưng năm 2014, đã nhập từ Việt Nam 4.476 tấn so với 100 tấn của năm 2013 và 107 tấn của 2012. Và Ấn Độ cũng tăng gấp

đôi lượng nhập khẩu Hồ tiêu của Việt Nam từ 5.610 tấn năm 2013 lên 10.392 tấn năm 2014.

Bảng 2.8 Thị trường nhập khẩu tiêu Việt Nam

Thị trường 2013 2014 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng (tấn) (%) (tấn) (%) Tổng số 102.637 100 156.4 100 Châu Á 35.495 34,5 71.131 45,5 Châu Âu 36.492 35,6 41.179 26,3 Châu Mỹ 22.498 21,9 34.349 22,0 Châu Phi 8.152 8,0 9.737 6,2

Ngun: Tài Chính Hi Quan

2.4 Một số hạn chế trong sản xuất hồ tiêu ở nước ta hiện nay

Thời tiết không thuận, mưa nhiều trên các tỉnh trồng tiêu trọng điểm đúng vào kỳ trước và sau cây tiêu ra hoa thụ phấn làm giảm sản lượng tiêu

Thiên tai, sâu bệnh, chi phí sản xuất gia tăng. Tập quán canh tác cũ khó thay đổi trong thời gian ngắn. Tiêu già cỗi, nhiễm bệnh, năng suất thấp, cây chết lây lan trên

30

diện rộng ở nhiều nơi. Lao động nông nghiệp thu nhập thấp chuyển sang các ngành có thu nhập cao hơn.

Sản lượng tiêu thụ Hồ tiêu toàn cầu trong thời gian tới không thay đổi và xu hướng tăng khoảng 4-5%/năm tùy theo thị trường, trong khi năng lực sản xuất hiện nay ở hầu hết các quốc gia khó tăng, lượng dự trữ toàn cầu thấp, khả năng mất cân bằng cung - cầu có thể xảy ra nhưng không quá gay gắt.

Nhu cầu nhập khẩu của các nước trên thế giới chủ yếu vẫn là tiêu đen, tiêu trắng và tiêu xay tuy nhu cầu có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nhập khẩu.

Mua, bán trực tiếp đang tăng dần, các nhà chế biến gia vị lớn, các nhà phân phối bán lẻ, các nhà chế biến thực phẩm có xu hướng mua tiêu trực tiếp từ các nước sản xuất để có nguồn nguyên liệu ổn định và rẻ, hạn chế mua qua các nhà buôn của các nước trung gian.

Chuyên hóa mạnh về công tác chế biến, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Yêu cầu đảm bảo VSATTP của các nhà nhập khẩu, của người tiêu dùng ngày càng khắt khe đối với sản phẩm Hồ tiêu. Họ yêu cầu sản phẩm sạch, canh tác hữu cơ, có chứng chỉ chất lượng, Thị trường châu Âu đòi hỏi chất lượng tiêu ngày càng cao, không dư lượng thuốc trừ sâu, đảm bảo VSATTP ngày càng khắt khe. Điều này có nguy cơ lan sang thị trường Mỹ và các thị trường khác. Vì vậy yêu cầu người sản xuất, chế biến phải có những giải pháp phù hợp.

Sản phẩm Hồ tiêu Việt Nam ngày càng được thị trường quốc tế biết đến, số

lượng, giá trị, chất lượng và sức canh tranh của Hồ tiêu Việt Nam ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy ngành hàng Hồ tiêu Việt Nam phát triển.

2.5 Một số mô hình nghiên cứu nước ngoài

Waficca Hosni and Fredric Lancon (2011) tìm hiểu “Chuỗi giá trị táo của Syria trên thị trường nước ngoài”. Nghiên cứu chỉ ra rằng để xuất khẩu táo thì Syria cần phải giải quyết những tồn tại trong chuỗi giá trị táo hiện tại. Các tổ chức khuyến nông cần phải phát triển và cung cấp nhiều giống táo mới. Đồng thời, cần có các tổ

31

Nghiên cứu về chuỗi giá trị quả xoài của FAO ở Kenya. Nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị xoài Kenya gặp các cản trở về cơ cấu. Tỷ lệ quả xoài không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cao. Kenya cần tập trung cho chế biến xoài xuất khẩu và tận dụng số xoài không có khả năng xuất khẩu vào các mục đích khác. Về dài hạn, cần phải nâng cao năng lực kỹ thuật của nông dân để nâng cao chất lượng xoài

Alemnew Abay( 2010) Market Chain Analysis Of Red Pepper: The Case Of Bure (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Woreda, West Gojjam Zone, Amhara National Regional State, Ethiopia. Phương pháp phân tích dữ liệu đã được cả hai thống kê mô tả và mô hình kinh tế lượng. Nghiên cứu

đã chỉ ra cách tiếp cận chuỗi Structure Conduct and Performance (S-C-P) (S-C-P) mô hình là một phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu cách cấu trúc của thị

trường và hành vi của người bán hàng hoá và dịch vụ khác nhau ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thị trường, và do đó các phúc lợi của đất nước nói chung (Kizito, 2008). Mô hình này xem xét các mối quan hệ nhân quả giữa các cơ cấu thị trường, tiến hành, và hiệu suất, và thường được gọi là các cấu trúc, điều hành, hiệu suất (SCP) mô hình. Kết quả và thảo luận nghiên cứu của luận án này với những phát hiện từ thống kê mô tả và phân tích kinh tế, trong sản xuất hạt tiêu đỏ và tiếp thị chủ yếu là đặc điểm nhân khẩu học xã hội của nông dân và thương nhân, ứng xử kết cấu và hiệu suất của tiêu đỏ cho mỗi kênh marketing, lợi nhuận của sản lượng hạt tiêu đỏ, yếu tố quyết định cung cấp hạt tiêu đỏ vào thị trường Bure Woreda. Ngoài ra, chương này sẽ xem xét hội nhập thị trường giữa các thị trường lớn trong khu vực phía Tây của khu vực.

2.6 Mô hình nghiên cứu chuỗi giá trị trong nước

Hiện nay trong nước có một số nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam. Đa phần phương pháp nghiên cứu phần lớn đều dựa vào cuốn “Cẩm nang Valuelinks: Phương pháp luận thúc đẩy chuỗi giá trị” của GTZ phát hành (GTZ,2007). Nền tảng phương pháp luận của GTZ chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Kaplinsky và Morris(2001)

Agrifood (2006) thực hiện một nghiên cứu về “Chuỗi giá trị gạo ở tỉnh Điện Biên” theo đặt hàng của tổ chức phát triển Hà Lan SNV. Nghiên cứu này tập trung vào gạo IR64 và gạo nếp nương. Nghiên cứu chỉ ra rằng hai loại gạo này không phải là cây

32

trồng tối ưu để xóa đói giảm nghèo cho hộ nông dân. Phân tích chuỗi giá trị cho thấy trồng các loại gạo lúa nước thơm có hiệu quả hơn nhiều.

Trong một nghiên cứu khác, GTZ( 2006) “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm

dưa hấu ở Long An”. Nghiên cứu chỉ ra nhiều vấn đề trong chuỗi cần sự trợ giúp để

nâng cao hiệu quả. Chẳng hạn, tỉnh Long An cần có các chương trình phát triển bền vững cây dưa hấu với sự hỗ trợ về kỹ thuật và thay đổi tập quán trồng trọt. Người nông dân cũng cần được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước cũng cần phải được nghiên cứu thấu đáo hơn cùng với các tiêu chuẩn kỹ

thuật cần thiết, tránh tình trạng dưa đổ xô lên biên giới Trung Quốc rồi lại bị loại vì chất lượng, bị ép giá…

Trần Tiến Khai (2011)“ Báo cáo phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre”, dự án DBRP Bến Tre. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm hiểu được cấu trúc và sự vận hành của giá trị dừa, cũng như quan hệ kinh tế, thương mại giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị và khả năng tạo ra công ăn, việc làm, thu nhập, đóng góp kinh tế cho địa phương của một số sản phẩm chủ lực từ cây dừa. Ngoài ra nghiên cứu chú ý đến việc xác lập hệ thống chiến lược phát triển nghành dừa Bến Tre một cách bền vững để làm nền tảng xây dựng các giải pháp phù hợp để giúp nâng cấp chuỗi giá trị. Trong nghiên cứu tác giả áp dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị được GTZ, ACDI/VOCA, và M4P đề

xuất và áp dụng khá phổ biến cho các nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất, mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu định mức theo tỷ lệ, kết hợp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả nghiên cứu mang lại nguồn lực kinh tế

lớn cho Tỉnh Bến Tre như tạo công ăn việc làm trong nhiều lĩnh vực trồng trọt, chế biến, thương mại dừa. Song song với những lợi ích cũng còn tồn tại một số hạn chế của đề tài như sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân trong chuỗi, công nghệ chế biến chưa cao, năng lực chế biến chưa thật sự phát huy tối đa, các sản phẩm chế biến phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, chưa cân bằng đối được nguồn nguyên liệu, năng lực vốn còn ít để nâng cấp cấp dây chuyền công nghệ

33

GTZ(2009) tổng kết các kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam khuyến nghị rằng cần có sự hợp tác tích cực giữa các tác nhân, đặc biệt

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ hồ TIÊU HUYỆN bù đốp TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 39)