Phương pháp chuỗi giá trị chủ yếu là một công cụ mô tảđể xem xét các tương tác giữa những người tham gia khác nhau. Là một công cụ có tính mô tả, nó có những
15
lợi thế khác nhau ở chỗ, nó buộc người phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi. Phân tích trên cơ sở các hàng hóa có thể cho biết nhiều hơn về cơ cấu tổ chức và chiến lược của những người tham gia khác nhau và hiểu được các quy trình kinh tế thường chỉ được nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu (thường bỏ qua sự khác biệt mang tính địa phương của các quy trình) hoặc ở tầm quốc gia/địa phương (thường hạ thấp các lực lượng rộng lớn hơn tạo nên thay đổi về
kinh tế xã hội và lập chính sách).
Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có cách nào “đúng” để phân tích chuỗi giá trị, mà phương pháp được chọn chủ yếu dựa vào câu hỏi nghiên cứu
đang tìm câu trả lời. Dù sao, bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị nhưđược áp dụng trong nông nghiệp cũng rất đáng lưu ý.Dù khác nhau như thế nào đi nữa về cách tiếp cận, phân tích chuỗi giá trị có bốn kỹ thuật phân tích chính là:
Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị lập sơ đồ hóa mang tính hệ thống những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một (hay các sản phẩm) cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước ( Kaplinsky và Morris 2001). Những chi tiết như thế có thểđược tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ bản, phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRAs), các phỏng vấn không chính thức, và dữ liệu thứ cấp
Thứ hai là phân tích chuỗi giá trị có vai trò trong việc xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi, bao gồm: Phân tích chênh lệch giá và lợi nhận trong chuỗi, xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi, những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại sản xuất. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của các nước đang phát triển.
Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị nhằm mục đích nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi . Nâng cấp chuỗi giá trị bao gồm cải tiến trong chất lượng và thiết kế
sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp. Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi
16
cũng như thông tin về những ràng buộc hiện diện mới đây.Vấn đề về quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn cấm thương mại, và các tiêu chuẩn.
Cuối cùng phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản lý trong chuỗi giá trị.Quản trị trong chuỗi giá trị nhằm nói đến cơ cấu của mối quan hệ và cơ
chếđiều phối tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Việc quản trị ở góc độ chính sách thông qua xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cái thiện năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong phân phối, và gia tăng giá trị gia tăng trong ngành.
Sau đây sẽ là hình minh hoạ phương pháp sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị. Trung tâm của phân tích là lập sơđồ các lĩnh vực và các mối liên kết chính. Tuy nhiên, giá trị gia tăng của phương pháp chuỗi giá trị có được từ đánh giá các mối liên kết trong và giữa những bên tham gia thông qua lăng kính của các vấn đề về quản trị, nâng cấp và lưu ý về phân phối. Nhờ hiểu được một cách có hệ thống về những mối liên kết này trong một mạng lưới, có thểđưa ra những kiến nghị chính sách tốt hơn, và hơn thế
17
Sơđồ 2.1 Sơđồ phân tích chuỗi giá trị
Nguồn: Rich ( 2004)
Quản trị Nâng cấp
Một CGT giảđịnh trong nông nghiệp Nông dân/Nhà SX Chế biến/Thương lái Quá trình -Quản trị -Nâng cấp -Vấn đề về phân phối
Nhà bán lẻ Thương lái Xuất khẩu Người tiêu dùng
Thương lái nước ngoài
Nhà phân phối nước ngoài
Nhà bán lẻ nước ngoài -Quản trị -Nâng cấp -Vấn đề về phân phối Vấn đề về phân phối
18
2.1.5 Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị.
2.1.5.1 Khái niệm
Nâng cấp chuỗi giá trị là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong chuỗi nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường và phát triển chuỗi một cách bền vững.
Để nâng cấp chuỗi thành công, các tác nhân trong chuỗi đóng vai trò chủ đạo thực hiện nhiệm vụ nâng cấp và các nhà hỗ trợ đóng vai trò hỗ trợ các tác nhân trong quá trình nâng cấp.
Xác định tầm nhìn sẽ giúp chúng ta tập trung vào cơ hội, định hướng rõ ràng viễn cảnh trong tương lai để đặt ưu tiên các họat động, giúp cho các tác nhân thống nhất ý kiến trong việc nâng cấp chuỗi.Có bốn chiến lược cơ bản để nâng cấp chuỗi giá trị (1) Chiến lược cắt giảm chi phí, (2) Chiến lược nâng cao chất lượng, (3) Chiến lược
đầu tư vào công nghệ, (4) Chiến lược tái đầu tư (GTZ,2007) . Từng theo từng chuỗi sản phẩm được phân tích cụ thể mà chúng ta có thể sử dụng từng chiến lược riêng lẻ
hay kết hợp các chiến lược với nhau đểđạt được tầm nhìn chiến lược
2.1.6 Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu 2.1.6.1 Chỉ tiêu kết quả, chi phí 2.1.6.1 Chỉ tiêu kết quả, chi phí
1. Tổng giá trị sản xuất thu được (GO- Gross Output): Là tổng thu nhập của một loại mô hình (gồm các loại sản phẩm) hoặc một đơn vị diện tích
Công thức tính là: GO=ΣQi*Pi Trong đó: Qi: là khối lượng sản phẩm thứ i Pi: là giá sản phẩm thứ i.
( Thu nhập thuần: Được tính bằng cách lấy sản lượng (kg) nhân với đơn giá (đồng/kg): GO = Ql*Pl).
2. Chi phí trung gian (IC-Intermediational Cost), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho một mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.
19
cj: Giá đầu vào thứ j đã sử dụng
Hoặc IC=GO-VA
3. Chi phí lao động (CL): Chi phí số ngày công lao động cho một chu kỳ sản xuất hoặc một thời gian cụ thể.
4 Giá trị ngày công (VC): Bằng phần giá trị gia tăng (VA) chia cho tổng số ngày công lao động(CL).
Công thức tính là: VC=VA/CL
5. Khấu hao tài sản cố định (KH): Tài sản cá nhân, hộ đầu tư để sản xuất (Như
nhà kho, máy bơm, máy khác ...).
6. Chi phí khác (K):
7. Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+KH+K.
2.1.6.2 Chỉ tiêu hiệu quả:
1. Giá trị gia tăng (VA-Value Added): Giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Khái niệm này tương đương với tổng giá trị (doanh thu) được tạo ra bởi những nhà vận hành chuỗi. Giá trị gia tăng là hiệu số giữa giá mà mỗi tác nhân bán được trừđi chi phí trung gian đó là những chi phí để mua nguyên vật liệu đầu vào của nhà sản xuất ban đầu hay chi phí mua sản phẩm đầu vào của các tác nhân theo sau trong chuỗi.
Công thức: VA= GO-IC.
2. Hiệu suất đồng vốn (HS): Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên có thể
gọi là "Hiệu quả sử dụng đồng vốn".Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất một đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
Công thức tính là: HS=VA/IC.
3. Lợi nhuận (Pr): Là phần thu được sau khi trừ đi toàn bộ chi phí (TC), bao gồm chi phí vật chất , các dịch vụ cho sản xuất , công lao động và khấu hao tài sản cốđịnh.
20 Công thức tính: Pr = GO-TC.
4. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế:
- Hiệu quả kinh tế tuyệt đối (H0): Là so sánh tuyệt đối giữa giá trị gia tăng (VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác ..
Công thức tính: H0 = VA1-VA2 hoặc Pr1- Pr2.
- Hiệu quả kinh tế tương đối (H1): Là so sánh tương đối giữa giá trị gia tăng (VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác ...;
Công thức tính: H1 = VA1/VA2 hoặc Pr1/Pr2.
- Hiệu quả kinh tế tăng thêm (ΔH) = ΔGO/ΔIC hoặc ΔGO/ΔTC; ΔGO = GO2 - GO1; ΔIC = IC2-IC1; ΔTC = TC2-TC1.
Trong đó: GO2 là giá trị sản xuất ở mức đầu tư IC2 hoặc TC2, GO1 là giá trị sản xuất ở mức đầu tư IC1 hoặc TC1.
Hiệu quả theo chi phí trung gian:
+ VA/ IC: Giá trị tăng thêm/ chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng trong kỳ.
+ GO/ IC: Giá trị sản xuất/ Chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ.
+ Pr/ IC: Lãi gộp/ Chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp trong kỳ.
Hiệu quả theo công lao động
+ Pr/ W: Lãi gộp/ Tiền thuê lao động, chỉ tiêu này phản ánh mức độ giá trị 1 ngày công lao động với nguồn thu hiện tại, phản ánh giá trị thực của lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất.
21
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) thông báo: Tổng nguồn cung năm 2014 là 420.906 tấn, giảm 36.110 tấn ( 8%) so với năm 2013. Sản lượng thu hoạch Hồ tiêu thế
giới vụ tiêu 2014 đạt 336.200 tấn, giảm 43.106 tấn (12%) so 2013 (chủ yếu từẤn Độ, Indonesia và Sri Lanka do thất mùa nặng).Tồn cuối năm 2013 chuyển qua 2014 là 84.706 tấn, tăng 6.990 tấn (1,1%) so năm 2013.Tiêu thụ năm 2014: 360.870 tấn, giảm 11.440 tấn (khoảng 3,1%) so với năm 2013 có thể do các nhà đầu cơ thắt chặt nguồn cung. Cán cân cung cầu năm 2014 tiếp tục nghiêng về phía cầu do vậy giá tiêu 2014 tại các nước xuất khẩu lớn đều cao hơn các năm trước
Bảng 2.1: Giá tiêu XK bình quân 4 nước Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam Đơn vị: USD/ tấn Tháng Tiêu đen Tiêu trắng 2011 2012 2013 2014 2011 2012 2013 2014 1 4,796 6,514 6,584 7,633 7,103 9,422 9,033 10,157 2 4,794 6,522 6,749 6,862 7,142 9,374 9,167 9,712 3 4,773 7,007 6,567 6,664 7,213 9,522 9,070 9,464 4 5,673 6,674 6,437 7,099 8,088 9,403 9,086 10,327 5 5,870 6,846 6,348 7,671 8,315 9,605 9,024 10,425 6 5,958 6,608 6,237 7,820 8,156 9,354 8.982 10,418 7 6,024 6,412 6,292 9,001 8,252 9,129 9,067 11,455 8 6,325 6,355 6,399 9,392 8,297 8,900 9,064 12,378 9 7,436 6,576 6,823 9,743 9,540 9,221 9,117 12,737 10 7,778 6,491 7,068 9,814 10,367 9,165 9,360 12,930 11 7,141 6,438 7,460 9,938 10,120 9,017 9,842 13,278 12 6,957 6,422 7,858 10,000 9,745 8,941 10,562 13,500 Nguồn: IPC
22
2.2.2 Diện tích
Các nước sản xuất và xuất khẩu tiêu chủ yếu trên thế giới là Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Brazil, Srilanka, Malaysia, Trung Quốc (đảo Hải Nam).Hiện nay trên thế
giới có khoảng 70 nước trồng tiêu với diện tích khoảng 570.000 ha, trong đó có 7 nước sản xuất chính bao gồm Ấn Độ có đến 231 ngàn ha hồ tiêu. Indonesia là nước có truyền thống trồng và xuất khẩu hồ tiêu cũng có diện tích trồng rất lớn là 171 ngàn ha, Việt Nam 50.000 ha, Brazil 45.000 ha, Si Lanka 32.000 ha, Trung Quốc 18.000 ha và Maylaysia 13.000 ha. Các nước trên chiếm tới 98% diện tích toàn cầu.
Tuy nhiên, Ấn Độ lại tự tiêu thụ phần lớn sản lượng tiêu sản xuất được, trong khi Việt Nam lại xuất khẩu hầu hết lượng tiêu sản xuất ra và năng suất lại rất cao. Vì thế, tuy diện tích hồ tiêu chỉ vào khoảng 50 ngàn ha, sản lượng tiêu Việt Nam lại đạt
đến 100 ngàn tấn và xuất khẩu gần tương đương mức sản lượng trên
Tuy các nước trong IPC báo cáo không chính xác, nhưng tổng quan vẫn phản ánh diện tích, sản lượng tiêu toàn cầu hơn 10 năm qua không tăng, nguyên nhân chủ
yếu là do tác động xấu bởi thời tiết, sâu bệnh, diện tích tiêu già cỗi chết, năng xuất thấp, diện tích trồng mới gần đây có tăng nhưng thu hoạch chưa nhiều. Chi phí sản xuất ngày càng tăng
2.2.3 Năng suất và sản lượng
Do quảng canh nên năng suất thu hoạch tiêu ở hầu hết các nước rất thấp. Ấn
Độ, Indonesia năng suất thu hoạch bình quân năm cao nhất khoảng 350 kg/ha, những năm gần đây chỉ còn 250 kg/ha. Riêng Việt Nam năng suất thu hoạch bình quân đạt khoảng 2,5 tấn/ha, nhiều vùng đạt 4 - 5 tấn/ha, nhiều hộ đạt 6 - 7 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt trên 10 tấn /ha (tiêu đen khô).
23
Bảng 2.2: Năng suất và sản lượng tiêu các nước trên thế giới 2009-2014
Quốc Gia 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Việt Nam Tổng 100,000 110,000 120,000 100,000 100,000 100,000 Tiêu đen 80,000 95,000 100,000 85,000 80,000 80,000 Tiêu trắng 20,000 15,000 20,000 15,000 20,000 20,000 Ấn Độ Tổng 50,000 50,000 40,000 43,000 58,000 45,000 Tiêu đen 49,450 49,450 39,500 41,500 56,000 43,750 Tiêu trắng 550 550 500 1,500 2,000 1,250 Indonesia Tổng 47,500 87,000 41,000 72,000 59,000 62,000 Tiêu đen 31,500 52,000 25,000 52,000 38,000 38,000 Tiêu trắng 16,000 35,000 16,000 20,000 21,000 24,000 Brazil Tổng 40,700 34,000 34,000 32,000 32,000 35,000 Tiêu đen 38,700 32,000 32,000 30,300 30,300 33,300 Tiêu trắng 2,000 2,000 2,000 1,700 1,700 1,700 Maylaysia Tổng 32,000 23,500 27,000 23,000 25,000 26,000 Tiêu đen 25,400 16,450 19,000 16,100 17,500 18,000 Tiêu trắng 6,600 7,050 8,000 6,900 7,500 8,000 Trung Quốc Tổng 22,800 24,800 23,000 23,000 23,000 22,500 Tiêu đen 1,000 2,000 1,000 - - - Tiêu trắng 21,800 22,800 22,000 23,000 23,000 22,500 Sri Lanka Tổng 13,812 16,730 13,000 18,600 23,000 24,000 Tiêu đen 13,762 16,630 12,900 18,585 22,950 23,900 Tiêu trắng 50 100 100 15 50 100 Nguồn: IPC 2.2.4 Thương mại
Giá tiêu 3 năm gần đây đạt mức rất cao. Thị trường quốc tế khá sôi động. Kinh doanh XNK, kim ngạch và giá cả, ngày càng tăng. Số lượng XK năm 2011, 2012, 2013 và 2014 theo đó là: 250.785 tấn, 260.666 tấn, 249.500 tấn và 247.500 tấn.
Kim ngạch XK năm 2011, 2012, 2013 và 2014 theo đó là: 1 tỷ 580 triệu USD, 1 tỷ 850 triệu USD, 1 tỉ 900 triệu USD và ước 2 tỉ USD. (thấp nhất là năm 2003
đạt 362 triệu USD/225.248 tấn.). Giá XK bình quân năm 2011, 2012, 2013 và 2004 theo đó là: Tiêu đen: 6.127 USD/tấn, 6.572 USD/tấn, 6.761 USD/tấn, 2014 ước 6.800 USD/tấn. Tiêu trắng: 8.528 USD/tấn, 9.257 USD/tấn, 9.234 USD/tấn và ước 9.300
24
USD/tấn. Nhập khẩu (các nước trong IPC) năm 2011, 2012, 2013 và 2014 theo đó là 42.200 tấn, 54.500 tấn, 52.600 tấn và ước 53.100 tấn (năm 2003 chỉ nhập 21.632 tấn) Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu năm 2011-2014 Năm Diện tích Sản lượng Xuất Khẩu K. Ngạch XK Giá xuất USD/T Nhập Khẩu Ha Tấn Tấn Tỷ USD Tấn 2011 451 337.387 250.785 1,584 42.2 Đen 264.182 208.052 6.127 38.47 Trắng 73.205 42.733 8.528 3.726 2012 461 360.59 260.666 1,851 54.51 Đen 285.86 224.902 6.572 47.95 Trắng 74.73 35.764 9.257 6.559 2013 465 365 249.5 1,900 52.6 Đen 290 210.95 6.761 48.6 Trắng 75 38.55 9.234 4 2014 470 333.95 247.5 2,000 53.08 Đen 256.45 205.15 7 49.58 Trắng 77.5 42.35 9.3 3.5 Nguồn: IPC 2.3 Sản xuất hồ tiêu ở Việt nam
Có thể nói, năm 2014 trong bối cảnh khó khăn về thiên tai, dịch bệnh và tác
động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành Hồ tiêu Việt Nam đã nỗ lực vượt qua và đạt
được những thành công lớn cả về sản xuất và thương mại. Sản lượng thu hoạch, khối lượng xuất khẩu, tổng kim ngạch và giá xuất khẩu đều đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng 135.000-140.000 tấn, tăng 12% so vụ trước,