Giúp chúng ta xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từđó có các giả pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển bền vững
Xây dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị luôn có hai nội dung. Thứ nhất, liên quan tới những gì mà các tác nhân tham gia chuỗi giá trị phải làm để trở nên cạnh tranh hơn và để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trong tương lai.
Công cụ phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta thay đổi cách nhìn và cách làm khi chúng ta sản xuất và/hoặc kinh doanh. Chuỗi giá trị giúp chúng ta nhắm đến thị trường tiêu thụ sản phẩm trước khi sản xuất. Nó giúp xác định nhu cầu và yêu cầu của thị
trường! Thông qua đó quản lý được sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu đầu tư hỗ
trợđể nâng cấp chuỗi.
Phân tích chuỗi giá trị có một loạt các phương pháp khác nhau. Chúng được nhóm vào ba bước cơ bản. Phương pháp quan trọng nhất và cốt lõi của bất kỳ phân tích nào
14
là lập bản đồ chuỗi giá trị. Xây dựng trên một bản đồ chuỗi giá trị, các phân tích bổ
sung có thể trở nên cần thiết tuỳ thuộc vào nhu cầu thông tin.Sau đây là ba bước chính. Với mỗi bước này, các nguyên tắc và bí quyết quyết sản xuất cơ bản sẽđược trình bày:
Bước 1: Lập bản đồ chuỗi giá trị
Lập bản đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị. Các bản đồ này có nhiệm vụđịnh dạng các hoạt động kinh doanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này. Các bản đồ chuỗi là cốt lõi của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào và vì thế chúng là yếu tố không thể thiếu.
Bước 2: Lượng hoá và mô tả chi tiết các chuỗi giá trị
Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị bao gồm các con số kèm theo bản đồ
chuỗi cơ sở, ví dụ như: số lượng chủ thể, lượng sản xuất hay thị phần của các phân
đoạn cụ thể trong chuỗi. Tuỳ thuộc vào từng mối quan tâm cụ thể mà các phân tích chuỗi tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào có liên quan, ví dụ như các đặc tính của chủ
thể, các dịch vụ hay các điều kiện khung về chính trị, luật pháp và thể chế có tác dụng ngăn cản hoặc khuyến khích phát triển chuỗi.
Bước 3: Phân tích kinh tếđối với chuỗi giá trị
Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của chuỗi. Nó bao gồm việc xác định giá trị gia tăng tại các giai đoạn trong chuỗi giá trị, chi phí sản xuất và thu nhập của các nhà vận hành (trong phạm vi có thể). Một khía cạnh khác là chi phí giao dịch – chính là chi phí triển khai công việc kinh doanh, chi phí thu thập thông tin và thực hiện hợp đồng. Năng lực kinh tế của một chuỗi giá trị có thểđược “so sánh đối chuẩn”, ví dụ như giá trị của các tham số quan trọng có thểđược so sánh với các tham số này ở các chuỗi cạnh tranh tại các quốc gia khác hoặc của các ngành công nghiệp tương đồng