Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hành tím thƣơng phẩm trên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 78)

THƢƠNG PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH CHÂU

Nâng cao chất lƣợng hành tím thƣơng phẩm nhƣ là sử dụng nguồn giống có chất lƣợng, áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.

Đầu tƣ các cơ sở hạ tầng và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giảm

chi phí sản xuất và tập trung liên kết các thị trƣờng tiêu thụ nhỏ lẻ.

Để góp phần cắt giảm chi phí sản xuất, thay sản xuất lao động thủ công bằng cơ giới hóa hiện đại. Vấn đề quan tâm trƣớc mắt hiện nay là đầu tƣ điện nƣớc để phục vụ sản xuất hành tím, nguồn nƣớc hiện tại đang có nguy cạn kiệt nghiêm trọng, đồng thời nâng cao ứng dụng công nghệ hiện đại cũng nhƣ hỗ trợ xây kho bảo quản hành giống và tạm trữ hành.Về phía nông hộ cần chủ động tìm hiểu và tiếp cận các nguồn thông tin về giá cả đầu ra cho hành để tránh tình trạng bị ép giá, bán với giá thấp hơn giá thị trƣờng. Tập trung liên kết các thị trƣờng tiêu thụ nhỏ lẻ lại để tiết kiệm chi phí.

Liên kết doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn Global G.A.P. Vùng nguyên liệu sản xuất tập trung sẽ cung ứng cho thị trƣờng một khối lƣợng lớn sản phẩm và đồng nhất về chất lƣợng. Do vậy, để nâng cao giá trị hành tím đáp ứng thị trƣờng xuất khẩu, giải pháp đƣa ra cho nông hộ trồng hành là tham gia vào quy trình sản xuất hành thƣơng phẩm sạch, đảm bảo sản phẩm chất lƣợng đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn IPM, Global G.A.P.

Mở các lớp tập huấn có chất lƣợng, vận động ngƣời dân tham gia trao đổi kinh nghiệm sản xuất và kĩ thuật sản xuất với nhau. Cần quan tâm chú trọng hơn việc tập huấn kỹ thuật cho nông hộ, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tập huấn kỹ thuật, tạo lòng tin cho ngƣời nông dân. Thƣờng xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm sản xuất và phối hợp với nhau để nâng cao kỹ thuật sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Từ đó có thể giúp nông hộ có thể tiếp cận với các KHKT mới trong sản xuất, giảm chi phí sản xuất nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn.

Vận động, tuyên truyền và giáo dục để nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe cho nông dân sản xuất hành.

67

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Từ việc phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của các hộ trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã Vĩnh Châu, có thể rút ra đƣợc kết luận nhƣ sau:

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng sản xuất trên địa bàn của thị xã, thì ở đây có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng hành nhƣ là đất đai phù hợp, nông hộ có kinh nghiệm trồng hành từ lâu năm, có thể nói trồng hành tím là nghề truyền thống ở thị xã Vĩnh Châu. Tuy nhiên, thực tế thì nông hộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhƣ là chƣa đƣợc sự quan tâm sâu sát từ chính quyền địa phƣơng, sản xuất thì con manh mún nhỏ lẻ nên gặp rất nhiều khó khăn nhƣ sâu bệnh do biến đổi khí hậu, khi vào vụ thì giá hành luôn biến động, ngƣời dân chƣa đƣợc tập huấn kĩ thuật nên sản xuất còn mang tính truyền thống. Chƣa có cơ sở hay công ty nào chịu chi phí đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra để cho nông dân yên tâm sản xuất. Chủ yếu là bán cho thƣơng lái là chính.

Qua việc phân tích các khoản mục chi phí và các chỉ số tài chính thì trong vụ sản xuất hành tím thƣơng phẩm vừa rồi của nông hộ là đạt hiệu quả nhƣng chƣa cao. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nên sâu bệnh hại nhiều, chi phí thuốc trừ sâu, phân bón đầu tƣ vào nhiều, ngƣời dân chƣa nắm bắt đƣợc giá cả thị trƣờng kịp thời nên khi thu hoạch xong không bán liền mà trữ lại chờ giá lên, đến khi hành sắp hƣ thì lại không bán đƣợc hoặc bán với giá thấp nên không thu đƣợc lợi nhuận cao thậm chí có hộ còn không bán đƣợc hành. Sở dĩ giá hành sụt giảm liên tục là do thị trƣờng xuất khẩu gặp khó khăn. Indonesia là nƣớc nhập khẩu hành chủ yếu của nƣớc ta, tuy năm nay thì Indonesia đã không còn buộc hành phải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP nhƣ 2 năm trƣớc, nhƣng lại xuất hiện một rào cản khác: cảng nhập hàng. Tức là Indonesia đƣa ra quy định, hành tím Việt Nam không đƣợc nhập khẩu qua cảng Jakarta, mà phải qua một cảng nhỏ khác, cách thủ đô nƣớc này trên 100km, khiến chi phí vận chuyển tăng thêm. Chƣa hết, do năng lực cảng nhỏ, nên công suất bốc dỡ hàng thấp, kéo dài thời gian lƣu hàng dƣới tàu. Chỉ với 2 khó khăn này cũng làm cho doanh nghiệp xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn về chi phí và thời gian giao hàng. Mặt khác, một số nƣớc trồng hành lớn nhƣ Thái Lan, Indonesia... cũng trúng mùa, tạo nên áp lực cạnh tranh gay gắt hơn về giá, khiến cho việc tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên khó khăn hơn.

68

Qua việc phân tích các biến ảnh hƣởng đến năng suất trồng hành tím thƣơng phẩm của nông hộ trên địa bàn thị xã thì từ kết quả chạy stata11 cho thấy chỉ có, lƣợng P và lƣợng K, lƣợng giống ảnh hƣởng đến năng suất trồng hành khi các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên mô hình chỉ giải thích đƣợc 51,38% năng suất của hành tím thƣơng phẩm bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố có trong mô hình, còn lại 48,62% năng suất của hành tím thƣơng phẩm chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố ngoài mô hình. Bởi vì năng suất ngoài bị tác động bởi yếu tố chủ quan nó còn chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khách quan nhƣ yếu tố khí hậu với điều kiện khí hậu ngày càng biến đổi khó lƣờng nhƣ hiện nay lúc thì mƣa trái mùa, nƣớc xâm nhập mặn khi thì sƣơng muối nhiều vào ban đêm làm ảnh hƣởng đến các tính chất của đất. Bởi vậy cần có các biện pháp khắc phục những yếu tố tác động ảnh hƣởng tới năng suất làm giảm tối thiểu những thiệt hại cũng nhƣ làm tăng thu nhập cho ngƣời dân yên tâm sản xuất.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng

Đối với các tổ chức khuyến ngƣ khuyến nông tại địa phƣơng cần phát huy hơn nữa công tác hỗ trợ, nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất hành tím, đƣa những kỹ thuật mới và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất góp phần giảm chi phí nhân công lao động cũng nhƣ xóa dần những kiểu sản xuất lạc hậu không còn hiệu quả và giảm thiểu chi phí sản xuất. Chính quyền địa phƣơng cần phối hợp với cơ quan chuyên môn hƣớng dẫn ngƣời dân cách bảo quản hành an toàn nhằm kéo dài thời gian tồn trữ và bảo vệ sức khỏe ngƣời trồng hành.

Liên kết nông dân lại thành một vùng sản xuất tập trung, tránh tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, có chính sách khuyến khích nông hộ thành lập các tổ hợp tác hỗ trợ sản xuất hoặc hợp tác xã. Xây dựng viện nghiên cứu giống mới mang lại hiệu quả cao cũng nhƣ có khả chống đƣợc nhiều nấm bệnh. Đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn sản xuất nông sản sạch, chất lƣợng cao và an toàn cho ngƣời sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu khắt khe để xuất khẩu sang thị trƣờng thế giới.

Đẩy mạnh xây dựng các cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện, thông tin liên lạc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển hành đi bán cho cả thƣơng lái và nông hộ trồng hành.

69

5.2.2 Đối với nhà nƣớc

Nhà nƣớc cần xây dựng các dự báo thị trƣờng về hành tím nhƣ dự báo về giá, thị trƣờng cần cung bao nhiêu sản lƣợng hành tím để tránh tình trạng nhƣ cung vƣợt cầu gây thiệt hại cho ngƣời dân. Và tổ chức lại sản xuất gắn với các hợp đồng bao tiêu sản phẩm tạo niềm tin cho ngƣời dân yên tâm sản xuất.

Cần ban hành các chính sách hỗ trợ nhƣ các chính sách hỗ trợ vốn ƣu đãi tín dụng cho hộ nghèo, chính sách bình ổn giá khi thu hoạch rộ nhƣ quy định giá sàn để tránh tình trạng thƣơng lái ép giá. Hỗ trợ đầu vào nhất là thuốc trừ sâu, phân bón. Cần theo dõi cũng nhƣ quản lí thị trƣờng phân bón về giá cũng nhƣ về chất lƣợng phân, thuốc tránh tình trạng thuốc giả, phân giả hay không chất lƣợng giá cao.

Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cơ cấu lại lao động nông nghiệp cho nông thôn, chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động chính quyền cơ sở trong sản xuất nông nghiệp.

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Phi Hổ , 2003. Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Nhà xuất bản

Thống Kê, Đại học Cần Thơ.

2. Dƣơng Vĩnh Hảo, 2013. Trồng và tiêu thụ củ hành tím Vĩnh Châu. Đại học

Cần Thơ.

3. Huỳnh Thị Đan Xuân, 2010. Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế. Đại học

Cần Thơ.

4. Huỳnh Trƣờng Huy, Nguyễn Phú Son, Trần Thụy Ái Đông, 2004. Kinh tế sản

xuất. Tủ sách trƣờng Đại Học Cần Thơ.

5. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lí thống kê kinh tế. Nhà xuất bản Văn

hóa Thông tin.

6. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản văn hóa

Thống Kê.

7. Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant, 2006. PRA – Đánh giá nông thôn có sự

tham gia của nông dân ( tái bản lần 2). Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

8. Nguyễn Hữu Đặng 2012. Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu

quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam trong giai

đoạn 2008 – 2011, tạp chí nghiên cứu khoa học Trƣờng Đại học Cần Thơ, số 526.

9. Nguyễn Thị Ngọc Thúy, 2012. Đánh giá tác động của cơ giới hóa trong thu

hoạch lúa đến sinh kế người làm thuê và người trồng lúa ở hai huyện Châu Thành và Thoại Sơn tỉnh An Giang. Luận văn Thạc sĩ Khoa học. Trƣờng Đại học Cần

Thơ. BộGiáo dục và Đào tạo.

10. Phạm Lê Thông, 2010. Phân tích hiệu quả kỹ thuật, phân phối và kinh tế của

việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài khoa học và công nghệ cấp

bộ.

11. Phạm Quang Diệu, 2004. Nông nghiệp Việt Nam hội nhập WTO: các kịch bản

tương lai. Công ty phân tích thị trƣờng AgroMonitor.

12. Phạm Văn Cƣờng, 2005. Phân bón chuyên dùng – Biện pháp bón phân cân đối

cho lúa. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nghiên cứu và sử dụng phân bón cho lúa ở ĐBSCL – Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Trung tâm nghiên cứu

thực nghiệm Nông nghiệp Đồng Tháp Mƣời. Nhà xuất bản nông nghiệp.

13. Phòng kinh tế thị Xã Vĩnh Châu 2014.

14. Quan Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi và Hà Thanh Dũng, 2013. Phân tích hiệu

quả chi phí và hiệu quả theo quy mô sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham số. Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Cần thơ.

71

15. Roberts, M and Nguyễn Tri Khiêm, 2005. Sử dụng hợp đồng và chất lượng

gạo trong chuỗi giá trị cung cấp gạo tỉnh An Giang, Việt Nam. Trong “Kết nối nông dân với thị trường thông qua sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng”. Báo cáo

hội thảo MP4/ Trƣờng Đại học An Giang. Asian Development Bank. 58 trang.

16. Trần Quốc Nhân, 2012. Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc thực thi hợp đồng

tiêu thụ nông sản kém giữa nông dân và doanh nghiệp ở Việt Nam. Khoa Phát

triển Nông thôn. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

17. Trần Thị Ái Đông, 2008. Giáo trình kinh tế sản xuất, khoa kinh tế - Quản trị

kinh doanh trƣờng Đại học Cần Thơ.

18. Trần Võ Hùng Sơn, 2001. Nhập môn phân tích lợi ích chi phí. Nhà xuất bản

Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Võ Thị Thanh Lộc , 2010. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học và

viết đề cương nghiên cứu ( ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội). Nhà xuất bản

Đại học Cần Thơ.

20. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son, 2013. Phân tích chuỗi giá trị hành tím

tỉnh Sóc Trăng. Khoa kinh tế, Trƣờng đại học Cần Thơ.

21. Cổng thông tin điện tử Sóc Trăng, www.soctrang.gov.vn

22. Giải pháp xuất khẩu cho củ hành tím Vĩnh Châu: Đánh giá chứng nhận Global

G.A.P. < http://aquafishvietnam.com/vn/com_content/article/Giai-phap-xuat-khau-

cho-cu-hanh-tim-Vinh-Chau-Hang-loat-ho-doanh-nghiep-nong-dan-tien-hanh-danh-

gia-chung-nhan-GlobalGAP/195.mt24h>.

23. Hành tím GlobalGAP. <http://www.favri.org.vn/vi/tin-tuc/tin-tuc-cap-nhat/341-

hanh-tim-globalgap.htm/>.

24. Hoa Họa, Sóc Trăng: Thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu

<http://sokhdt.soctrang.gov.vn/hotrodoanhnghiep/tin-tuc/hoat-dong-doanh-

nghiep/997-Soc-Trang-Thanh-lap-Hop-tac-xa-hanh-tim-Vinh-Chau.html>.

25. Hoàng Hạnh (2013). Hành tím Vĩnh Châu bí đầu ra.

< http://nongnghiep.vn/hanh-tim-vinh-chau-bi-dau-ra-post108334.html >.

26. Hoàng Hạnh. Âu lo vì hành tím rớt giá. < http://www.24h.com.vn/thi-truong-

tieu-dung/au-lo-vi-hanh-tim-rot-gia-c52a605986.html>.

27. Khánh Hòa (2014). Chuyện nghề gây "đại họa” mù mắt ở Vĩnh Châu.

<http://danviet.vn/net-viet/chuyen-nghe-gay-dai-hoa-mu-mat-o-vinh-chau-

178076.html>.

28. Kỹ thuật trồng Hành Tím. <http://www.2lua.vn/article/ky-thuat-trong-hanh- tim>.

29. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hành Tím. <http://danviet.vn/nong-thon-moi/ky-

72

30. NNVN(19/9/2003). Trồng hành tím. < http://www.vietlinh.vn/library/agriculture_plantation/hanhtim.asp >.

31. Quy trình bảo quản củ hành Đồng bằng sông Cửu Long.

<http://www.doko.vn/luan-van/quy-trinh-bao-quan-cu-hanh-dong-bang-song-cuu-

long-224611 >.

32. Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản theo hợp đồng.

<http://www.baomoi.com/Thao-go-kho-khan-trong-tieu -thu-nong-san-thong-qua-

hop-dong/45/9140218.epi>.

33. Thị xã Vĩnh Châu: Sức bật của đô thị mới. <http://vccinews.vn/prode/1684/thi-

xa-vinh-chau-suc-bat-cua-do-thi-moi.html >.

34. Thông tin giá cả thị trƣờng tuần từ 28/07/2014 đến 01/08/2014.

<http://cema.gov.vn/wps/portal/ubdt/tintuc/chitiet?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/

wps/wcm/connect/ubdt/cema/tintuc/thongtinthitruong/e90d808044e7435fb6fabeb0f

4d3535a>.

35. ThS Đặng Thị Cúc (2011). Kỹ thuật trồng hành tím xuất khẩu.

<http://bacteri.org/index.php?option=com_content&view=article&id=92:ky-thuat-

trong-va-cham-soc-hanh-tim&catid=40:tu-van-ky-thuat&Itemid=89>.

36. Vai trò của các nguyên tố dinh dƣỡng N-P-K. <http://www.2lua.vn/article/vai-

73

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY

Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi

74 Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến

Hệ số của các cặp <0.8. Vậy không có có xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến Kiểm định tự tƣơng quan

Vì Prob > chi2 = 0.937 > α = 5%  Chấp nhận giả thiết H0: mô hình không có hiện tƣợng tự tƣơng quan.

76

Phụ bảng: Ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật và mức thất thoát

STT Hiệu quả kỹ thuật Năng suất thực tế Năng suất có thể Năng suất mất đi

1 0.7364 2.5 3.394894079 0.894894079 2 0.8371 2 2.389200812 0.389200812 3 0.9161 3 3.274751665 0.274751665 4 0.9524 2.75 2.887442251 0.137442251 5 0.8016 2 2.49500998 0.49500998 6 0.9399 2.5 2.659857432 0.159857432 7 0.9253 2.8 3.026045607 0.226045607 8 0.9457 3 3.172253357 0.172253357 9 0.9337 2.5 2.677519546 0.177519546 10 0.649 1.5 2.311248074 0.811248074 11 0.8027 2.5 3.114488601 0.614488601 12 0.9108 2.3 2.525252525 0.225252525 13 0.9237 2 2.165205153 0.165205153 14 0.9037 2 2.213123824 0.213123824 15 0.7756 2.5 3.223310985 0.723310985 16 0.9381 2 2.131968873 0.131968873 17 0.9054 2.6 2.871658935 0.271658935 18 0.8065 1.8 2.231866088 0.431866088 19 0.9643 3 3.111065021 0.111065021 20 0.846 2.083 2.462174941 0.379174941 21 0.92 1.5 1.630434783 0.130434783 22 0.9292 2.5 2.69048644 0.19048644

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)