Doanh thu của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 66)

Bảng 4.14 Thu nhập từ hoạt động sản xuất hành tím

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung

bình

Năng suất Kg/công/vụ 1.166 3.000 2,273

Sản lƣợng thu hoạch Kg/ vụ 1.300 30.000 9,952 Sản lƣợng bán Kg/vụ 300 15.000 5,729 Giá bán trung bình Đồng/kg/vụ 1.500 14.000 5.696 Doanh thu Đồng/1.000m2 53.254 23.076.923 8.463.190

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014

Năng suất là sản lƣợng thu hoạch đƣợc trên một đơn vị diện tích gieo trồng

thƣờng là 1 công (1.000 m2). Năng suất có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận, có

thể nói năng suất càng cao thì lợi nhuận càng lớn trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác cố định. Năng suất không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào nhƣ giống, phân bón, thuốc… mà còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, độ màu mỡ của đất và kỹ thuật của ngƣời trồng hành.

Qua bảng 4.14 khảo sát 60 hộ trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu thì năng suất trung

bình mà nông hộ đạt đƣợc là 2.273 kg/1.000m2, năng suất cao nhất là 3.000 kg/m2

và thấp nhất là 1.166 kg/m2. Với kinh nghiệm và sự kết hợp các yếu tố đầu vào khác

nhau, cách xử lý sâu bệnh hại cũng nhƣ kỹ thuật trong quá trình sản xuất khác nhau sẽ tạo ra mức năng suất khác nhau, tuy năm nay sâu bệnh hại nhiều nhƣng nhìn chung năng suất trung bình tƣơng đối cao. Hạn chế ở đây là việc nông hộ áp dụng KHKT mới vào sản xuất còn ít, đa phần nông hộ trên địa bàn sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sẵn có của bản thân và bảo thủ với phƣơng thức sản xuất truyền thống.

Sản lượng thu hoạch và sản lượng bán

Trong vụ sản xuất hành tím vừa rồi thì sản lƣợng hành sản xuất ra so với sản lƣợng bán có sự chênh lệch. Cụ thể là sản lƣợng trung bình sản xuất trên vụ là 9,952 kg nhƣng sản lƣợng trung bình bán ra chỉ 5,729 kg tức là số hành bán không đƣợc trung bình khoảng 4,223 kg chiếm gần 42,4%. Nguyên nhân chính là do sau khi thu hoạch các hộ không bán ngay mà trữ lại chờ hành lên giá rồi bán. Tuy nhiên thì sau khoảng

55

thời gian trữ do khâu bảo quản không đƣợc tốt số hành trữ lại bị hao hụt do thối hoặc tóp lại và giá hành không tăng mà bị sụt khiến ngƣời trồng hành bị lỗ.

Giábánhành

Giá bán hành thƣơng phẩm là một yếu tố đầu ra tác động không ít đến lợi nhuận của nông hộ trong quá trình sản xuất. Do thời gian thu hoạch của mỗi hộ thƣờng khác nhau nên giá bán hành cũng liên tục thay đổi theo sự thay đổi của thị trƣờng tiêu thụ. Với một lần thu hoạch thì có số lần bán với giá cũng khác nhau, nên với 1 kg hành thƣơng phẩm sẽ có sự dao động tƣơng đối lớn trong giá bán. Sau khi thu hoạch xong, thƣơng lái đến mua hành của nông hộ, nếu thấy giá hợp lý thì nông hộ sẽ bán trong 1 đợt. Còn nếu thấy giá của thƣơng lái mua thấp thì họ sẽ để dành lại cho những đợt tiếp theo. Trong quá trình trữ lại thì trọng lƣợng của hành sẽ có phần nào bị thất thoát vì hành sẽ bị tóp lại, bị thối nhƣng nếu bảo quản tốt để đợi giá hoặc vào những thời điểm cuối mùa vụ thì nông hộ sẽ bán đƣợc với giá cao hơn nhiều so với đợt 1, tuy nhiên cũng có đôi lúc giá lại giảm đi một chút.

Qua bảng 4.14 khảo sát các nông hộ trên địa bàn thì giá bán hành trung bình trên mỗi kg hành thƣơng phẩm là 5.698 đồng/kg, tùy thuộc vào từng thời điểm và hình thức tiêu thụ hành thƣơng phẩm mà giá bán khác nhau, giá bán hành thƣơng phẩm chung cho 3 đợt bán thì cao nhất là 14.000 đồng/kg và giá bán hành thƣơng phẩm thấp nhất là 1.500 đồng/kg.

Doanhthu

Doanh thu từ hoạt động sản xuất hành tím thƣơng phẩm chính là số tiền mà nông hộ thu đƣợc trên một đơn vị sản xuất, hay nói cách khác doanh thu đƣợc tính bằng cách lấy giá bán nhân với năng suất. Doanh thu từ hoạt động sản xuất hành tím thƣơng phẩm phụ thuộc vào năng suất và giá bán, doanh thu có mối quan hệ tỷ lệ thuận với năng suất và giá bán hành thƣơng phẩm. Với 1 công sản xuất hành tím thƣơng phẩm nếu năng suất càng cao và giá bán càng cao thì doanh thu từ hoạt động sản xuất hành tím thƣơng phẩm càng cao và ngƣợc lại, năng suất càng giảm và giá bán càng giảm thì doanh thu của nông hộ sẽ càng thấp.

Từ bảng 4.14 thì doanh thu trung bình trên 1 công diện tích sản xuất hành cho đợt 1 là 8.463.190 đồng/công. Nhìn chung qua 3 đợt bán hành thì doanh thu cao nhất của nông hộ có thể đạt đƣợc là 23.076.923 đồng/công và doanh thu thấp nhất thu đƣợc là 53.254 đồng/công. Ngƣời dân chủ quan trong việc tiếp cận thông tin thị trƣờng kém nên khi hợp đồng xuất khẩu hành gặp vấn đề thì thƣơng lái không thu mua hành. Việc tiêu thụ hành chủ yếu trong nƣớc, nên các nông hộ đã giảm giá bán hành tới mức 1.500 đồng/kg hành để có thể thu tiền bù đắp cho chi phí.

56

4.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính của các nông hộ trồng hành tím thƣơng phẩm trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

Thu nhập trung bình trên mỗi công sẽ bằng doanh thu trừ cho tổng chi phí không có LĐGĐ (giá 1 ngày công LĐGĐ bằng 0), do đó thu nhập trung bình sẽ lớn hơn lợi nhuận, bởi lợi nhuận bằng doanh thu trừ cho tổng chi phí có LĐGĐ (giá 1 ngày công LĐGĐ tính theo bằng với giá thuê thị trƣờng). Thu nhập trung bình là 570.427đồng/công nhỏ hơn so với lợi nhuận trung bình là 1.420.012 đồng/công. Bảng 4.15: Phân tích các chỉ số tài chính từ hoạt động sản xuất hành tím

Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình 1 Doanh thu Đồng 53.254 23.076.923 8.418.639 2 Tổng chi phí* Đồng 3.272.692 16.305.333 8.375.097 3 Thu nhập Đồng -13.927.645 17.398.009 570.427 4 Lao động gia đình Đồng 0 2.700.000 424.379 5 Tổng chi phí** Đồng 3.495.087 17.398.009 9.198.982 6 Lợi nhuận Đồng -11.423.645 19.789.636 1.420.012 7 Doanh thu/chi phí* Lần 0,016 1,415 1,000 8 Doanh thu/chi phí** Lần 1,002 1,326 0,915 9 Lợi nhuận/chi phí* Lần -3,491 1,214 0,169 10 Lợi nhuận/chi phí** Lần -3,268 1,137 0,154 11 Thu nhập/chi phí* Lần -4,255 1,067 0,068

12 Lợi nhuận/doanh thu Lần -214,512 0,857 0,169

13 Thu nhập/doanh thu Lần -261,532 0,754 0,068

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014 Ghi chú: (*): giá LĐGĐ bằng 0.

(**): giá LĐGĐ bằng giá LĐ thuê trên thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.15 ta thấy có sự chênh lệnh giữa tổng chi phí* và tổng chi phí**, tổng chi phí* trung bình là 9.198.982 đồng/công so với tổng chi phí** trung bình là 8.375.097 đồng/công. Lợi nhuận của nông hộ sản xuất hành tím thƣơng phẩm chịu ảnh hƣởng bởi nhiêu yếu tố, nhƣng trong đó chúng ta nhấn mạnh vào yếu tố chi phí

57

LĐGĐ, vì đặc tính sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hành tím thƣơng phẩm nói riêng thì đa phần nông hộ “lấy công làm lời”, do nguồn nhân lực tƣơng đối dồi giàu nên phần chi phí LĐGĐ tham gia vào sản xuất tƣơng đối lớn.

Qua bảng 4.15 cho thấy:

– Doanh thu/chi phí* = 1,000 điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra (giá LĐGĐ bằng 0) thì nông hộ thu đƣợc với mức trung bình là 1,000 đồng doanh thu. Một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có khả năng thu đƣợc mức cao nhất là 1,415 đồng doanh thu; ngoài ra một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có khả năng thu đƣợc mức thấp nhất là 0,016 đồng doanh thu.

– Doanh thu/chi phí** = 0,915 điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra (giá LĐGĐ bằng với giá lao động thuê) thì nông hộ thu đƣợc doanh thu trung bình là 0,915 đồng. Một đồng chi phí bỏ ra nông hộ có thể thu đƣợc doanh thu cao nhất là 1,326 đồng và 1 đồng chi phí bỏ ra nông hộ thu đƣợc doanh thu thấp nhất là 1,002 đồng.

Từ 2 chỉ số trên ta cũng thấy đƣợc rằng khi chi phí bỏ ra của nông hộ không tính LĐGĐ thì doanh thu của nông hộ lớn hơn khi tính thêm chi phí LĐGĐ.

– Lợi nhuận/chi phí* = 0,169 nếu nông hộ chi tiêu thêm 1 đồng chi phí (giá LĐGĐ bằng 0) thì lợi nhuận trung bình của nông hộ tăng 0,169. Dựa vào bảng 4.15 cho thấy rằng, với 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ thu đƣợc lợi nhuận cao nhất 1,214 cũng một đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ lỗ 3,491 đồng lợi nhuận thấp nhất.

– Lợi nhuận/chi phí** = 0,154 điều này có nghĩa nếu nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí (giá LĐGĐ bằng với giá lao động thuê) thì lợi nhuận trung bình tăng 0,154 đồng. Theo bảng 4.15 thì, nếu 1 đồng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận nông hộ có thể thu về lớn nhất là 1,137 đồng; cũng chính 1 đồng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận thu giảm 3,268 đồng là thấp nhất.

– Thu nhập/chi phí* = 0,068 điều này có nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra (giá LĐGĐ bằng 0) thì nông hộ thu về 0,068 đồng thu nhập. Qua bảng 4.15 ta thấy, 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu nhập đem về lớn nhất là 1,067 đồng và nhỏ nhất lỗ 3,268 đồng thu nhập. Chứng tỏ là thu nhập của nông hộ khi không tính LĐGĐ vẫn còn rất thấp.

– Lợi nhuận/doanh thu = 0,169 điều này cho thấy trong 1.000 đồng doanh thu thì nông hộ sẽ thu đƣợc 0,169 đồng lợi nhuận; với 1.000 đồng doanh thu thì lợi nhuận cao nhất có thể đạt 0,857 đồng và nếu tăng thêm 1.000 đồng doanh thu thì lợi nhuận thấp nhất có thể thu về giảm 214,512. Từ thu nhập thấp đã dẫn đến lợi

58

nhuận của nông hộ cũng thấp vì do lợi nhuận là có tính thêm chi phí LĐGĐ nên có thể nói nông dân thu về lợi nhuận rất thấp hoặc không có lợi nhuận trong việc sản xuất hành tím.

– Thu nhập/doanh thu = 0,068 cho thấy 1000 đồng doanh thu thì thu nhập của nông hộ là 0,068 ngàn đồng. Với 1000 đồng doanh thu thì thu nhập cao nhất là 0,754 đồng và mức thấp nhất giảm 261,532 đồng.

Tóm lại, đa phần các nông hộ trồng hành tím trên địa bàn huyện Vĩnh Châu đạt hiệu quả về mặt tài chính nhƣng chƣa cao, bởi các chỉ số để đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất hành tím trung bình vẫn còn rất nhỏ.

4.3 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA VIỆC TRỒNG HÀNH TÍM THƢƠNG PHẨM TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG

4.3.1 Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas

Sau khi phân tích chi phí và lợi nhuận mà nhà nông đạt đƣợc ta tiến hành phân tích hiệu quả kĩ thuật của hành tím thƣơng phẩm trong vụ vừa rồi ở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng.

Để xây dựng mô hình sản xuất Cobb-Douglas ta có biến số trung bình nhƣ bảng 4.16 để nhằm phân tích kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên nhƣ sau:

Bảng 4.16: Kết quả phân tích hàm sản xuất các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất hành tím

Biến số Trung bình Độ lệch chuẩn

Logarit của năng suất 0,80 0,21

Logarit của lƣợng N 3,73 0,46

Logarit của lƣợng P 3,33 0,66

Logarit của lƣợng K 2,03 0,90

Logarit của chi phí thuốc nông dƣợc 6,96 0,67

Logarit của lƣợng giống 4,59 0,19

Logarit của tuổi nông hộ 3,87 0,26

Số quan sát 60

59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả phân tích thì nhìn chung giá trị của các biến số trong mô hình không biến động nhiều giữa các nông hộ trong cùng một mùa vụ, đƣợc biểu hiện qua giá trị độ lệch chuẩn của các biến là rất nhỏ so với các giá trị trung bình.

4.3.2 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình sản xuất Cobb-Douglas biến ngẫu nhiên

Hệ số của các biến số trong mô hình hàm sản xuất của các vụ đƣợc ƣớc lƣợng, kết quả nhƣ bảng

Bảng 4.17: Kết quả ƣớc lƣợng các hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

Các nhân tố Phƣơng pháp OLS Phƣơng pháp MLE

Hệ số Giá trị Hệ số Giá trị

Logarit của lƣợng N 0,083** 0,069 0,124*** 0,001

Logarit của lƣợng P2O5 0,078** 0,036 0,108*** 0,001

Logarit của lƣợng K2O 0,040** 0,089 0,020NS 0,297

Logarit của chi phí thuốc nông dƣợc

0,044NS 0,153 0,024NS 0,267

Logarit của lƣợng giống 0,480*** 0,001 0,380*** 0,023

Logarit của tuổi nông hộ -0,046NS 0,543 - 0,011NS 0,841

Hằng số -2,188** 0,002 -1,760** 0,013 Số quan sát 60 R-squared 0,5138 Prob>F 0,000 Log likelihood 36,95 Lambda 0,4035

*, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. NS không có ý nghĩa

Nguồn: Kết quả khảo sát,2014

Qua kết quả phân tích cho thấy các mô hình đƣợc ƣớc lƣợng đều có ý nghĩa thống kê (Prob > F = 0,000), chứng tỏ có một số biến số đƣợc chọn trong mô hình có ảnh hƣởng đến năng suất qua các đợt. Trong hàm Cobb-Douglas R2 = 0,5138 nghĩa là mô hình giải thích đƣợc 51,38% năng suất của hành tím bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố có trong mô hình, còn lại 48,62% năng suất của hành tím chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố ngoài mô hình.

60

Trong hàm giới hạn khả năng sản xuất thì lambda=0,4035 nghĩa là mức kém hiệu quả đƣợc giải thích do các yếu tố nông dân có thể kiểm soát đƣợc là 40,35% còn lại 59,65% là những yếu tố ngẫu nhiên mà nông dân không kiểm soát đƣợc.

Tuy nhiên, dựa trên kiểm định t để xét mức ý nghĩa của từng biến giải thích trong mô hình, ta thấy hệ số ƣớc lƣợng có ý nghĩa về mặt thống kê tƣơng đối ít. Điều này cho thấy số lƣợng các nhân tố đầu vào ảnh hƣởng đến năng suất không nhiều. Cụ thể nhƣ sau:

Lượng N: tất cả hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê, lƣợng phân đạm nguyên chất ảnh hƣởng đến năng suất của nông hộ trồng hành, cụ thể là nếu tăng 1% lƣợng N thì năng suất sẽ tăng 0,083% ở mức ý nghĩa 5% và các yếu tố khác không đổi. Trong mô hình giới hạn khả năng sản xuất ( MLE) hệ số của lƣợng N nguyên chất là 0,124 nghĩa là ở mức ý nghĩa 1% khi tăng 1% lƣợng N nguyên chất thì năng suất sẽ tăng 0,124% và các yếu tố khác không đổi. Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây trồng nói chung và hành tím thƣơng phẩm nói riêng, là thành phần cơ bản của protein. Đạm có vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và đẻ nhánh của hành tím. Tóm lại phân đạm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của hành tím thƣơng phẩm và nông hộ thƣờng sử dụng với số lƣợng lớn. Tuy nhiên cần cân bằng giữa các loại phân khi bón cho cây hành nếu bón thiếu phân đạm thì cây sẽ sinh trƣởng chậm, thấp cây, lá nhỏ và lá sẽ sớm chuyển thành màu vàng từ đó làm năng suất giảm. Còn nếu bón quá nhiều phân đạm thì làm hành lá to, mỏng, dễ bị sâu bệnh, củ nhỏ và chiều cao thấp.

Lượng P: trong mô hình của hàm sản xuất trung bình lƣợng P có ý nghĩa thống

kê ở mức ý nghĩa 5%, còn mô hình hàm giới hạn khả năng sản xuất thì lƣợng P có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Do đó các yếu tố về phân lân nguyên chất ảnh hƣởng đến năng suất của nông hộ trồng hành. Hệ số của hàm MLE 0,108 và hệ số của hàm OLS là 0,078 có nghĩa là ở mức ý nghĩa 5% và các yếu tố khác không đổi thì năng suất trung bình của nông hộ sẽ tăng 0,108% còn những hộ nằm trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất thì sẽ tăng 0,078% ở mức ý nghĩa 1%. Phân lân là loại phân có vai trò quan trọng trong thời gian sinh trƣởng của hành nó xúc tiến sự phát triển của bộ rễ, nếu thiếu lân trong thời kì phát triển lá của củ hành thì làm lá ít, tỷ lệ lá hữu hiệu thấp, dinh dƣỡng thấp và màu sắc củ không đẹp ảnh hƣởng đến năng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 66)