0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Kỹ thuật sản xuất

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG HÀNH TÍM THƢƠNG PHẨM Ở THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 54 -54 )

4.1.3.1 Cây giống và mật độ sản xuất

Hành giống

Nhƣ ta đã biết, giống là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động sản xuất nông nghiệp nào. Đối với hành tím cũng vậy việc chọn giống của các nông hộ cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Bảng 4.7 sẽ cho biết nguồn gốc của hành tím giống mà nông hộ đang sử dụng.

Bảng 4.7: Nguồn gốc của hành tím

Địa điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Giống nhà 33 55

Giống mua 12 20

Vừa giống nhà vừa giống mua 15 25

Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Theo kết quả điều tra thì hành giống chủ yếu là giống nhà để tiết kiệm chi phí giống, làm vụ trƣớc để lại vụ sau trồng chiếm tới 55%. Một số nông hộ mua thêm lƣợng giống cho đủ trồng bởi vì giống vụ trƣớc do bảo quản không tốt bị thối hay bị sâu bệnh từ bên trong nên những hộ này phải mua thêm giống chiếm tới 25%, còn lại là sử dụng hoàn toàn giống mua là bởi vì họ không có điều kiện bảo quản dự trữ nên họ phải mua hoàn toàn giống cho vụ trồng mới.

43 Bảng 4.8 Lý do sử dụng giống của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Thuận tiện 25 41,67 Quen biết 17 28,33 Giá rẻ 21 35 Trả tiền sau 26 43,33 Nơi bán có uy tín 10 16,67 Khác 11 18,33

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Nhắc đến việc chọn mua giống thì các nông hộ đều có lý do riêng để quyết định mua để trồng. Từ bảng 4.8 thì có 43,33% là mua giống trả tiền sau. Nhiều ngƣời thích trả tiền sau về giống bởi vì vốn có thể sử dụng vào mục đích khác ví dụ nhƣ mƣớn nhân công lao động hay phụ trong tiêu dùng khỏi phải vay mƣợn rƣờm rà, tiếp theo là lí do thuận tiện chiếm tới 41,67%, khi mua giống thì khỏi phải di chuyển xa, mƣớn thêm tiền để chở giống về. Giá rẻ là nguyên nhân kế tiếp chiếm 35%, bởi vì mua giống giá rẻ giảm đƣợc khoản chi phí lớn. Còn nơi bán có uy tín chì chiếm 16,67%.

 Mật độ trồng hành tím

Nguồn: số liệu điều tra, 2014

44

 Qua hình 4.1 ta thấy mật độ trồng hành tím thƣơng phẩm của nông hộ có

sự khác biệt; mật độ trồng lớn nhất là 150 kg/công, thấp nhất là 70 kg/công và trung bình là 100,33 kg/công. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do nguồn lực sản xuất của các nông hộ là khác nhau, vì vốn đầu tƣ ban đầu cho việc trồng hành tím thƣơng phẩm là rất lớn, chính vì thế những nông hộ không có nhiều vốn để sản xuất họ thƣờng trồng với số lƣợng giống thấp hơn và mật độ trồng ảnh hƣởng đến năng suất tùy vào mùa mà phân phối số lƣợng giống thích hợp.

4.1.3.2 Tham gia tập huấn kỹ thuật

Theo điều tra thì có 3 trong 60 nông hộ hành tím thƣơng phẩm chỉ chiếm 5% đƣợc tập huấn kỹ thuật cũng nhƣ tham gia hợp tác xã ở địa phƣơng. Từ đó ta thấy đƣợc tình hình sản xuất tập thể của nông hộ trồng hành tím thƣơng phẩm vẫn còn rất thấp, gây ra khó khăn cho việc trao đổi, học hỏi khoa học kĩ thuật mới cũng nhƣ liên kết các hộ nông dân sản xuất và ổn định giá bán hành thƣơng phẩm hiện nay.

Hầu nhƣ các hộ trồng hành tím thƣơng phẩm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm tích lũy, truyền thống gia đình cha truyền con nối cũng nhƣ trao đổi hàng xóm về kinh nghiệm sản xuất. Các hộ nông dân cho biết là hành tím thƣơng phẩm dễ trồng, canh tác không tốt nhiều công sức nên họ thƣờng làm một mình. Tuy nhiên, do không đƣợc hƣớng dẫn của cán bộ, đào tạo bài bản kỹ thuật canh tác nên nhìn chung lƣợng phân thuốc phun xịt cũng dựa vào kinh nghiệm hay tự tìm hiểu các loại thuốc trên thị trƣờng để sử dụng cho hành tím.

4.1.3.3 Đầu ra cho sản phẩm

Hành tím thƣơng phẩm tuy đƣợc trồng tập trung vì thế có đƣợc nhiều thuận lợi trong việc tiêu thụ. Giá cả lên xuống thất thƣờng nhƣ thời điểm hiện nay mà ngƣời nông dân vẫn đứng yên, không làm gì cả, chỉ đợi đến ngày thu hoạch, thƣơng lái vô mua với giá cả đƣợc thƣơng lƣợng giữa thƣơng lái và chủ hộ. Ngƣời dân hoàn toàn không quan tâm đến việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với thƣơng lái, hay hợp tác với nông dân để đẩy giá lên. Việc làm riêng lẻ của các nông hộ thƣờng sẽ không có kết quả cao. Trƣớc sự biến động về giá cả, đa số các nông hộ đều bán ngay khi thu hoạch và không thể kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch do tính đặc thù của hành tím thƣơng phẩm là chất lƣợng bị giảm rất nhanh. Khi thu hoạch rộ, thƣơng lái ép giá nhiều hộ chấp nhận bán với giá không cao để nhằm tiêu thụ đƣợc sản phẩm của mình sản xuất. Bởi vì đa số, khi thƣơng lái đã đƣa ra giá nông dân thấy có thể hòa vốn thì đồng ý bán ngay theo giá thỏa thuận mà thƣơng lái đƣa ra. Chính vì thế trong tƣơng lai nông dân cần liên kết lại để có thể đẩy giá lên cao, hoặc là cần có những hợp đồng để có thể bao tiêu sản phẩm để góp phần ổn định đầu ra.

45

4.1.3.4 Tình hình thu hoạch

Thu hoạch là một khâu rất quan trọng, quyết định đến chất lƣợng và khả năng bảo quản củ hành. Số lần thu hoạch hành tím thƣơng phẩm trong một vụ là chỉ một lần. Do đặc tính của hành thì chỉ cần cung cấp đủ nƣớc, giữ nhiệt độ ổn định và không cần sử dụng nhiều các loại thuốc dƣỡng để kích thích tăng năng suất, còn vào mùa mƣa thì không cần cung cấp thêm nƣớc chỉ cần chú ý không để cho hành bị ngập úng. Thông thƣờng nông hộ thu hoạch hành vào buổi sáng hoặc lúc trời mát, sau khi thu hoạch thì phơi khô từ 3 đến 4 ngày. Một số nông hộ tiến hành bán ngay sau khi phơi khô, một số khác tiến hành xử lý bảo quản củ hành, trữ đợi giá lên.

Nhằm đảm bảo chất lƣợng và tồn trữ đƣợc lâu, hai tháng sau khi trồng, cần giảm lƣợng nƣớc tƣới đi một nữa. Khi 50% hành lá khô hoặc héo, củ chuyển sang màu đỏ, lá đã ngã 80% thì bắt đầu nhổ, thƣờng thì phơi nắng 2 - 3 ngày cho lá mềm lại để dễ vận chuyển xa. Chỉ nên thu hoạch hành vào những ngày khô ráo. Nhổ củ giũ sạch đất cho vào giỏ và chuyển về nơi bảo quản, tránh gây xây xát hoặc làm dập vỏ ngoài sẽ ảnh hƣởng đến giai đoạn tồn trữ.

Củ hành đƣợc xử lý ngay ngoài đồng sau khi đƣợc nhổ lên, đƣợc chất thành lớp ngoài đồng và dùng lá đậy lại. Bƣớc này gọi là xử lý ổn định củ hành, quá trình xảy ra tự nhiên và kéo dài từ 10 – 15 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, tốt nhất vào khoảng nhiệt độ 25 – 400C. Sau thời gian đó, cuống của củ hành phải khô và thắt chặt lại, củ hành có thể cho vào bảo quản. Việc vận chuyển và bảo quản củ hành cần đƣợc tiến hành cẩn thận để tránh làm hƣ hỏng và giập.

4.1.3.5 Tình hình tiêu thụ

Hành tím thƣơng phẩm Vĩnh Châu đƣợc tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt tổng sản lƣợng hành tím thƣơng phẩm đƣợc sản xuất trong tỉnh hàng năm cung cấp khoảng 60% cho thị trƣờng xuất khẩu ở Châu Á nhƣ Indonesia, Thái Lan, Philippines và 40% cho tiêu dùng nội địa.

Mạng lƣới phân phối, vận chuyển và tiêu thụ nông sản hiện nay đều do tƣ thƣơng đảm nhận dƣới hình thức thu gom. Mạng lƣới tiêu thụ này đƣợc hình thành từ lâu đời và hoạt động rất có hiệu quả. Tuy nhiên do hoạt động thu lợi nhuận từ tiêu thụ phân phối nông sản là chính nên thƣờng có hiện tƣợng ép giá nông dân.

Hiện nay, hình thức tiêu thụ hành tím thƣơng phẩm chủ yếu là bán cho thƣơng lái tại vƣờn hoặc tại nhà. Đối tƣợng mà nông dân bán hành tím thƣơng phẩm chủ yếu là thƣơng lái do đây là vùng chuyên sản xuất hành tím thƣơng phẩm nên thƣơng lái chủ động tìm đến tận nơi để mua. Bên cạnh đó, thuận lợi khi bán cho thƣơng lái

46

là không có nhiều ràng buộc về tiêu chuẩn chất lƣợng nhƣ bán cho công ty. Kết quả này cho thấy hợp tác xã trong vùng không đóng vai trò quan trọng đối với thị trƣờng đầu ra của hành tím thƣơng phẩm từ các nông hộ. Ngƣợc lại, thƣơng lái tƣ nhân có vai trò quan trọng hơn và kiểm soát hầu hết thị trƣờng tiêu thụ hành tím thƣơng phẩm ở địa phƣơng. Tiêu thụ trực tiếp nông sản cho các tƣ thƣơng là hình thức phổ biến ở các nông hộ. Cho đến nay, việc các công ty ký kết hợp đồng với nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Nên hầu nhƣ các công ty vẫn còn thu mua hành tím thƣơng phẩm thông qua các thƣơng lái, nên nông dân vẫn phải chịu sự ép giá từ các thƣơng lái đến mua.

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Hình 4.2 Đối tƣợng quyết định giá bán

Từ kết quả khảo sát từ hình 4.2, thì ngƣời mua tức là thƣơng lái là ngƣời quyết định giá bán chiếm tới 73,33%. Nhƣ đã nói ở trên thì nông hộ trồng hành tím thƣơng phẩm chủ yếu là bán thƣơng lái. Bởi vì sản xuất nhỏ lẻ chủ yếu là bán theo hộ gia đình nên sản lƣợng ít vì vậy ngƣời bán không có quyền quyết định giá cả. Thƣơng lƣợng giữa 2 bên chiếm 25,00%, một vài hộ gia đình sản xuất số lƣợng lớn nên đƣợc quyền thƣơng lƣợng để bán hành nhƣng số lƣợng không nhiều, ngƣời bán quyết định giá bán chỉ chiếm 1,67%.

47

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG HÀNH TÍM THƢƠNG PHẨM Ở THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 54 -54 )

×