Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 70)

Sau khi phân tích chi phí và lợi nhuận mà nhà nông đạt đƣợc ta tiến hành phân tích hiệu quả kĩ thuật của hành tím thƣơng phẩm trong vụ vừa rồi ở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng.

Để xây dựng mô hình sản xuất Cobb-Douglas ta có biến số trung bình nhƣ bảng 4.16 để nhằm phân tích kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên nhƣ sau:

Bảng 4.16: Kết quả phân tích hàm sản xuất các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất hành tím

Biến số Trung bình Độ lệch chuẩn

Logarit của năng suất 0,80 0,21

Logarit của lƣợng N 3,73 0,46

Logarit của lƣợng P 3,33 0,66

Logarit của lƣợng K 2,03 0,90

Logarit của chi phí thuốc nông dƣợc 6,96 0,67

Logarit của lƣợng giống 4,59 0,19

Logarit của tuổi nông hộ 3,87 0,26

Số quan sát 60

59

Qua kết quả phân tích thì nhìn chung giá trị của các biến số trong mô hình không biến động nhiều giữa các nông hộ trong cùng một mùa vụ, đƣợc biểu hiện qua giá trị độ lệch chuẩn của các biến là rất nhỏ so với các giá trị trung bình.

4.3.2 Kết quả ƣớc lƣợng mô hình sản xuất Cobb-Douglas biến ngẫu nhiên

Hệ số của các biến số trong mô hình hàm sản xuất của các vụ đƣợc ƣớc lƣợng, kết quả nhƣ bảng

Bảng 4.17: Kết quả ƣớc lƣợng các hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

Các nhân tố Phƣơng pháp OLS Phƣơng pháp MLE

Hệ số Giá trị Hệ số Giá trị

Logarit của lƣợng N 0,083** 0,069 0,124*** 0,001

Logarit của lƣợng P2O5 0,078** 0,036 0,108*** 0,001

Logarit của lƣợng K2O 0,040** 0,089 0,020NS 0,297

Logarit của chi phí thuốc nông dƣợc

0,044NS 0,153 0,024NS 0,267

Logarit của lƣợng giống 0,480*** 0,001 0,380*** 0,023

Logarit của tuổi nông hộ -0,046NS 0,543 - 0,011NS 0,841

Hằng số -2,188** 0,002 -1,760** 0,013 Số quan sát 60 R-squared 0,5138 Prob>F 0,000 Log likelihood 36,95 Lambda 0,4035

*, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. NS không có ý nghĩa

Nguồn: Kết quả khảo sát,2014

Qua kết quả phân tích cho thấy các mô hình đƣợc ƣớc lƣợng đều có ý nghĩa thống kê (Prob > F = 0,000), chứng tỏ có một số biến số đƣợc chọn trong mô hình có ảnh hƣởng đến năng suất qua các đợt. Trong hàm Cobb-Douglas R2 = 0,5138 nghĩa là mô hình giải thích đƣợc 51,38% năng suất của hành tím bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố có trong mô hình, còn lại 48,62% năng suất của hành tím chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố ngoài mô hình.

60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong hàm giới hạn khả năng sản xuất thì lambda=0,4035 nghĩa là mức kém hiệu quả đƣợc giải thích do các yếu tố nông dân có thể kiểm soát đƣợc là 40,35% còn lại 59,65% là những yếu tố ngẫu nhiên mà nông dân không kiểm soát đƣợc.

Tuy nhiên, dựa trên kiểm định t để xét mức ý nghĩa của từng biến giải thích trong mô hình, ta thấy hệ số ƣớc lƣợng có ý nghĩa về mặt thống kê tƣơng đối ít. Điều này cho thấy số lƣợng các nhân tố đầu vào ảnh hƣởng đến năng suất không nhiều. Cụ thể nhƣ sau:

Lượng N: tất cả hệ số của biến này có ý nghĩa thống kê, lƣợng phân đạm nguyên chất ảnh hƣởng đến năng suất của nông hộ trồng hành, cụ thể là nếu tăng 1% lƣợng N thì năng suất sẽ tăng 0,083% ở mức ý nghĩa 5% và các yếu tố khác không đổi. Trong mô hình giới hạn khả năng sản xuất ( MLE) hệ số của lƣợng N nguyên chất là 0,124 nghĩa là ở mức ý nghĩa 1% khi tăng 1% lƣợng N nguyên chất thì năng suất sẽ tăng 0,124% và các yếu tố khác không đổi. Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây trồng nói chung và hành tím thƣơng phẩm nói riêng, là thành phần cơ bản của protein. Đạm có vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao và đẻ nhánh của hành tím. Tóm lại phân đạm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của hành tím thƣơng phẩm và nông hộ thƣờng sử dụng với số lƣợng lớn. Tuy nhiên cần cân bằng giữa các loại phân khi bón cho cây hành nếu bón thiếu phân đạm thì cây sẽ sinh trƣởng chậm, thấp cây, lá nhỏ và lá sẽ sớm chuyển thành màu vàng từ đó làm năng suất giảm. Còn nếu bón quá nhiều phân đạm thì làm hành lá to, mỏng, dễ bị sâu bệnh, củ nhỏ và chiều cao thấp.

Lượng P: trong mô hình của hàm sản xuất trung bình lƣợng P có ý nghĩa thống

kê ở mức ý nghĩa 5%, còn mô hình hàm giới hạn khả năng sản xuất thì lƣợng P có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Do đó các yếu tố về phân lân nguyên chất ảnh hƣởng đến năng suất của nông hộ trồng hành. Hệ số của hàm MLE 0,108 và hệ số của hàm OLS là 0,078 có nghĩa là ở mức ý nghĩa 5% và các yếu tố khác không đổi thì năng suất trung bình của nông hộ sẽ tăng 0,108% còn những hộ nằm trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất thì sẽ tăng 0,078% ở mức ý nghĩa 1%. Phân lân là loại phân có vai trò quan trọng trong thời gian sinh trƣởng của hành nó xúc tiến sự phát triển của bộ rễ, nếu thiếu lân trong thời kì phát triển lá của củ hành thì làm lá ít, tỷ lệ lá hữu hiệu thấp, dinh dƣỡng thấp và màu sắc củ không đẹp ảnh hƣởng đến năng suất, việc cải thiện năng suất nhƣng đây là loại phân đƣợc nông hộ sử dụng với số lƣợng không lớn lắm và ít đƣợc nông hộ quan tâm nhƣ phân đạm.

Lượng K: trong mô hình của hàm sản xuất trung bình lƣợng K có ý nghĩa

61

5% khi các yếu tố khác không đổi khi tăng 1% phân K thì năng suất sẽ tăng 0,040. còn mô hình hàm giới hạn khả năng sản xuất thì lƣợng K không có ý nghĩa thống kê trong vụ trồng hành tím. Tuy nhiên phân kali là loại phân giữ cho củ hành chắc khỏe và có màu sắc đẹp, bắt mắt, bán đƣợc giá cao nhƣng nông hộ sử dụng vẫn còn tƣơng đối ít, nên nếu nông hộ chịu đầu tƣ mua phân kali nguyên chất mặc dù với giá cao nhƣng chất lƣợng tốt thì sẽ làm tăng năng suất và độ bắt mắt của củ hành, năng suất cao và bán đƣợc giá cao thì lợi nhuận vẫn tăng lên.

Chi phí thuốc nông dược: thuốc nông dƣợc không có ý nghĩa thống kê là vì P-

value của biến chi phí thuốc nông dƣợc bằng 0,153> α = 5 % ở mô hình OLS, còn ở mô hình MLE thì thuốc nông dƣợc cũng không có ý nghĩa thống kê. Cho nên việc tăng hay giảm chi phí thuốc sẽ không ảnh hƣởng đến năng suất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng lƣợng thuốc thì năng suất do quan điểm làm theo kinh nghiệm truyền thống của các nông hộ, biến đổi thời tiết nên sâu bệnh nhiều nên ngƣời dân sử dụng thuốc để hạn chế thua lỗ do năng suất sụt giảm.

Lượng giống: Có ý nghĩa trong việc trồng hành tím, cụ thể là nếu tăng 1% lƣợng giống thì năng suất sẽ tăng 0,480% với mức ý nghĩa là 1% khi các yếu tố khác không đổi; trong mô hình giới hạn khả năng sản xuất ( MLE) hệ số của lƣợng giống nghĩa là ở mức ý nghĩa 1% khi tăng 1% lƣợng giống thì năng suất sẽ tăng 0,380% và các yếu tố khác không đổi. Lƣợng giống nhiều hay ít sẽ ảnh hƣởng đến mật độ của cây nếu quá dày sẽ cạnh tranh chất dinh dƣỡng, cộng với việc phải bón nhiều phân làm tăng chi phí và cây dễ bệnh tấn công. Mật độ trồng hành thích hợp là từ 4000 – 4500 bụi/ 1.000 m2, trồng 1 – 2 củ/hốc.

Độ tuổi nông hộ: P-value của biến độ tuổi nông hộ bằng 0,543> α = 5% ở mô

hình hàm sản xuất trung bình và mô hình hàm giới hạn khả năng sản xuất thì P-value của biến độ tuổi nông hộ bằng 0,841> α = 5%. Vì vậy độ tuổi không ảnh hƣởng đến năng suất ở cả hai mô hình, nếu độ tuổi cao hay thấp thì cũng không làm năng suất tăng lên hay giảm xuống.

Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi

Dựa vào kết quả kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi, cho thấy mô hình hồi quy không tồn tại hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi. Prob> chi2 = 0,3024>α = 5%.

62

Kiểm định đa cộng tuyến

Qua kết quả phân tích cho thấy, nhân tử phóng đại phƣơng sai của tất cả các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ (VIF =1,35 < 2,78) nên mô hình không bị vi phạm hiện tƣợng đa cộng tuyến.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 70)