0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Sơ lƣợc về hành tím

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG HÀNH TÍM THƢƠNG PHẨM Ở THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 41 -41 )

Đặc điểm của hành tím

Hành tím thuộc nhóm rau củ, đƣợc sử dụng phổ biến để làm gia vị trong bữa ăn của mọi gia đình, hành tím đƣợc đánh giá cao bởi mùi vị và giá trị dinh dƣỡng, cung cấp chất khoáng và các nguyên tố vi lƣợng cho ngƣời ăn kiêng. Hành có đặc trƣng rất nổi bật: mùi và vị rất hăng. Đó là do trong hành có chứa allyl propyl disulphide (gồm tinh dầu và hợp chất lƣu huỳnh). Tinh dầu dễ bay hơi này là thủ phạm chính gây kích ứng và chảy nƣớc mắt khi làm hành. Hành tím đƣợc chia thành hai loại củ đó là củ tròn to và củ nhỏ dài. Hành tím thƣờng đƣợc trồng ở vùng ôn đới, sống trên nhiều loại đất, nhƣng đất trồng phải cao ráo, tơi xốp, nhiều dinh dƣỡng. Đa số các loại giống có thời gian sinh trƣởng từ 60 – 65 ngày. Khi trồng nên chọn củ già (củ ngừng tăng trƣởng ) có màu tím sậm. Lƣợng giống để sản xuất hành

thƣơng phẩm cần 60 – 90 kg/1.000 m2, trồng để giữ giống 300 - 400 kg/1.000 m2.

Tuy nhiên, do bộ rễ phát triển kém nên đất trồng cần tơi xốp, pha cát, pH từ 6 – 6,5.

Nhiệt độ thích hợp để phát triển thân, lá là từ 20 -23oC, biên độ nhiệt từ 5 – 7oC ( ban ngày từ 23 – 25oC, ban đêm 18 – 20o), độ chiếu sáng trong ngày là 12 – 14 giờ, độ ẩm cần thiết cho giai đoạn cây con và củ đang phát triển là 80 – 85%, lúc củ già 70% ( Trần Khắc Thi, 1993).

Theo Pureglove (1985) thì hành có thể đƣợc trồng ở điều kiện sinh thái rộng rãi, nhƣng tốt nhất là khí hậu dịu mát, không quá nóng hay quá lạnh. Hành cũng không phù hợp với những vùng mƣa nhiều ở nhiệt độ thấp ẩm ƣớt. Điều kiện lạnh với việc cung cấp độ ẩm đầy đủ thì phù hợp nhất cho giai đoạn phát triển sau đó cần điều kiện ấm và khô cho giai đoạn chín, thu hoạch và xử lí.

Nguồn gốc hành tím

Hành tím thƣơng phẩm còn gọi là hành hƣơng hay hành ta với tên khoa học là Allium cepa var group aggregaturn (Pureglove, 1985). Đƣợc trồng từ thời xa xƣa ở Trung Đông và Ấn Độ.

30

Việc thuần hóa những giống hành hoang dại đƣợc bắt đầu cách đây hàng nghìn năm và sau đó đƣợc dùng làm gia vị phân bổ khắp nơi ở vùng Châu Á và Châu Âu do nó có mùi đặc trƣng (Henelt, 1990).

Hành tím Vĩnh Châu có tên gọi là Allium ascalonicum L. Bắt nguồn từ chữ Ascalon, tên một thị trấn ở Nam Palestine và ngƣời ta tin rằng giống hành này xuất phát từ đây. Hành tím đã đƣợc De Solo du nhập vào Hoa Kỳ trong cuộc hành trình khám phá Lousiana, rất phổ biến trong thực đơn của ngƣời Pháp. Riêng ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) nhiều ngƣời gọi nó là hành tàu với ý nghĩa là hành do ngƣời Tàu (Hoa Kiều) du nhập đem về trồng.

Vị trí của hành tím thƣơng phẩm

Vĩnh Châu là một trong khu vực có diện tích trồng hành tím lớn nhất cả nƣớc, tiếp đó là Quảng Ngãi và vùng ngoại thành Hà Nội.

Hành tím đã giúp cuộc sống của ngƣời dân khá hơn so với nhiều năm trƣớc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn vì chƣa ổn định đƣợc giá đầu ra cho sản phẩm, nhƣng ngƣời dân Vĩnh Châu vẫn yên tâm sản xuất vì nhu cầu hiện nay của thị trƣờng rất lớn, lớn nhất là thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm tƣơi qua Nhật Bản và Indonesia. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tƣ nhân đã tham gia vào thị trƣờng xuất khẩu hành. Ba HTX rau củ Vĩnh Châu ra đời ở ba xã có vùng chuyên canh hành, giúp bà con kinh doanh và xây dựng thƣơng hiệu “Hành tím Vĩnh Châu”. Việc thành lập hợp tác xã hành tím nhằm tạo mối quan hệ liên kết trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ giữa các hộ dân, giúp việc tiêu thụ nông sản đƣợc ổn định, nông dân không bị thƣơng lái ép giá trong những lúc thu hoạch rộ. Đồng thời, hƣớng tới việc nâng cao giá trị năng suất, chất lƣợng và sản phẩm truyền thống của địa phƣơng, làm cầu nối với các chƣơng trình khuyến nông về chuyển giao khoa học kỹ thuật. Thành viên Ban chủ nhiệm gồm xã viên các HTX và doanh nghiệp chuyên thu mua hành. CLB tạo điều kiện cho nhà nông, nhà quản lí và nhà kinh doanh gặp gỡ, trao đổi, tạo điều kiện hiểu biết lẫn nhau để bình ổn giá, bảo vệ thƣơng hiệu của mình.

Quy trình kỹ thuật trồng hành tím ở huyện Vĩnh Châu

- Thời vụ: Hành tím là loại cây thực phẩm ngắn ngày, có khả năng luân canh,

xen canh với nhiều loại cây khác, thời vụ chính là vụ Đông Xuân. Hành tím là loại cây không chịu đƣợc đất ngập nƣớc vì hành dễ úng khi gặp mƣa. Vì thế, nên chọn thời điểm không có mƣa để tránh hiện tƣợng hành bị thối củ không bán đƣợc gây lỗ cho ngƣời trồng.

31

- Cơ cấu mùa vụ:

+ Vụ hành sớm: Trồng từ tháng 09 – 10 dƣơng lịch, thu hoạch tháng 11 -12 dƣơng lịch ( thời gian từ 65 – 70 ngày).

+ Vụ hành mùa: Trồng từ tháng 11 -12 dƣơng lịch, thu hoạch tháng 10- 02 dƣơng lịch ( thời gian75 – 80 ngày).

Ngoài ra còn vụ hành giống chuẩn bị cho vụ trồng năm sau thƣờng trồng vào vụ Hè Thu sớm (từ tháng 3 đến tháng 6 dƣơng lịch).

- Giống:

+ Để đảm bảo chất lƣợng hành, hiện nay, nông dân Vĩnh Châu chủ yếu sử dụng hai loại giống truyền thống của bà con ngƣời Hoa là giống tùa coóng và sài coóng. Tùa coóng là giống chỉ có 2 – 3 củ trong một gốc, củ hành có màu tím, đậm, chắc, to và bóng mƣợt. Sài coóng thì cho từ 4 củ trở lên trong một gốc, củ nhỏ hơn nhƣng năng suất cao hơn.

+ Tiêu chuẩn chọn củ giống:  Củ giống không bị sâu bệnh.

 Tuyển chọn củ giống ngay từ lúc thu hoạch là tốt nhất.  Phần gốc rễ túm gọn không mọc rễ mới.

 Đáy củ tròn.

 Củ có màu tím đậm.

- Địa bàn trồng: Trồng ở tất cả các xã trong huyện, tập trung nhiều ở các xã có vùng đất có cát pha, đất thịt nhẹ ven biển của huyện Vĩnh Châu gồm các xã: Vĩnh Hải, Vĩnh Châu,Vĩnh Phƣớc, Lạc Hòa, Phƣờng 1, Phƣờng 2, Lai Hòa và Vĩnh Tân. Nhƣng tập trung nhiều ở các xã trồng rau màu nhƣ Vĩnh Hải, xã Lạc Hòa, Phƣờng 1 và Phƣờng 2.

- Kỹ thuật trồng hành tím:

Hành tím đƣợc trồng trên nhiều loại đất, nhƣng đất cần cao ráo, tơi xốp, nhiều dinh dƣỡng.

Làm đất: cày ải trƣớc 1 tháng, trƣớc khi lên liếp 3 – 5 ngày tiến hành rãi vôi, nếu đất sét cần trộn cát mịn đều trên mặt liếp.

Làm liếp: liếp cao 15 – 20 cm, mặt liếp rộng 0,7 – 0,9 m, khoảng cách mƣơng giữa 2 liếp 20 – 30 cm. Liếp trồng cần bằng phẳng, tƣới nhẹ và phủ một lớp rơm trƣớc khi trồng, xịt thuốc diệt mầm cỏ bằng Ronstar, Dual.

32

Trƣớc khi trồng lột bỏ vỏ bao chóp củ, nên xử lý thuốc ngừa bệnh thối củ bằng thuốc: Copper zinc, Aliette, Mancozeb hoặc Rampart, Kasuran.

Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 15 – 20 cm x cây cách cây 10 – 15 cm.

Mật độ trồng: 4.000 – 4.500 bụi/1.000 m2, trồng 1 – 2 củ/hốc, nếu đất sét cắm

củ sâu 2/3 lớp mặt, nếu đất cát cắm củ vừa ngập mặt đất. Sau khi trồng xong phủ một lớp rơm mỏng rồi tƣới nƣớc.

1. Hành sớm: 20 x 20 cm (5 - 6 hàng/luống). Sử dụng 80 - 100 kg giống.

2. Hành mùa: 15 x 18 cm (6 – 7 hàng/luống). Sử dụng 100 - 120 kg giống.

3. Hành giống: 10 x 15 cm (7 - 8 hàng/luống). Sử dụng 400 – 500 kg giống.

Bảng 3.6 Hƣớng dẫn sử dụng phân bón cho hành tím trên 1.000m2

Thời điểm bón phân Chủng loại và lƣợng phân bón

Bón lót

( 1 -2 ngày trƣớc khi trồng)

80 – 100 kg phân tôm cá hữu cơ + 50 kg phân Avi hoặc Cugusa; 30 – 50 kg super lân; 5 – 10 kg NPK ( 16-16-8-13S)

10 ngày trồng Tƣới 3 -5 kg NPK ( 16-16-8-13S)

20 ngày trồng

5 -10 kg NPK (16-16-8-13S) + (5 kg Urê. Nếu cây hành tím phát triển tốt và trời mƣa nhiều thì không cần tƣới Urê.

30 ngày trồng

5 -10 kg NPK (16-16-8-13S) + (5 kg Urê. Nếu cây hành tím phát triển tốt và trời mƣa nhiều thì không cần tƣới Urê.

40 ngày trồng 10 -15 kg NPK ( 16-16-8-13S) + 5kg kali

50 ngày trồng Giảm lƣợng nƣớc tƣới từ từ chuẩn bị cho thu hoạch

Tổng cộng

80- 100kg phân tôm + 50 kg phân Avi hoặc Cugusa

30 -50 kg super lân; 25 – 40 kg NPK (16-16-8-13S); 5 kg Kali; 15 kg Urê

33

 Thu hoạch và bảo quản

Giai đoạn 55 – 60 ngày, củ chuyển sang màu đỏ, lá đã ngả 80% thì bắt đầu nhổ, thƣờng thì phơi nắng 2 – 3 ngày cho lá mềm lại, để dễ vận chuyển xa. Chỉ nên thu hoạch hành vào những ngày khô ráo. Nhổ củ giũ sạch đất cho vào giỏ và chuyển về nơi bảo quản, tránh gây xây xát hoặc làm dập vỏ ngoài sẽ ảnh hƣởng đến giai đoạn tồn trữ. Đối với hành sản xuất vụ tháng 4-5 âm lịch, để giữ làm giống thì thu hoạch 40 – 45 ngày sau khi trồng (củ đã già ngừng tăng trƣởng để lâu dễ hƣ củ). Bảo quản: Phơi nắng 10 – 15 ngày, rơm thật khô, phải sạch sâu bệnh, chất đống cao 1 –5 m, cứ một lớp hành phủ một lớp rơm , vị trí cây rơm giữa trời, thoáng hoặc treo nguyên chùm hành ở nơi thoáng gió, tồn trữ thuốc hóa học bằng cách ƣớp hỗn hợp 40kg bột Tale+Sevin+ Rovral/ 1 tấn củ hành.


Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG HÀNH TÍM THƢƠNG PHẨM Ở THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG (Trang 41 -41 )

×