Ƣớc tính hiệu quả kĩ thuật

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 74)

4.3.3.1 Mức hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng hành

Hiệu quả kỹ thuật là đòi hỏi ngƣời trồng hành tím thƣơng phẩm tạo ra số lƣợng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ thuật đƣợc xem là một phần của hiệu quả kinh tế, bởi vì muốn đạt đƣợc hiệu quả kinh tế thì trƣớc hết phải đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật. Trong trƣờng hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lƣợng tối đa tƣơng ứng với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ƣu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lƣợng nhất định. Dựa vào hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ đƣợc ƣớc tính và đƣợc thống kê cụ thể qua bảng 4.18.

4.18 Mức hiệu quả kĩ thuật của nông hộ trồng hành

Mức hiệu quả Số nông hộ Tỷ trọng (%)

90 đến 100 28 46,67 80 dƣới 90 18 30,00 70 dƣới 80 8 13,33 60 dƣới70 5 08,33 50 dƣới 60 1 01,67 <50 0 0,00

Mức hiệu quả trung bình 85,04

Mức hiệu quả cao nhất 97,83

Mức hiệu quả thấp nhất 52,83

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2014

Qua kết quả đƣợc thống kê trong bảng 4.18 cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của các nông hộ là khá cao trên 85,04%. Có tới 28 hộ đạt mức hiệu quả từ 90 đến 100 chiếm 46,67%, tiếp đến là mức hiệu quả từ 80 – 90% đạt 30,00%. Chiếm tỷ lệ cao thứ 3 là mức hiệu quả từ 70 - 80% đạt 13,33%. Mức hiệu quả từ 60

63

- 70% chiếm 08,33 mức hiệu quả dƣới 50% không có hộ nào. Nhƣ đã phân tích phần kinh nghiệm của chủ hộ, trung bình các nông hộ có trên 55 năm kinh nghiệm nên việc đạt hiệu quả kỹ thuật cao là điều đúng nhƣ mong đợi. Tuy nhiên việc chênh lệch của nông hộ đạt mức hiệu quả cao nhất và thấp nhất là do ảnh hƣởng của các yếu tố khác nhƣ tập huấn kỹ thuật, năm kinh nghiệm, việc có tham gia tổ hợp tác không. Để có thể tăng thêm năng suất, tăng hiệu quả kỹ thuật mà không cần tăng thêm các yếu tố đầu vào đòi hỏi rất nhiều yếu tố kinh tế xã hội có liên quan có sự ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ. Chẳng hạn nhƣ tập huấn, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để góp phần tăng hiệu quả kỹ thuật do khi tham gia nông hộ sẽ học đƣợc nhiều kiến thức bổ ích từ cán bộ hội nông dân, cán bộ khuyến nông hay từ các công ty thuốc BVTV để biết cách kết hợp lƣợng phân, thuốc hợp lý. Ngoài ra kinh nghiệm chủ hộ hay mật độ gieo trồng cũng góp phần làm tăng hiệu quả kỹ thuật.

4.3.3.2 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật

Dựa vào mức hiệu quả kỹ thuật, ta có thể ƣớc tính phần kém hiệu quả của từng nông hộ và phần năng suất bị thất thoát do sự kém hiệu quả gây ra. Phần kém hiệu quả này có thể do nông dân sử dụng các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc nông dƣợc, giống…) chƣa hợp lý, chƣa đúng kỹ thuật và do các yếu tố khách quan không kiểm soát đƣợc nhƣ: sâu bệnh, thời tiết, thiên tai… Phần năng suất mất đi của hành tím đƣợc thể hiện ở bảng 4.19.

Bảng 4.19 Sản lƣợng thực tế mất đi do kém hiệu quả kĩ thuật

Mức kém hiệu quả Sản lƣợng tối đa (tấn) Sản lƣợng thực tế (tấn) Sản lƣợng bị mất đi (tấn) 0 – 10 74,844 69,950 4,894 Trên 10 dƣới 20 47,092 39,183 7,909 Trên 20 dƣới 30 23,802 17,966 5,836 Trên 30 dƣới 40 12,219 8,100 4,119 Trên 40 dƣới 50 2,207 1,166 1,041 >50 0 0 0 Sản lƣợng trung bình 2,669 2,272 0,397 Sản lƣợng thấp nhất 1,630 1,166 0,066 Sản lƣợng cao nhất 3,426 3,000 1,041

64

Trong bảng 4.19, ta thấy cứ một vụ sản xuất hành tím thƣơng phẩm thì 60 nông dân ở thị xã Vĩnh Châu theo khảo sát ngẫu nhiên sẽ mất đi 23,799 tấn hành.

Với tổng số hành thu hoạch đƣợc của 60 nông hộ trên một công 1.000m2 là 136,365

tấn hành. Thì số mất chiếm khoảng 17,45% một con số tƣơng đối lớn. Nhìn chung, thì nguyên nhân thất thoát là do kĩ thuật còn hạn chế, tuy đạt hiệu quả cao nhƣng còn chƣa kiểm soát hết đƣợc mức sản lƣợng thất thoát.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng hành tím thƣơng phẩm ở thị xã vĩnh châu tỉnh sóc trăng (Trang 74)