6. Cấu trúc luận văn
1.3. Yếu tố ngẫu nhiên trong văn học và tài năng người nghệ sĩ
Chúng tôi nhận thấy yếu tố ngẫu nhiên là cái tồn tại xuyên suốt trong nền văn học phương Đông lẫn phương Tây, từ cổ điển đến hiện đại. Trong văn học, cách thức xử lý, xếp đặt yếu tố ngẫu nhiên thuộc nghệ thuật cấu trúc sự kiện. Yếu tố ngẫu nhiên, xét trên phương diện tư duy nghệ thuật, thuộc về cái đã được nhận thức, lựa chọn kĩ lưỡng, chứ không phải tuỳ tiện, tuỳ hứng.
Yếu tố ngẫu nhiên là một phần rất quan trọng trong những tác phẩm có yếu tự sự, kể chuyện. Tác phẩm tự sự càng lớn, tần số xuất hiện của yếu tố ngẫu nhiên càng cao. Yếu tố ngẫu nhiên tạo nên sự vận động logic của mạch chuyện, góp phần soi sáng tâm lý, số phận nhân vật.
Trong nền văn học dân gian Việt Nam, yếu tố ngẫu nhiên vẫn được tìm thấy trong một bài ca dao ngắn:
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn Đi vay đi vạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung , ba trứng: ung Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung Bảy trứng: ung
Còn ba trứng nở ra ba con Con diều tha
Con quạ quắt Con mặt cắt xơi
(Ca dao Bình Trị Thiên)
Nhằm tô đậm số phận bi kịch của ngươi nông dân, tác giả dân gian đã khéo xếp đặt những biến cố mang tính ngẫu nhiên đến với gia nghiệp mới định hình - ổ trứng mười quả - của người nông dân ấy. Bảy trứng ung, bi kịch được dàn dựng bước đầu. Ba quả trứng còn lại, nở ra ba chú gà con. Tác giả dân gian tiếp tục với sự mất mát ngẫu nhiên: “Con diều tha, con quạ quắt, con cắt xơi”.
Trong Thuật xử thế Ấn Độ (Panchatantra), yếu tố ngẫu nhiên tồn tại như phần tản mạn ngoại đề, bắt đầu bằng: Người ta nói, Người ta thường nói, Vậy mới nói,… Phần tản mạn ngoài đề này thường là cung cấp thông tin, hoặc là lời nói có tính triết lí. Ở chương XIII, quyển 3, nhan đề: Con chuột cái biến thành một cô gái, phần ngoại đề ngẫu nhiên nhằm giải thích tục lệ cưới xin và quan niệm về hôn nhân của người Ấn Độ.
“Khi người con gái chưa có kinh, thì cô ta được gọi là Gauri (Trắng). Khi đã có kinh, cô được gọi là Rohini (Đỏ). Khi cô chưa có dấu hiệu dậy thì và chưa có nhũ hoa, cô được gọi là Nagniki (Trần trụi).
Nhưng khi những dấu hiệu của tuổi dậy thi đến, thì cô gái thuộc về thần Soma, các vị thần Gandharasas cư ngụ trong nhũ hoa của cô, thần Agni xuất hiện trong kinh nguyệt của cô.
Do đó, ta nên cuới cô gái khi cô có kinh và khi cô 8 tuổi, việc hôn nhân đã nên tiến hành” [65, 252].
Ở chương XX, quyển 1, nhan đề: Người đàn ông ngay thẳng và tên bất lương, phần tản mạn ngẫu nhiên mang tính triết lí cao: “Người ta nói: Kẻ nào chưa đi hết xứ lạ quê người với những phong tục tập quán v.v… thì trong thời gian còn đi trên mặt đất, chưa thực sự hưởng được cái quả của việc sinh ra”[65, 143]. Tính ngẫu nhiên còn làm nảy sinh những câu chuyện kể mới, liên tục, tạo thành kết cấu lồng khung, xâu chuỗi trong 5 tập sách Patachantra. Việc kết cấu lồng khung của Panchatantra khiến ta liên tưởng đến kết cấu của Chuyện ngàn lẻ một đêm, chuyện cứ nối tiếp triền miên, lôi cuốn.
Trường ca Odysseus của nhà thơ cổ đại Hy Lạp Homer kể về cuộc hành trình phiêu dạt, gian nan của nhân vật chính Ulysse trên đường trở về quê hương sau khi quân Hy Lạp hạ được thành Trioe. Cuộc hành trình này của Ulysse kéo dài hơn mười năm vẫn chưa về được quê hương do gặp phải những biến cố ngẫu nhiên trong hành trình. Chàng và thủy thủ của mình phải đương đầu với tên
khổng lồ một mắt Poliphem. Sau khi người của Ulysse lỡ giết bò của thần Zeus, thần đã giáng sấm sét tiêu diệt tất các thủy thủ đồng hành của chàng. Nàng tiên nữ Calypso do vừa yêu Ulysse vừa theo lệnh thần biển Poseidon nên đã giữ chân Ulysse lại trên đảo Oghigi. Thần biển Poseidon vì muốn trả thù cho con trai là tên khổng lồ một mắt đã gây giông tố đánh chìm bè gỗ của Ulysse vào ngày thứ 18. Yếu tố ngẫu nhiên trong trường ca này đã được khai thác gắn liền với sức mạnh của thần.
Trong vở kịch thơ Oedipus làm vua của nhà văn Hy Lạp cổ đại Sophocles, yếu tố ngẫu nhiên đại diện cho “tính chất vô lí, vô nhân đạo của số mệnh” [44, 476]. Oedipus, đứa con của vua Laios và hoàng hậu Jocaste thành Thèles, vừa sinh ra đã được lời sấm rằng sẽ phạm tội giết cha lấy mẹ. Hoàng hậu Jocaste sai người chăn cừu đêm Oedipus đi giết nhưng số phận đẩy đưa, chàng được nhận nuôi bởi vua xứ Corinhthe. Nhiều năm sau, trên đường đến thành Thèles, trong lúc xảy ra cuộc xô xát, Oedipus dã giết chết gần hết một đoàn người, trong đó có một cụ già - chính là cha mình, vua Laios. Đến thành Thèles, Oedipus giết được quái vật Sphinx, chàng được tôn lên làm vua và kết hôn cùng hoàng hậu Jocasto, chính là mẹ mình. Khi mọi chuyện vỡ lỡ, hoàng hậu tự tử, Oedipus tự chọc mù mắt mình, rời khỏi ngai vàng để đi tu. Trong vở kịch này, yếu tố ngẫu nhiên đầy khốc liệt đã biến con người thành trò đùa của số mệnh, con người tồn tại và hành xử như đui mù, vô tri. “Oedipus làm vua là một kiệt tác của sân khấu cổ đại, được viết chặt chẽ, hấp dẫn, đầy kịch tính” [44, 146]. Chúng tôi nhận thấy sự thành công đó không thể nằm ngoài cái tác dụng của các yếu tố ngẫu nhiên đã được chọn lọc.
Những khảo sát trên đã bám sát vào văn học cổ, từ phương Đông đến phương Tây, cho thấy: Yếu ngẫu nhiên của văn học giai đoạn này mang tính chất mô tả hiện thực đơn giản, ít gia công như: Ca dao Bình Trị Thiên - Việt Nam, Thuật xử thế Ấn Độ. Hoặc yếu tố ngẫu nhiên mang tính chi phối nặng nề của
thần quyền, như sự chi phối của lời nguyền trong Oedipus làm vua; sự nổi giận, mệnh lệnh và ý muốn của các vị thần trong Trường ca Odysseus.
Giai đoạn văn học hiện đại, yếu tố ngẫu nhiên được xây dựng tỉ mỉ, phản ánh sát sao hiện thực cuộc sống, không có bóng dáng của thần quyền, chỉ có đạo đức, hành vi của con người chi phối lẫn nhau.
Trong vở kịch Lôi Vũ của tác giả Tào Ngu, yếu tố ngẫu nhiên chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Sự li kì, hấp dẫn của câu chuyện ba mươi năm được dồn nén trong một vở kịch bốn hồi và hai màn tự mạc, vĩ thanh.
Câu chuyện xảy ra trong gia đình Chu Phát Viên. Khi còn là cậu ấm trong một gia đình quyền thế, hắn đã dan díu với người hầu gái xinh đẹp tên Thị Bình, sinh ra đứa con trai tên Chu Bình. Khi Thị Bình mang thai đứa con thứ hai, gia đình Phát Viên đuổi cô đi để cưới vợ cho hắn. Đó là Phồn Y, trẻ đẹp, giàu có và tuổi ngang với Chu Bình. Do xa cách về tuổi tác lại quen thói chuyên quyền, Phồn Y không ngần ngại nảy sinh quan hệ bất chính với Chu Bình. Thị Bình sau khi rời khỏi nhà họ Chu đã nhảy sông tự trầm nhưng được người dân cứu. Sau khi bình tâm, bà lên khu mỏ làm việc, sinh con đặt tên là Lỗ Đại Hải. Lúc ấy bà đã kết hôn cùng Lỗ Quý, sau sinh thêm Tứ Phượng.
Lỗ Quý và Tứ Phượng đều đi ở đợ cho nhà Chu Phát Viên. Tứ Phượng và Chu Bình yêu nhau. Chu Xung - con của Phát Viên và Phồn Y - cũng đem lòng yêu Tứ Phượng. Tại khu mỏ, Đại Hải đã trở thành người lãnh đạo công nhân chống lại Phát Viên.
Vì ghen tuông, Phồn Y kêu mẹ của Tứ Phượng đến đem con gái mình về. Đến nơi, Thị Bình mới biết con gái mình đang ở nơi không nên ở, khủng khiếp hơn là việc biết tin con trai và con gái mình yêu nhau. Sự việc được phơi bày, Tứ Phượng chạy ra trời mưa gió, nhảy vào dây điện quyên sinh, Chu Xung cứu cô nên cũng chết theo. Chu Bình rút súng tự sát.
Ở vở kịch này, ta bắt gặp những điều ngẫu nhiên đến kinh ngạc: người vợ lớn bị hắt hủi khi đang mang thai đứa con thứ hai bỏ đi và sau lại kết hôn với người đày tớ của chồng cũ; người vợ kế có tư tình với người con trai cả; con gái đi làm tôi tớ cho gia đình chồng cũ của mẹ và được hai người anh trai cùng mẹ khác cha yêu; con trai lãnh đạo phong trào công nhân chống lại cha ruột của mình; xảy ra hai bi kịch loạn luân ở một gia đình: dì ghẻ sinh con với con chồng, anh trai em gái yêu nhau.
Sự dồn nén cái ngẫu nhiên đến nghẹt thở như thế đã nhận được những ý kiến phê bình đánh giá khác nhau. Với nhà phê bình Đặng Thai Mai, nó hoàn toàn hợp lí và dễ chấp nhận. Ba mươi năm của gia đình Chu Phát là ba mươi năm của một xã hội Trung Quốc, một xã hội có nền “văn minh đặc biệt: trong đó ta có thể tưởng tượng được mọi điều xấu xa, thô bỉ, ghê tởm, tục tằn đồng thời xuất hiện với những sự trạng rất tốt đẹp, thanh cao, rất cao sâu” [37, 180]. Đồng thời, ông cũng nhận định sâu xa hơn về giá trị của những yếu tố ngẫu nhiên cấu thành vở kịch: “Nhận rõ tính chất phức tạp của xã hội Trung Quốc, chúng ta thấy rằng chính cái địa vị quan trọng của ngẫu nhiên trong Lôi vũ cũng là một phản ảnh của xã hội Trung Quốc trong khoảng hai ba mươi năm gần đây. Và chúng ta có thể từ đấy mà tìm ý nghĩa sâu xa của tập kịch” [37, 180].
Yếu tố ngẫu nhiên tham gia vào cốt truyện như một cách sáng tạo tình huống nhân sinh đặc sắc của tác giả nhằm thử thách nhân vật. Yếu tố ngẫu nhiên có thể đẩy nhanh nhân vật vào bi kịch hoặc cứu vớt kịp thời. Nếu không biết tới yếu tố ngẫu nhiên, thật khó hình dung được lôgic nghệ thuật của tác phẩm bất kì. Nhân vật Jean Valjean (Những người khốn khổ - Victor Hugo) đã trải qua những khúc quanh của cuộc đời với sự hoạch định bằng ngẫu nhiên. Câu chuyện về đời của người tù khổ sai, vinh quang với lương tri, nghị lực và khốn cùng với sự truy đuổi của tên mật thám, được tác giả Victor Hugo dàn dựng công phu, logic và thuyết phục. Ông đã đặt ra hai thế lực tương phản, song hành:
những người khốn khổ, cố sức vươn lên và lực lượng mật thám, bọn tay rình rập, áp bức, ngoan cố. Đấy là một bức tranh rộng lớn của những người lao động nghèo khổ ở Pháp trong thế kỷ XIX. Lựa chọn yếu tố ngẫu nhiên hay tất yếu, nhìn chung đều phụ thuộc vào quan niệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Ở những cây bút già dặn, yếu tố ngẫu nhiên có vai trò quan trọng trong việc biểu hiện cái logic bên trong của hành động. Trong Những người khốn khổ, tác giả đã đặt ra những tình huống ngẫu nhiên và giải quyết chúng bằng biện pháp tình thương. Những biến cố trong cuộc đời Jean Valjean và cách giải quyết của hắn - dưới bàn tay đạo diễn của tác giả - là một cách để nhận diện chủ nghĩa lãng mạn trong tinh thần sáng tác của Victor Hugo.
Tóm lại yếu tố ngẫu nhiên là một phần quan trọng cấu thành tác phẩm tự sự. Nó tạo nên tính bất ngờ lôi cuốn của tác phẩm, là những bước ngoặt đầy ngoạn mục trong cuộc đời nhân vật. Yếu tố ngẫu nhiên trong tác phẩm là cái đã được chọn lựa kĩ càng trong yêu cầu của tính logic. Việc chọn lưa yếu tố ngẫu nhiên thể hiện tài năng, nhân sinh quan, thế giới quan của tác giả.
Tiểu kết chương I
Khi tất nhiên tồn tại ngoài tầm kiểm soát của cá nhân, nó được hiểu như cái ngẫu nhiên, hiện tượng này đã và đang tồn tại như một tất yếu của cuộc sống. Triết học hướng người ta đến việc nắm bắt triệt để và làm chủ cái ngẫu nhiên, đồng thời khẳng định thế giới không gì là ngẫu nhiên cả, con người là chủ thể và cải tạo được thế giới.
Trong đời sống tinh thần, cái ngẫu nhiên lại đem đến cho người ta những bất ngờ thú vị, và nó được chấp nhận như “phạm vi” có tính kích thích và thử thách tâm lý con người. Con người không ngồi không để chờ quy luật có tính bất biến của sinh - lão - bệnh - tử, con người lao động miệt mài và làm nên những điều mới mẻ, luôn vững vàng trước những đổi thay, biến cố.
Triết học hiểu cái ngẫu nhiên, người nghệ sĩ cũng hiểu cái ngẫu nhiên nhưng cách vận dụng có phần khác nhau. Triết học dùng lí trí, vận dụng cái ngẫu nhiên để tìm hiểu cái tất nhiên. Người nghệ sĩ dùng cả lí trí lẫn tình cảm, vận dụng cái ngẫu nhiên để mô phỏng thế giới bằng tác phẩm văn học và cải tạo thế giới từ tình cảm đến nhận thức và hành động.
Chương 2: Yếu tố ngẫu nhiên qua tình tiết cốt truyện
Ấn tượng đầu tiên và giá trị cuốn hút của tác phẩm thể hiện trước hết ở cốt truyện, ở nội dung câu chuyện. Trong tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột, cuộc đời nhân vật Ram trải qua 17 năm đầy những biến cố, va chạm, được mất. Có thể nói, cách kể chuyện của Vikas Swarup có nét tương đồng với cách kể chuyện của nhà văn Mỹ O. Henry: dựa vào tình tiết, cốt truyện là chính. Nói cách khác,
Triệu phú khu ổ chuột là một tiểu thuyết hoàn toàn có cốt truyện, và hấp dẫn ở những tình tiết. Tác giả đã dày công tổ chức những “sự kiện cuộc đời” cho nhân vật của mình, ông chắc tay và thành công trong việc xây dựng những tình tiết ngẫu nhiên và cốt truyện ngẫu nhiên.
2.1. Khái niệm tình tiết và cốt truyện 2.1.1. Tình tiết và tình tiết ngẫu nhiên