Nhân vật và quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu yếu tố ngẫu nhiên trong tiểu thuyết triệu phú khu ổ chuột của vikas swarup (Trang 63)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Nhân vật và quan hệ xã hội

Nhà văn sáng tạo nhân vật là để “tạo dựng” những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về cá nhân ấy. Nhân vật văn học là phương tiện khái quát hiện thực, đồng thời, nhân vật là “sản phẩm” ngẫu nhiên của thời đại. H’Arpagon trong vở kịch Lão hà tiện, Grandet trong tiểu thuyết Eugenie Grandet chính là sản phẩm ngẫu nhiên như thế.

Lão hà tiệnlà một vở hài kịch lớn và thành công nhất của Moliere. Một xã hội đang trong giai đoạn chuyển mình từ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa đã ngẫu nhiên hình thành nên một H’Arpagon. Giai đoạn nghẹt thở đó của xã hội phương Tây, những tính cách, số phận, phương thức tồn tại được hình thành ngẫu nhiên. Trong ấy, bóc lột dã man, xảo quyệt cho vay nặng lãi đã được “tích tụ” lại nơi H’Arpagon, nhân vật chính của tác phẩm.

H’Arpagon mang cung cách của một anh nhà giàu mới phất, vương mùi bóc lột, ti tiện và thói keo bẩn kiểu phong kiến, địa chủ. Thói tham lam, keo kiệt đã dẫn H’Arpagon tới chỗ vô lương tâm, vô liêm sỉ. Lão chẳng bận tâm gì đến hạnh phúc của cô con gái đã đến tuổi lấy chồng, chỉ một mực lo mất của hồi môn. Lão đã tàn nhẫn ép duyên con trai, con gái. Con lão đánh bạc, lão chẳng băn khoăn chút nào về đạo đức của con trai, còn vạch đường chỉ dẫn con mang tiền đi cho vay nặng lãi... Với H’Arpagon thì tiền bạc quan trọng hơn tình cảm. Moliere đã phê phán đồng tiền tư bản, nó đã hủy hoại tư cách, bóp chết tình cảm cắt đứt những quan hệ của H’Arpagon. Đồng thời, cũng chính đồng tiền ấy đã làm nảy nở thêm những nét mới trong tính cách H’Arpagon: thói ham muốn kệch cỡm, thói lừa lọc ranh ma, sự hạ thấp nhân cách. H’Arpagon là “sản phẩm” cụ thể để minh chứng cho bản chất của thời đại, thời kì tích lũy của tư bản. Vạch trần những thói xấu trong con người H’Arpagon cũng là vạch trần những thói xấu của giai cấp tư sản ngay ở giai đoạn lịch sử đầu tiên của nó. Tác giả thông qua nhân vật của mình để phê phán bọn người làm giàu một cách lạc hậu và tàn nhẫn trong cách đối xử với những người xung quanh, sự tha hóa suy đồi về mặt đạo đức của những giai cấp tầng lớp trên, sức phá hoại của đồng tiền trong xã hội tư sản buổi đầu.

Balzac, thông qua sáng tác của mình, đã tố cáo mạnh mẽ tính xấu xa, bỉ ổi của xã hội tư sản với quá trình tích lũy tư bản của chúng. Lão Grandet trong tiểu thuyết Eugenie Grandet chính là hiện thân của dục vọng tư sản. Gắn liền lối sống của Grandet với những đặc điểm xã hội của nước Pháp lúc bấy giờ, Balzac

đã nhìn thấy cuộc cách mạng 1789-1794 như một bước nhảy vọt trong quá trình phát triển của giai cấp tư sản và cuộc cách mạng ấy đã đặt nền móng cho sự làm giàu của Grandet. Quá trình làm giàu của lão là cả một giai đoạn phát triển gắn liền với lịch sử xã hội Pháp. Hoàn cảnh ấy đã ngẫu nhiên hình thành nên một Grandet, một Charles - từ đáng thương, chung tình thành kẻ vong ơn, tham tiền, háo danh tiếng và đầy toan tính… như xã hội phương Tây đã từng hình thành nên một H’Arpagon. Thông qua hệ thống nhân vật trong Tấn trò đời, Balzac đã hoàn thành vai trò của “người thư kí” thời đại.

Thế giới quan của tác giả được nảy sinh trong phạm vi màu sắc của thời đại. Nhưng hiện thực trong nghệ thuật là khám phá cuộc sống chứ không minh họa cuộc sống, hiện thực trong nghệ thuật là hiện thực của các mối quan hệ đã được tư duy lại. Cho nên, để phản ánh hiện thực thời đại, nhà văn phải sáng tạo ra một hệ thống nhân vật mới lạ, độc đáo và có tính phát hiện.

Bằng bút pháp hiện thực và châm biếm, Lỗ Tấn đã xây dựng nên nhân vật AQ trong tác phẩm AQ chính truyệnnổi tiếng. AQ và phép “thắng lợi tinh thần” tiêu biểu cho những người cầm đầu nước Trung Quốc hồi đầu thế kỷ XX với tính chất yếu hèn mê muội nhưng luôn tạo ra những ảo tưởng để tự dối lừa. AQ là người làm thuê của làng Mùi, y từ đâu tới, không ai biết, tên họ y cũng mập mờ. Y lang thang trong làng, ai thuê gặt lúa thì gặt lúa, ai thuê giã gạo thì giã gạo. Thế nhưng y lại tự coi mình có nguồn gốc “bề thế”, “kiến thức rộng”, “phát triển hoàn thiện”. Bởi vậy, y thường bị dân làng Mùi bắt nạt, đem ra làm trò cười. Có kẻ tâng bốc y đến tận mây xanh thì y lên mặt, hỉ hả. Có kẻ đánh y, y lại tỏ ra đắc thắng: “Nó đánh mình khác gì nó đánh bố nó”. AQ bị bóc lột, nhưng không biết căm thù. Y sống trong mơ hồ ảo tưởng, hy vọng hão huyền. Thậm chí trên đường ra pháp trường, lòng và mặt vẫn cứ trơ trơ, vô lo. Đến khi cái chết cận kề, tâm thần mới bạn loạn, kêu van. Đấy là một nhân vật vừa khiến người ta bật cười vừa thấy đau đớn, không phải bất kì nhà văn nào cũng sáng tạo được như Lỗ Tấn. Thói AQ trở thành một bài học không chỉ với người Trung Quốc mà còn

với nhân loại. Không thể tự lừa dối mình, không thể tự tạo ra những “phép thắng lợi tinh thần” giả tạo để nhấn chìm sức phản kháng vốn rất cần thiết để chống lại cái ác. Con người hãy tỉnh táo nhìn lại những hạn chế của mình để tự đổi thay. Mọi ảo tưởng mơ hồ, mọi niềm tin mù quáng và hão huyền không giúp gì cho sự tiến bộ của con người.

Tiểu thuyết Cọp Trắng đoạt giải thưởng văn học Man Booker 2008 của Aravind Adiga kể về quá trình lập nghiệp của Balram Halwai, một người xuất thân từ một làng quê nghèo của Ấn Độ. Tiểu thuyết thể hiện dưới dạng một lá thư của Balram viết trong bảy đêm gửi thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Ấn Độ qua lời kể của Balram là một xã hội trần trụi đầy rẫy bất công. Xã hội ấy được ví như chiếc chuồng gà giam hãm những người thấp cổ bé họng hết đời này đến đời khác. Ở đó, luật pháp bị thay thế bởi những quy luật nhuốm mùi tiền. Vốn dĩ mỗi quốc gia đều có tính hai mặt, nhưng tác giả chỉ chọn việc phơi bày những góc tối của Ấn Độ, khiến giá trị của tác phẩm trở thành một vấn đề được nhiều người tranh luận. Đặc biệt khi Aravind Adiga để nhân vật thức trắng bảy đêm để viết thư khi bốn bề đang ngủ say, thể hiện sự đối lập: cả thế giới đang chìm trong mê muội, tối tăm, chỉ mình “Cọp trắng” là sáng suốt, khiến tâm lý tiếp nhận càng thêm đa chiều. Tuy vậy, phải thừa nhận rằng, Balram Halwai là một vật có tính sáng tạo và táo bạo trong tiểu thuyết này của Aravind Adiga. Anh là một con gà trong vô số những con gà của vùng bóng tối. Anh được viên thanh tra giáo dục gọi là Cọp trắng - loài vật trong rừng mà mỗi thế hệ chỉ có một con. Anh đã quyết định bước qua vùng bóng tối, đúng lên đỉnh vinh quang bằng cách hy sinh những con gà khác và trở thành con cọp trắng đúng nghĩa. Nhân vật táo bạo này giúp thể hiện nỗi lo sợ của Aravind Adiga: “Tôi ngày càng tin rằng hệ thống chủ - tớ, viên đá tảng của đời sống trung lưu ở Ấn Độ, đang lung lay, và sự đổ vỡ ấy sẽ dẫn đến nguy cơ gia tăng tội ác và sự thiếu thốn ổn định. Tiểu thuyết này là chân dung một xã hội bên bờ vực của bất ổn” [63, 18].

Tóm lại nhân vật là yếu tố trọng tâm của tác phẩm, là sản phẩm ngẫu nhiên của thời đại mà nó phản ánh. Thế giới của nhân vật trong truyện vừa được lạ hóa, vừa là mô hình thu nhỏ của thế giới người giữa đời thực, trong ấy ta bắt gặp trọn vẹn những mối quan hệ người, những biến thái có tính lịch sử. Thế giới nhân vật vừa thách thức vừa minh chứng cho tài năng người nghệ sĩ.

Một phần của tài liệu yếu tố ngẫu nhiên trong tiểu thuyết triệu phú khu ổ chuột của vikas swarup (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)