Ngẫu nhiên cản trở và ngẫu nhiên hạnh phúc

Một phần của tài liệu yếu tố ngẫu nhiên trong tiểu thuyết triệu phú khu ổ chuột của vikas swarup (Trang 58)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.6. Ngẫu nhiên cản trở và ngẫu nhiên hạnh phúc

Dựa vào kết quả của các tình tiết ngẫu nhiên, chúng tôi phân loại thành tình tiết ngẫu nhiên cản trở và ngẫu nhiên hạnh phúc. Ngẫu nhiên cản trở là những biến cố, những bất ngờ xảy đến tạo nên sự mất mát, khó khăn, bế tắc… cho nhân vật. Ngẫu nhiên hạnh phúc là ngẫu nhiên mang lại sự trợ giúp, niềm vui, thành công… cho nhân vật. Nếu phân loại như thế, chúng tôi nhận thấy có sự đan xen nhau giữa ngẫu nhiên cản trở và ngẫu nhiên hạnh phúc. Salim được Mamaan chọn lựa, có thể thoát khỏi trại giáo dưỡng, đó là ngẫu nhiên hạnh phúc. Nhưng Mamaan lại là tên chăn dắt, hành hạ trẻ em, Ram và Salim hoảng sợ, phải trốn chạy, đó là ngẫn nhiên cản trở. Trong quá trình trốn chạy, hai cậu bé được sự giúp đỡ của “nữ hoàng bi kịch” Neelima Kumari, đó là ngẫu nhiên hạnh phúc…

Đôi khi ngẫu nhiên cản trở và ngẫu nhiên hạnh phúc cũng chuyển hóa cho nhau. Ram ngẫu nhiên gặp Nita, tình yêu nảy nở, đó là hạnh phúc. Nhưng cũng từ lúc gặp gỡ, rắc rối bắt đầu nảy sinh, thù hận lên đến tột đỉnh, do vậy ngẫu nhiên hạnh phúc đã chuyển nhanh thành ngẫu nhiên cản trở. Hay như việc Ram bị cảnh sát bắt, tên của anh được đăng trên báo, Gudiya nhờ vậy đã tìm được anh. Ở tình tiết bị bắt giam ấy, khó phân biệt được ranh giới giữa ngẫu nhiên cản trở và ngẫu nhiên hạnh phúc.

Việc nhân vật so sánh ngẫu nhiên giữa đời thực và điện ảnh đã xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm: So sánh việc một người bị ngã trong phim với việc ngã thực ngoài đời - cú ngã của nhà thiên văn học, chương Lời hứa của một người em trai; so sánh cái chết vì súng bắn trong phim và đời thực - cái chết của tên cướp, chương Vụ giết người trên chuyến tàu miền Tây; so sánh việc bị vây giữa đám đông quá khích, người ta có thể đứng dậy kêu gọi, thuyết giáo trong phim với sự sợ hãi và cái chết chắc chắn cận kề giữa đời thực - Salim bị bao vây giữa những người quá khích theo đạo Hindu, chương Quyền giết người… Kết quả của so sánh: chuyện của đời thực không hề dễ dàng dàn xếp, an bày như trong phim mà nhân vật đã từng được xem. Cách sắp đặt và so sánh nêu trên đã thể hiện rõ ràng lập trường tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả. Ông nhìn cuộc đời rất chân thực, rất biện chứng, về cái được và mất, hạnh phúc và bất hạnh.

Riêng ở chương Hãy giữ lấy cúc áo của cậu, các yếu tố ngẫu nhiên ở trạng thái tâm linh tuyệt đối, hoàn toàn xoay quanh chuyện trù ếm, giết người bằng pháp thuật. Tuy vậy, xét trên lập trường tôn giáo và lập trường đạo đức thì đó không phải là những tình tiết mị dân, lừa gạt, mà những tình tiết ấy thể hiện rõ quan điểm nhân quả, sự công bằng, đạo đức ở đời. Đồng thời, người đọc đã ngẫu nhiên tìm thấy tính duy linh của văn học Ấn Độ trong một tác phẩm đương đại.

Phần cuối truyện, nhân vật Ram đã bị dồn vào tận cùng của ngẫu nhiên cản trở: mất bạn thân Shankar, mất niềm tin vào cuộc sống, tình yêu bị chia cắt… Đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá. Trong thời điểm không còn gì ấy, cậu đã không né tránh, không chạy trốn, không phụ thuộc vào số phận đẩy đưa. “Đó là lý do tôi quay về Mumbai: để xua đi những bóng ma từ Agra, cả của người sống lẫn người chết. Nhưng tôi không thể chạy trốn khỏi quá khứ của chính mình trong cái thành phố này” [66, 181]. Cậu quyết định trở về Mumbai để chiến đấu cho số phận, cái nghèo, địa vị, danh dự, tình bạn, tình yêu của chính mình. Ở câu hỏi thứ 13, anh đã chiến thắng nhưng không phải nhờ vào may rủi. Anh tung đồng xu khi đã biết rõ câu trả lời. Khoảnh khắc ấy là anh vờ tin vào cái ngẫu nhiên khi đã biết rằng: chắc chắn sẽ thành công.

Tác giả đã sáu lần miêu tả cụ thể việc Ram tung đồng xu may mắn. Lần thứ nhất, Ram tung vu vơ đồng xu sau khi được cho từ một nhà tiên tri - kết quả: đồng xu ngửa và khi cúi xuống Ram đã nhặt được tờ mười rupi ai đánh rơi đang nằm cạnh đồng xu. Lần thứ hai, Ram tung đồng xu để giúp Salim quyết định cùng nhau bỏ trốn hay ở lại khu chăn dắt trẻ em của Maman - kết quả: Đồng xu ngửa, Salim bỏ trốn cùng Ram. Lần thứ ba, Ram tung đồng xu quyết định xem Lajwanti có nên trộm tiền của chủ nhân - kết quả: đồng xu ngửa, Ram mạnh dạn can ngăn Lajwanti. Lần thứ tư, Ram tung đồng xu quyết định chọn câu trả lời cho câu hỏi số 13 - kết quả: đồng xu ngửa, Ram chọn đáp án A. Lần thứ năm, khi được Smita bảo lãnh ra khỏi trại giam, Ram tung đồng xu để quyết định có nên tin vào con người mới gặp này hay không - kết quả: Đồng xu ngửa, Ram kể hết chuyện cho Smita nghe. Lần thứ sáu, sau khi tiết lộ cho Gudya - Smita biết đồng xu ấy có hai mặt đều ngửa, Ram tung đồng xu lên thật cao, nó “lóe sáng một lát trong bầu trời màu xanh lam rồi rơi nhanh xuống mặt biển và chìm vào đại dương sâu thẳm”. Đồng xu như chính Ram vậy và đại dương kia là biển đời mênh mông. Lời cuối trong quyết tiểu thuyết đã cô đọng được nhân sinh quan, niềm tin yêu của tác giải đối với cuộc đời - dù cuộc đời ấy đầy ngẫu nhiên hạnh

phúc hay ngẫu nhiên cản trở thì người ta vẫn có thể thành công: “Em không cần nó nữa. Bởi may mắn bắt nguồn từ trong tâm” [66, 424].

Tiểu kết chương 2

Sự hấp dẫn phải kể đến đầu tiên của Triệu phú khu ổ chuột chính là cốt truyện. Tác giả đã dày công tổ chức tình tiết trong 14 chương của tiểu thuyết. Mạch kể không quá nhanh để mất đi những tình tiết đắt giá, cũng không quá chậm để khiến mạnh truyện lê thê, buồn chán. Mỗi chương tập trung vào một hoặc một vài sự kiện chính, là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật, có mở đầu, diễn biến, cao trào và giải quyết biến cố. Triệu phú khu ổ chuột như một câu chuyện cổ tích thời hiện đại, người đọc tìm thấy ở đấy những diễn biến hấp dẫn và một kết thúc có hậu.

Triết học duy vật biện chứng quan niệm: “Không có gì là ngẫu nhiên cả”, nói như vậy không có nghĩa là phủ định cái ngẫu nhiên trong cuộc sống, không có nghĩa là phủ định giá trị của tác phẩm Triệu phú khu ổ chuộtvề các tình tiết ngẫu nhiên. Khát khao làm chủ cái ngẫu nhiên, luận giải nguyên nhân và dự đoán về ngẫu nhiên, thấu hiểu được cuộc sống, làm chủ thế giới là mong muốn của con người. Với tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột, Vikas Swarup đã làm chủ những tình tiết ngẫu nhiên, làm chủ việc tổ chức sự kiện tác phẩm để tạo ra một thế giới thu nhỏ, đầy rẫy ngẫu nhiên. Những cái ngẫu nhiên không hề phi lí, nó như thể được mô phỏng từ hiện thực cuộc sống và đi vào tác phẩm thông qua kinh nghiệm sống và lập trường tư tưởng của nhà văn.

Những tình tiết ngẫu nhiên trong tác phẩm được khảo sát trên đây đã làm mạch truyện thêm hấp dẫn, đẩy những sự việc lên cao trào. Nhân vật chính diện vừa tự vận hành đời mình vừa ứng xử với ngẫu nhiên để thêm trưởng thành hơn. Người đọc sẽ suy ngẫm nhiều hơn về những biến cố: Đi xuyên qua những bất hạnh bao giờ cũng chạm được vào hạnh phúc.

Chương 3: Yếu tố ngẫu nhiên qua hệ thống nhân vật 3.1. Nhân vật văn học

3.1.1. Khái niệm nhân vật văn học

Nói đến nhân vật là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Thứ đến, nhân vật cũng có thể là đồ vật, con vật trong các tác phẩm ngụ ngôn, cổ tích, thần thoại… Nhân vật được miêu tả bằng những hình thức rất khác nhau. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách có tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét ấy, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật; hoặc chỉ có cảm xúc nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình.

Loại hình nhân vật là một vấn đề phức tạp và đa dạng. Nghiên cứuyếu tố ngẫu nhiên qua hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột, chúng tôi nhắc đến loại hình nhân vật dựa trên hai cơ sở sau: xét theo vai trò nhân vật và xét theo phương diện tư tưởng

Xét về vai trò của nhân vật trong tác phẩm, nhân vật gồm có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.

Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả trong tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc tập trung đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật chính luôn “được khắc họa đầy đặn hơn, có tiểu sử, có nhiều tình tiết, nhưng cái chính là thể hiện tập trung đề tài và chủ đề tác phẩm” [36, 283].

Trong mỗi tác phẩm thường có một đến ba nhân vật chính. Đó là Ram trong

Triệu phú khu ổ chuột, là Ông tòa Jemubhai Patel và cô cháu gái tên Sai trong

Di sản của mất mát, là Balram Halwai trong Cọp trắng.

Nhân vật phụ là hệ thống nhân vật còn lại, bên cạnh nhân vật chính. Như Shankar, Lajwanti, Maman… trong Triệu phú khu ổ chuột; người anh trai, người bà, những tên tài xế trong Cọp trắng.

Nhân vật trung tâm là một trong những nhân vật chính của tác phẩm, là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Ta có Raxcônicốp trong Tội ác và trừng phạt, Hamlet trong vở kịch

Hamlet. Có khi nhân vật trung tâm là nhân vật được nói đến chứ không phải là nhân vật chính trong cốt truyện, ví dụ như nhân vật nhà vua nước An Nam trong tác phẩm Vi hànhcủa Nguyễn Ái Quốc.

Xét theo tư tưởng, nhân vật gồm có khái niệm nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật lí tưởng.

Nhân vật chính diện là nhân vật được tác giả đề cao và khẳng định, nhân vật chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại.

Nhân vật lí tưởng là nhân vật nhằm minh họa cho một quan điểm tư tưởng của mình hoặc để thể hiện một tư tương nào đó của thời đại. Nhân vật lí tưởng phải đạt đến độ mẫu mực cho một lối sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Nhân vật phản diện là những nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái đạo lí và lí tưởng, đối lập về tính cách với nhân vật chính diện, nằm trong sự phê phán, phủ định của tác giả.

Trong tác phẩm văn học, nhân vật chính - phụ - trung tâm hay nhân vật chính diện, phản diện đều gặp nhau, để hành vi, tâm lý họ “chạm” nhau thể được quan hệ xã hội, trong một bối cảnh mà tác giả đã chọn để phản ánh.

3.1.2. Nhân vật và quan hệ xã hội

Nhà văn sáng tạo nhân vật là để “tạo dựng” những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về cá nhân ấy. Nhân vật văn học là phương tiện khái quát hiện thực, đồng thời, nhân vật là “sản phẩm” ngẫu nhiên của thời đại. H’Arpagon trong vở kịch Lão hà tiện, Grandet trong tiểu thuyết Eugenie Grandet chính là sản phẩm ngẫu nhiên như thế.

Lão hà tiệnlà một vở hài kịch lớn và thành công nhất của Moliere. Một xã hội đang trong giai đoạn chuyển mình từ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa đã ngẫu nhiên hình thành nên một H’Arpagon. Giai đoạn nghẹt thở đó của xã hội phương Tây, những tính cách, số phận, phương thức tồn tại được hình thành ngẫu nhiên. Trong ấy, bóc lột dã man, xảo quyệt cho vay nặng lãi đã được “tích tụ” lại nơi H’Arpagon, nhân vật chính của tác phẩm.

H’Arpagon mang cung cách của một anh nhà giàu mới phất, vương mùi bóc lột, ti tiện và thói keo bẩn kiểu phong kiến, địa chủ. Thói tham lam, keo kiệt đã dẫn H’Arpagon tới chỗ vô lương tâm, vô liêm sỉ. Lão chẳng bận tâm gì đến hạnh phúc của cô con gái đã đến tuổi lấy chồng, chỉ một mực lo mất của hồi môn. Lão đã tàn nhẫn ép duyên con trai, con gái. Con lão đánh bạc, lão chẳng băn khoăn chút nào về đạo đức của con trai, còn vạch đường chỉ dẫn con mang tiền đi cho vay nặng lãi... Với H’Arpagon thì tiền bạc quan trọng hơn tình cảm. Moliere đã phê phán đồng tiền tư bản, nó đã hủy hoại tư cách, bóp chết tình cảm cắt đứt những quan hệ của H’Arpagon. Đồng thời, cũng chính đồng tiền ấy đã làm nảy nở thêm những nét mới trong tính cách H’Arpagon: thói ham muốn kệch cỡm, thói lừa lọc ranh ma, sự hạ thấp nhân cách. H’Arpagon là “sản phẩm” cụ thể để minh chứng cho bản chất của thời đại, thời kì tích lũy của tư bản. Vạch trần những thói xấu trong con người H’Arpagon cũng là vạch trần những thói xấu của giai cấp tư sản ngay ở giai đoạn lịch sử đầu tiên của nó. Tác giả thông qua nhân vật của mình để phê phán bọn người làm giàu một cách lạc hậu và tàn nhẫn trong cách đối xử với những người xung quanh, sự tha hóa suy đồi về mặt đạo đức của những giai cấp tầng lớp trên, sức phá hoại của đồng tiền trong xã hội tư sản buổi đầu.

Balzac, thông qua sáng tác của mình, đã tố cáo mạnh mẽ tính xấu xa, bỉ ổi của xã hội tư sản với quá trình tích lũy tư bản của chúng. Lão Grandet trong tiểu thuyết Eugenie Grandet chính là hiện thân của dục vọng tư sản. Gắn liền lối sống của Grandet với những đặc điểm xã hội của nước Pháp lúc bấy giờ, Balzac

đã nhìn thấy cuộc cách mạng 1789-1794 như một bước nhảy vọt trong quá trình phát triển của giai cấp tư sản và cuộc cách mạng ấy đã đặt nền móng cho sự làm giàu của Grandet. Quá trình làm giàu của lão là cả một giai đoạn phát triển gắn liền với lịch sử xã hội Pháp. Hoàn cảnh ấy đã ngẫu nhiên hình thành nên một Grandet, một Charles - từ đáng thương, chung tình thành kẻ vong ơn, tham tiền, háo danh tiếng và đầy toan tính… như xã hội phương Tây đã từng hình thành nên một H’Arpagon. Thông qua hệ thống nhân vật trong Tấn trò đời, Balzac đã hoàn thành vai trò của “người thư kí” thời đại.

Thế giới quan của tác giả được nảy sinh trong phạm vi màu sắc của thời đại. Nhưng hiện thực trong nghệ thuật là khám phá cuộc sống chứ không minh họa cuộc sống, hiện thực trong nghệ thuật là hiện thực của các mối quan hệ đã được tư duy lại. Cho nên, để phản ánh hiện thực thời đại, nhà văn phải sáng tạo ra một hệ thống nhân vật mới lạ, độc đáo và có tính phát hiện.

Bằng bút pháp hiện thực và châm biếm, Lỗ Tấn đã xây dựng nên nhân vật AQ trong tác phẩm AQ chính truyệnnổi tiếng. AQ và phép “thắng lợi tinh thần” tiêu biểu cho những người cầm đầu nước Trung Quốc hồi đầu thế kỷ XX với tính chất yếu hèn mê muội nhưng luôn tạo ra những ảo tưởng để tự dối lừa. AQ là người làm thuê của làng Mùi, y từ đâu tới, không ai biết, tên họ y cũng mập mờ. Y lang thang trong làng, ai thuê gặt lúa thì gặt lúa, ai thuê giã gạo thì giã gạo. Thế nhưng y lại tự coi mình có nguồn gốc “bề thế”, “kiến thức rộng”, “phát triển hoàn thiện”. Bởi vậy, y thường bị dân làng Mùi bắt nạt, đem ra làm trò cười. Có kẻ tâng bốc y đến tận mây xanh thì y lên mặt, hỉ hả. Có kẻ đánh y, y lại tỏ ra đắc

Một phần của tài liệu yếu tố ngẫu nhiên trong tiểu thuyết triệu phú khu ổ chuột của vikas swarup (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)