Khái niệm nhân vật văn học

Một phần của tài liệu yếu tố ngẫu nhiên trong tiểu thuyết triệu phú khu ổ chuột của vikas swarup (Trang 62)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Khái niệm nhân vật văn học

Nói đến nhân vật là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Thứ đến, nhân vật cũng có thể là đồ vật, con vật trong các tác phẩm ngụ ngôn, cổ tích, thần thoại… Nhân vật được miêu tả bằng những hình thức rất khác nhau. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách có tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét ấy, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật; hoặc chỉ có cảm xúc nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình.

Loại hình nhân vật là một vấn đề phức tạp và đa dạng. Nghiên cứuyếu tố ngẫu nhiên qua hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Triệu phú khu ổ chuột, chúng tôi nhắc đến loại hình nhân vật dựa trên hai cơ sở sau: xét theo vai trò nhân vật và xét theo phương diện tư tưởng

Xét về vai trò của nhân vật trong tác phẩm, nhân vật gồm có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.

Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả trong tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc tập trung đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật chính luôn “được khắc họa đầy đặn hơn, có tiểu sử, có nhiều tình tiết, nhưng cái chính là thể hiện tập trung đề tài và chủ đề tác phẩm” [36, 283].

Trong mỗi tác phẩm thường có một đến ba nhân vật chính. Đó là Ram trong

Triệu phú khu ổ chuột, là Ông tòa Jemubhai Patel và cô cháu gái tên Sai trong

Di sản của mất mát, là Balram Halwai trong Cọp trắng.

Nhân vật phụ là hệ thống nhân vật còn lại, bên cạnh nhân vật chính. Như Shankar, Lajwanti, Maman… trong Triệu phú khu ổ chuột; người anh trai, người bà, những tên tài xế trong Cọp trắng.

Nhân vật trung tâm là một trong những nhân vật chính của tác phẩm, là nơi quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Ta có Raxcônicốp trong Tội ác và trừng phạt, Hamlet trong vở kịch

Hamlet. Có khi nhân vật trung tâm là nhân vật được nói đến chứ không phải là nhân vật chính trong cốt truyện, ví dụ như nhân vật nhà vua nước An Nam trong tác phẩm Vi hànhcủa Nguyễn Ái Quốc.

Xét theo tư tưởng, nhân vật gồm có khái niệm nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật lí tưởng.

Nhân vật chính diện là nhân vật được tác giả đề cao và khẳng định, nhân vật chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại.

Nhân vật lí tưởng là nhân vật nhằm minh họa cho một quan điểm tư tưởng của mình hoặc để thể hiện một tư tương nào đó của thời đại. Nhân vật lí tưởng phải đạt đến độ mẫu mực cho một lối sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Nhân vật phản diện là những nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái đạo lí và lí tưởng, đối lập về tính cách với nhân vật chính diện, nằm trong sự phê phán, phủ định của tác giả.

Trong tác phẩm văn học, nhân vật chính - phụ - trung tâm hay nhân vật chính diện, phản diện đều gặp nhau, để hành vi, tâm lý họ “chạm” nhau thể được quan hệ xã hội, trong một bối cảnh mà tác giả đã chọn để phản ánh.

Một phần của tài liệu yếu tố ngẫu nhiên trong tiểu thuyết triệu phú khu ổ chuột của vikas swarup (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)