Kiểu nhiệm vụ T1: Đọc hình
Đặc trưng của kiểu nhiệm vụ này là cho sẵn các hình vẽ (chủ yếu là hình biểu diễn của hình hộp chữ nhật), học sinh cần quan sát, tưởng tượng, dựa vào các khái niệm, tính chất đã học để tìm ra đặc điểm, tính chất và mối quan hệ (liên thuộc, song song, vuông góc, bằng nhau) của các yếu tố trong hình. Ngoài bản thân hình khối với các cạnh, mặt, đỉnh thì các yếu tố khác hoặc là đường chéo của mặt hoặc là điểm thuộc cạnh hay thuộc đường chéo của mặt hình khối.
Ví dụ: [4, tr.105], bài 17:
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (h.91)
a) Kể tên các đường thẳng song song với mặt phẳng (EFGH). b) Đường thẳng AB song song với những mặt phẳng nào? c) Đường thẳng AD song song với những đường thẳng nào?
Kỹ thuật: τ1: Đọc các tính chất của hình khối (chủ yếu là hình hộp chữ nhật)
Công nghệ:θ1: Hình khối (hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng) và đặc điểm các yếu tố của nó; Tính chất của quan hệ song song, vuông góc.
Kiểu nhiệm vụ T2: Gấp hình
Có hai kiểu nhiệm vụ con
t21: Gấp hình để được hình khối theo hình mẫu đã cho trước bằng hình vẽ
Kỹ thuật:τ21: Quan sát, tưởng tượng, thử các cách gấp để thu được kết quả
t22: Lựa chọn hình khai triển thích hợp để có thể gấp được thành hình khối theo yêu cầu.
Gồm các bài: Bài 38 trang 119; Bài 47 trang 124.
Công nghệ:
2
θ : Mô hình các hình khối (hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng) Kiểu nhiệm vụ T3: Vẽ hình
Có hai kiểu nhiệm vụ con
t31: Vẽ hình khối theo mẫu (Hoạt động trang 123)
Kỹ thuật: τ31: Quan sát và vẽ lại
t32: Vẽ thêm đường nét để có hình hoàn chỉnh như hình mẫu
Gồm các bài: Bài 20 trang 108; Bài 25a trang 111; Bài 32a trang 115;
Kỹ thuật: τ32: Quan sát, tưởng tượng (hình dung hình) để vẽ thêm đường nét.
Công nghệ:
3
θ : Hình khối (hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ) và đặc điểm các yếu tố của nó.
Thống kê số lượng HĐ, bài tập: Kiểu nhiệm vụ, nhiệm vụ
Đọc hình 23 64%
Gấp hình 9 25%
Vẽ hình khối theo mẫu 1 3% Vẽ thêm đường nét để có
hình hoàn chỉnh 3 8%
Tổng 36 100%
Nhận xét:
Phần lớn bài tập thuộc các kiểu nhiệm vụ đọc hình, gấp hình nhằm rèn luyện trí tưởng tượng không gian, giúp học sinh củng cố các biểu tượng hình học, một mặt tri giác tổng thể về các hình khối, mặt khác định vị được các quan hệ giữa các yếu tố của hình khối, bước đầu luyện tập sử dụng một số tính chất của quan hệ song song và quan hệ vuông góc để nhận dạng các quan hệ này. Tuy nhiên ở đây các điểm, các đường thẳng, các mặt phẳng trong không gian được xem xét là các đỉnh, các cạnh, các mặt bên và mặt đáy của các hình khối. Các mối quan hệ giữa điểm, đường thẳng và mặt phẳng cũng chỉ xét trên các hình khối. Không xét tới quan hệ đường thẳng cắt mặt phẳng.
Bài tập chủ yếu là quan sát hình vẽ có sẵn và vẽ lại. Với yêu cầu cao hơn một chút học sinh phải tưởng tượng không gian, nhớ lại các biểu tượng hình biểu diễn của hình khối từ đó vẽ thêm nét (liền hoặt đứt) để tạo thành hình hoàn chỉnh. Kết luận
Hình học không gian lớp 8 giới thiệu cho học sinh các hình khối cơ bản (hộp chữ nhật, lập phương, chóp, chóp cụt, lăng trụ đứng). Việc đọc hình, gấp hình, vẽ hình, … nhằm giúp học sinh khắc sâu hơn những biểu tượng hình học của các hình khối đã học và đặc điểm các yếu tố của nó. Giới thiệu và sau đó củng cố những quan hệ, tính chất hình học (chủ yếu là quan hệ song song) cũng chỉ trong vài trường hợp cụ thể dựa trên các tính chất của những hình khối (các cạnh, đỉnh, mặt của hình khối), chưa yêu cầu nắm được các tính chất thông qua suy diễn. Các quy tắc vẽ hình biểu diễn không được giới thiệu tường minh mà ngầm ẩn một phần nào đó qua việc chỉ dẫn vẽ các hình khối. Việc đọc hình vẽ cũng ở mức độ đơn giản vì đơn thuần chỉ dựa trên tính chất của các hình khối. Quy tắc đọc hình biểu diễn hoàn toàn dựa trên quy tắc đọc hình khối mà chủ yếu là hình hộp chữ nhật.