Trong chương trình toán phổ thông ở Việt Nam hình học không gian xuất hiện ở các lớp 8, 9, 11, 12 và nội dung được thể hiện qua bảng sau:
Lớp Nội dung
8
Chương IV: Hình lăng trụ đứng – Hình chóp đều
§ 1, 2, 3. Hình hộp chữ nhật và thể tích của hình hộp chữ nhật
§ 4, 5, 6. Hình lăng trụ đứng. Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng
§ 7, 8, 9. Hình chóp đều – Hình chóp cụt đều. Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp đều
9
Chương IV: Hình trụ – Hình nón – Hình cầu
§ 1. Hình trụ. Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ
hình nón, hình nón cụt
§ 3. Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu
11 (Chương
trình cơ bản)
Chương II: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
§ 1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
§ 2. Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song § 3. Đường thẳng và mặt phẳng song song
§ 4. Hai mặt phẳng song song
§ 5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
Chương III: Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian
§ 1. Vectơ trong không gian § 2. Hai đường thẳng vuông góc
§ 3. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng § 4. Hai mặt phẳng vuông góc § 5. Khoảng cách 12 (Chương trình cơ bản)
Chương I: Khối đa diện
§ 1. Khái niệm về khối đa diện
§ 2. Khối đa diện lồi và khối đa diện đều § 3. Khái niệm về thể tích của khối đa diện
Chương II: Mặt nón – Mặt trụ – Mặt cầu
§ 1. Khái niệm về mặt tròn xoay § 2. Mặt cầu
Chương III: Phương pháp tọa độ trong không gian
§ 1. Hệ tọa độ trong không gian § 2. Phương trình mặt phẳng § 3. Phương trình đường thẳng
Như vậy, ở bậc THCS, học sinh bắt đầu làm quen với hình học không gian ở cuối lớp 8 và cuối lớp 9. Do giới hạn của đề tài nên chúng tôi chỉ tiến hành phân tích SGK lớp 8 vì các đối tượng đường thẳng, mặt phẳng và quan hệ giữa chúng được giới thiệu trong chương IV ở § 1, 2, 3.
Cũng vậy, ở bậc THPT, học sinh tiếp cận một lần nữa với hình học không gian ở lớp 11 và lớp 12. Tuy nhiên, chương trình hình học không gian lớp 12 chủ
yếu thiên về mặt định lượng là tính diện tích, thể tích của các khối hình học và sau đó giới thiệu về phương pháp tọa độ trong không gian. Do nội dung và giới hạn của đề tài nên chúng tôi tiến hành phân tích SGK, SGV, SBT lớp 11 và tập trung chủ yếu vào chương II.