Thông qua hình biểu diễn của hình hộp chữ nhật, SGK giới thiệu các đối tượng cơ bản của hình học không gian:
“2. Mặt phẳng và đường thẳng
Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’. Hãy kể tên các mặt, các đỉnh và các cạnh của hình hộp:
Ta có thể xem:
- Các đỉnh A, B, C, … như là các điểm
- Các cạnh: AD, DC, CC’, … như là các đoạn thẳng
- Mỗi mặt, chẳng hạn mặt ABCD, là một phần của mặt phẳng (ta hình dung mặt phẳng trải rộng về mọi phía)
A A’ B B’ C C' D D’
Đường thẳng qua hai điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó (tức là mọi điểm của nó đều thuộc mặt phẳng).” ([4, tr96])
Với cách mô tả như là sự đồng nhất giữa hình biểu diễn và hình hình học ở trên, các quy tắc và quy ước biểu diễn hình (điểm biểu diễn cho điểm, đoạn thẳng biểu diễn cho đoạn thẳng, hình bình hành thể hiện một phần của mặt phẳng, đường trông thấy được vẽ bằng nét liền, đường bị khuất được vẽ bằng nét đứt đoạn …) xuất hiện một cách ngầm ẩn.
Khái niệm đường thẳng nằm trong mặt phẳng cũng được giới thiệu, ký hiệu mặt phẳng được lồng ghép vào thông qua một tính chất về quan hệ giữa đường thẳng và mặt phẳng.
[4, tr101]: Đường thẳng vuông góc mặt phẳng và hai mặt phẳng vuông góc
Như vậy, thông qua tính chất của các cạnh và các mặt của hình hộp chữ nhật cũng như mối quan hệ giữa chúng, SGK giới thiệu các mối quan hệ của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian (chỉ giới thiệu trường hợp đường thẳng nằm trong mặt phẳng, đường thẳng song song mặt phẳng còn trường hợp đường thẳng cắt mặt phẳng thì chỉ giới thiệu trường hợp đặc biệt là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng) mà không nêu ra một định nghĩa hay một định lí mang tính chất lý thuyết nào. Việc đọc hình biểu diễn hoàn toàn dựa trên việc đọc các tính chất của hình hộp chữ nhật.
Nhận xét: Hình học không gian ở lớp 8 giúp học sinh hình thành biểu tượng về các hình khối cơ bản, đặc điểm các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố của nó. Thông qua các hình khối đó các khái niệm cơ bản của hình học không gian như điểm, đường thẳng, mặt phẳng cũng như các quan hệ giữa chúng được giới thiệu. Các ký hiệu, quy ước vẽ hình không được giới thiệu tường minh mà được lồng ghép vào khi mô tả các quan hệ, tính chất trên những hình khối cụ thể. Từ đó hình thành nơi học sinh những quy tắc đọc hình biểu diễn dựa trên quy tắc đọc hình khối mà chủ yếu là hình hộp chữ nhật.
- Các đỉnh của hình hộp biểu diễn các điểm trong không gian. - Các cạnh của hình hộp biểu diễn các đoạn thẳng trong không gian.
A B C D E F G H Hình 91
- Các mặt của hình hộp biểu diễn một phần mặt phẳng trong không gian. - Các hình chữ nhật có thể được biểu diễn bằng các hình bình hành.