5.1.1 Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
- Đối với sản phẩm
+ Áp dụng nghiêm các quy trình kiểm soát chất lượng, từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm nhằm tạo lòng tin, sự yên tâm của khách hàng đối với sản phẩm xi măng đặc biệt là đối với thương hiệu xi măng Tây Đô vừa mới được tạo dựng.
+ Đa dạng hóa hơn nữa sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu cho khách hàng khó tính nhất.
- Đối với công tác bán hàng
+ Giữ vững thị phần hiện có bằng việc thường xuyên củng cố và quan tâm các đại lý, nhà phân phối, khách hàng truyền thống. Tìm kiếm mở rộng thị phần ra các vùng phụ cận và dần tiến tới xuất khẩu. Thành lập thêm các trạm bảo hành sản phẩm nhằm kịp thời cập nhật các phản hồi, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm.
+ Áp dụng hình thức bán hàng qua mạng nhằm tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng khi có nhu cầu mua sản phẩm của công ty.
+ Trang bị thêm các thiết bị chuyên dụng đảm bảo phục vụ việc xuất hàng không bị gián đoạn do thời tiết.
5.1.2 Thay đổi kết cấu hàng tiêu thụ
Bên cạnh việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì công ty cũng cần hết sức chú ý đến kết cấu sản phẩm tiêu thụ theo hướng tăng dần tỷ trọng các sản
phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao. Tăng chiết khấu cho khách hàng khi tiêu thụ sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao, tăng cường quảng cáo, tiếp thị cho sản phẩm này.
5.1.3 Đảm bảo giá bán hợp lý
Muốn nâng cao doanh thu thì bên cạnh đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm còn có thể tăng giá bán. Tuy nhiên, trong thời kỳ áp lực cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc tăng giá bán nhằm tăng doanh thu là điều hết sức khó khăn vì còn phụ thuộc vào giá bán các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh. Do đó, công ty cần có được chính sách giá hết sức linh hoạt đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của công ty, người tiêu dùng, nhà phân phối và tính cạnh tranh của sản phẩm cũng như nhằm có những phản ứng kịp thời đối với những sự biến động của thị trường sản phẩm xi măng, giá cả nguyên vật liệu đầu vào.
5.1.4 Tăng doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu bao gồm: tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng, đầu tư cổ phiếu, ….nên để nâng cao doanh thu hoạt động tài chính công ty cần chia nhỏ các khoản tiền gửi tại các ngân hàng vừa đảm bảo giảm rủi ro cho tiền gửi, vừa hưởng được nhiều mức lãi suất hấp dẫn, giảm chi phí trong giao dịch qua ngân hàng cho cả công ty và khách hàng, đầu tư vào các loại cổ phiếu có tiềm năng, không gâm giữ quá lâu cổ phiếu cần đưa ra mức chốt lời để bán. Việc đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết cần lựa chọn các công ty có tiềm năng phát triển, các công ty có ngành nghề sản xuất kinh doanh có cùng nhóm ngành.
5.2 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ5.2.1 Kiểm soát giá vốn hàng bán 5.2.1 Kiểm soát giá vốn hàng bán
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Hiện nay, hầu hết các nguyên vật liệu chính đầu vào của công ty điều phải nhập khẩu. Vì vậy, trong tương lai công ty cần từng bước chủ động được nguồn nguyên liệu chính bằng việc tự sản xuất một phần và tìm kiếm các nhà sản xuất trong nước đáp ứng được yêu cầu chất lượng của công ty tránh phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
Cần nghiên cứu thị trường nguyên, vật liệu nhằm dự đoán và đưa ra các kế hoạch nhập khẩu, tích trữ kịp thời nguyên vật liệu tránh được sự biến động giá của thị trường làm ảnh hưởng đến giá vốn.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp không phải là giảm lương. Mà công ty phải thường xuyên tuyên truyền về các
hiểu và ý thức được mà nhiệt tình lao động góp phần nâng cao năng suất lao động.
- Chi phí sản xuất chung: Tận dụng tối đa công suất máy móc hiện có, thường xuyên bảo trì máy móc thiết bị không để xảy ra hư hỏng nặng phải dừng sản xuất, khi đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị cần lựa chọn những công nghệ mới tiết kiệm nhiên liệu, mức độ tự động hóa cao.
5.2.2 Kiểm soát chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Tiết giảm các khoản chi phí như: điện, nước, văn phòng phẩm,…. Công ty cần có chính sách tiền lương thưởng hợp lý, rõ ràng vừa đảm bảo khuyến khích nâng cao hiệu quả làm việc vừa kiểm soát được chặt chẽ khoản chi phí này. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu quản lý. Hạn chế việc họp hội, đi công tác không thật sự cần thiết.
Đối với chi phí bán hàng có hai khoản là chi phí quảng cáo và chi phí vận chuyển mà công ty cần chú ý. Việc quảng cáo nên tập trung vào sản phẩm chủ lực mà công ty muốn phát triển, các thế mạnh của công ty mà đối thủ không có. Công tác vận chuyển xi măng đi tiêu thụ thì nên tập trung giao với số lượng lớn nhất có thể, tăng cường năng lực vận chuyển của riêng công ty giảm phụ thuộc vào việc phải thuê bên ngoài.
Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp thì còn phải tăng cường công tác thu hồi nợ không để nợ động kéo dài có nguy cơ mất vốn.
5.2.3 Kiểm soát chi phí tài chính
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí tài chính là chi phí lãi vay. Do đó, trong tương lai công ty cần đa dạng hóa nguốn vốn vay từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Bên cạnh đó, công ty cần tăng tỷ lệ vốn huy động từ các cổ đông. Duy trì lượng tiền mặt ở mức hợp lý tránh việc dự trữ quá nhiều dẫn đến việc lãng phí nguồn vốn này. Đẩy nhanh công tác thu hồi nợ tránh tình trạng nợ động kéo dài, nhất là các doanh nghiệp có hiện tượng chiếm dụng vốn đối với công ty. Việc thanh toán các khoản nợ nên đúng thời hạn không trả trước.
5.2.4 Kiểm soát chi phí khác
Đây là khoản chi phí rất khó kiểm soát và tỷ lệ của nó trong tổng chi phí cũng không cao. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm chủ được nó thì cũng sẽ làm cho bức tranh chi phí có gam màu sáng hơn. Trước tiên, thanh lý tài sản cần có hội đồng thẩm định giá tránh bán lỗ gây thiệt hại, không để xảy ra tình trạng vi phạm hợp đồng phải bị phạt vì bất cứ lý do gì. Việc nộp thuế phải đúng thời hạn không nộp trễ bị phạt. Công tác kế toán cần phải chính xác, đúng quy định của pháp luật không làm sai để xảy ra tình trạng bị truy thu thuế.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty Cổ Phần Xi măng Tây Đô thì em xin có những kết luận như sau:
Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có bước phát triển tương đối ổn định, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản duy nhất có bước tăng trưởng dương theo từng năm. Trong đó, doanh thu đến từ việc tiêu thụ mặt hàng xi măng PCB 40 là có đóng góp lớn nhất khi có doanh thu liên tục tăng.
Đối với các khoản chi phí thì hầu hết đều được kiềm chế, thậm chí các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác còn có xu hướng giảm. Riêng hai khoản chi phí giá vốn hàng bán và chi phí tài chính là luôn tăng.
Riêng tình hình lợi nhuận của công ty cũng có được bước tiến khả quan lợi nhuận ròng năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, mức độ tăng của lợi nhuận ròng chưa mang tính ổn định. Sở dĩ có điều này là vì lợi nhuận ròng của công ty phụ thuộc cùng lúc vào mức độ tăng, giảm của nhiều nhân tố bao gồm: Sản lượng tiêu thụ, kết cấu, giá bán, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, doanh thu tài chính, chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí khác.
Theo đó, sản lượng, kết cấu hàng bán và chi phí khác là luôn làm cho lợi nhuận tăng, chi phí tài chính thì luôn làm cho lợi nhuận giảm. Còn như giá bán, doanh thu tài chính tăng làm tăng lợi nhuận trong giai đoạn 2010- 2011 giảm trong giai đoạn sau. Ngược lại, chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thu nhập khác làm lợi nhuận giảm trong giai đoạn 2010- 2011 và làm tăng lợi nhuận ròng trong giai đoạn 2011- 2012.
Các chỉ số tài chính có liên quan đến lợi nhuận của công ty qua các năm thì có tăng, có giảm. Nhưng điểm đặc biệt đáng chú ý nhất là dù có tăng hay giảm thì các chỉ số này vẫn tốt hơn so với các chỉ số của bình quân ngành.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những mặt hạn chế: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính liên tục bị lỗ thậm chí khoản lỗ ngày càng nhiều, sản lượng tiêu thụ có tăng nhưng tốc độ còn chậm đặc biệt PCB 30 liên tục có sản lượng tiêu thụ giảm, giá vốn hàng bán thường xuyên có sự
6.2 KIẾN NGHỊ
- Cần có chính sách khuyến khích phát triển nguồn nguyên vật liệu trong nước.
- Có quy hoạch phát triển ngành, kiên quyết loại bỏ các dự án có công suất nhỏ, sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nhiều nhiên liệu vừa bảo vệ được môi trường, vừa tránh được tình trạng dư thừa công suất quá nhiều.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về thuế, pháp luật, các chủ trương chính sách sắp triển khai, tăng cường đối thoại với doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ.
- Cần giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng xi măng xuống 5%, giảm thuế suất thuế xuất khẩu xi măng để hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu vừa giúp giảm nhập siêu, giảm lượng tồn kho trong nước.
- Nhà nước cần đứng ra tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế về sản phẩm, công nghệ chuyên ngành xi măng vừa giúp cho doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thương hiệu của mình vừa tiếp cận được với những công nghệ sản xuất xi măng mới.
- Nghiên cứu áp dụng các sản phẩm xi măng vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nhất là giao thông đường bộ. Nếu làm được điều này thì chúng ta vừa giảm nhập siêu, vừa tận dụng được nguồn vật liệu sẵn có trong nước, tăng tuổi thọ cho công trình, giảm chi phí bảo trì.
- Nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, đặc biệt là hệ thống giao thông đường thủy vì việc vận chuyển nguyên, vật liệu của công ty hiện nay chủ yếu là bằng tàu nhưng tàu biển có tải trọng lớn không vào được sông Hậu đây là một nhân tố làm tăng giá thành của sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của công ty. Các cầu trên đường bộ thì cũng đang xuống cấp xe vận chuyển xi măng phải giảm tải đẩy chi phí vận chuyển tăng khá cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Đức Dũng và Nguyễn Thị Mai, 2006. Lý thuyết, bài tập và bài
giải phân tích hoạt động kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Thống kê.
2. Trần Quốc Dũng, 2009. Nguyên lý kế toán. Vĩnh Long: Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh.
3. Phạm Văn Dược, 1995. Kết toán quản trị và Phân tích hoạt động kinh
doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
4. Nguyễn Thị Ngọc Hằng, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận hoạt động sản xuất của Công ty Cổ phần Thủy sản CAFATEX. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
5. Huỳnh Đức Lộng, 1998. Bài tập- bài giảng phân tích hoạt động kinh
doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
6. Nguyễn Năng Phúc, 2009. Phân tích kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
7. Nguyễn Ngọc Quang, 2007. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.
8. Lê Thu Thảo, 2009. Một số biện pháp góp phần nâng cao lợi nhuận tại
Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
9. Trát Minh Toàn, 2011. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận