- Tỷ suất lãi ròng
Nếu như năm 2010 tỷ suất lãi ròng của công ty là 6,05% tức trong một trăm đồng doanh thu thuần sẽ có 6,05 đồng là lãi ròng. Tỷ số này so với trung bình ngành trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thì có phần cao hơn khi nó chỉ là 5,9%.
Sang năm 2011 trong khi chỉ số tỷ suất lãi ròng của trung bình ngành giảm nhanh chỉ còn 3,7% thì chỉ số này của công ty chỉ giảm nhẹ xuống 5,69% tức một trăm đồng doanh thu thuần của công ty có 5,69 đồng là lãi ròng. Nguyên nhân giảm đi của chỉ số này là do năm nay hàng loạt chi phí đầu vào tăng cao làm giá vốn và các khoản chi phí khác đều tăng nên mặc dù lãi ròng có tăng nhưng chậm hơn doanh thu thuần đã làm chỉ số này giảm.
Tỷ suất lãi ròng của công ty đã tăng trở lại trong năm 2012 khi đạt con số 5,73% có nghĩa một trăm đồng doanh thu thuần của công ty có 5,73 đồng là lãi ròng. Ngược lại chỉ số này của trung bình ngành năm 2012 tiếp tục giảm còn 2,1% nên so với trung bình ngành thì tỷ suất lãi ròng của công ty đạt được là tốt. Nguyên nhân là do trong năm này công ty tiếp tục đẩy mạnh được việc tiêu thụ sản phẩm PCB 40 có tỷ suất lãi gộp cao, kết hợp với việc giảm xuống của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nên đã nâng cao được chỉ số quan trọng này.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản
Tỷ số sinh lời của tài sản liên tục giảm qua các năm. Nếu như năm 2010 chỉ số này ở con số 13,5% tức một trăm đồng tài sản sẽ sinh ra 13,5 đồng lợi nhuận ròng so với trung bình ngành chỉ là 6,9%
Sang năm 2011 một trăm đồng tài sản chỉ sinh ra được 12,85 đồng lợi nhuận và năm 2012 thì rơi khỏi con số 12% chỉ đạt 11,36%. Điều này nói lên rằng việc quản lý, sử dụng các loại tài sản đang mất dần tính hiệu quả, đầu tư mua sắm nhiều nhưng lợi nhuận sinh ra từ việc đầu tư này thấp. Tuy nhiên nếu so với trung bình ngành chỉ còn 4,1% năm 2011 và 1,9% năm 2012 thì chỉ số của công ty cả hai năm là tốt.
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Năm 2010 cứ một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư sẽ mang về một khoản lợi nhuận là 29,16 đồng. Nhưng sang năm 2011 thì lợi nhuận mang về trên một trăm đồng vốn chủ sở hữu chỉ còn 23,71 đồng giảm khá nhanh tuy nhiên so với bình quân ngành năm 2010 là 19,5% và 12,1% năm 2011 thì kết quả đạt được của công ty có thể đánh giá là khả quan hơn.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có tăng lên chút ít trong năm 2012 khi nó đạt được 23,74 đồng trên một trăm đồng vốn chủ sở hữu. Trong khi chỉ số của bình quân ngành lại tiếp tục xuống 5,6% thì của công ty đã tốt lên.
Bảng 4.21: Tổng hợp các chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuận trong 3 năm 2010, 2011, 2012 của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô.
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2010 2011 2012
Doanh thu Triệu
đồng 637.860 697.860 705.860
Vốn chủ sở hữu Triệu
đồng 132.392 167.400 170.280
Tổng tài sản Triệu
đồng 285.835 308.960 347.539
Lãi ròng Triệu
đồng 38.600 39.686 40.419
Tỷ suất lãi ròng
% 6,05 5,69 5,73
Tỷ suất sinh lời
của tài sản % 13,50 12,85 11,63
Tỷ suất sinh lời
của vốn chủ sở hữu % 29,16 23,71 23,74
Nguồn: Trung tâm Tài chính Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô
Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính:
Dựa vào hình 4.1 ta nhận thấy tỷ số sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm còn 23,71% trong năm 2011 và tăng lên 23,74% trong năm 2012. Nguyên nhân tăng, giảm của chỉ số này là do ảnh hưởng của: Khả năng sinh lời của doanh thu, vòng quay tổng tài sản, tỷ suất tài sản trên vốn chủ sở hữu. Để làm rõ hơn nguyên nhân tăng giảm của chỉ số quan trọng này thì ta sẽ đi vào xem xét từng chỉ số nêu trên của Công ty qua sơ đồ mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính.
- Trong giai đoạn 2010- 2011
Chỉ số khả năng sinh lời của doanh thu bị giảm chỉ còn 5,69% mặc dù doanh thu tăng nhưng chỉ số này lại giảm vậy ta có thể kết luận là do chi phí tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu làm chỉ số bị giảm.
Tỷ số tài sản trên vốn chủ sở hữu cũng giảm mạnh từ 2,16 xuống còn 1,85 điều này chứng tỏ công ty đang có xu hướng giảm sử dụng các khoản nợ để kinh doanh vì lãi suất ngân hàng trong năm này tăng rất cao.
Vòng quay tổng tài sản là chỉ số duy nhất có được sự tăng trưởng với con số đạt được trong năm 2011 này là 2,26 thể hiện một đồng tài sản đầu tư sẽ mang lại 2,26 đồng doanh thu.
Qua phân tích trên suy ra gốc của việc chỉ số sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm trong giai đoạn này do tổng chi phí tăng và việc giảm sử dụng các khoản nợ bên ngoài. Nhưng được bù lại là hiệu quả trong sử dụng tài sản. Nên mặc dù giảm nhưng chỉ số này vẫn ở mức trên 20%.
- Trong giai đoạn 2011-2012
Chỉ số sinh lời của doanh thu trong năm 2012 tăng nhẹ lên 5,73% chứng tỏ công ty đã có những biện pháp tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu. Đối với vòng quay tổng tài sản lại giảm chỉ còn 2,03 nguyên nhân là do doanh thu tăng chậm hơn tổng tài sản. Trong khi, tỷ số tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng lên mức 2,04 điều này có nghĩa là tổng tài sản tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu nguyên nhân là công ty đang quay lại sử dụng nguồn vốn vay để kinh doanh thay vì nguồn vốn tự có như giai đoạn trước.
Qua phân tích cho thấy tỷ số sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng là do chi phí được kiểm soát, doanh thu tăng nhanh, nhưng cũng bị kéo giảm do các nợ phải trả của công ty tăng cao hơn vốn chủ sở hữu.
ROA (2010) 13,5% ROA (2012) 11,63% ROA (2011) 12,85% Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu (2010) 2,16 Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu (2012) 2,04 Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu (2011) 1,85 Nhân ROE (2010) 29,16% ROE (2012) 23,74% ROE (2011) 23,71% Tổng tài sản (2010) 285.835 Tổng tài sản (2012) 347.539 Tổng tài sản (2011) 308.960 Chia
Doanh thu thuần (2010) 637.860
Doanh thu thuần (2012) 705.860 Doanh thu thuần
(2011) 697.860 Khả năng sinh lời
của doanh thu (2010) 6,05%
Khả năng sinh lời của doanh thu (2012)
5,73% Khả năng sinh lời
của doanh thu (2011) 5,69% Vòng quay tổng tài sản (2010) 2,23 Vòng quay tổng tài sản (2012) 2,03 Vòng quay tổng tài sản (2011) 2,26 Nhân
Doanh thu thuần (2010) 637.860
Doanh thu thuần (2012) 705.860 Doanh thu thuần
(2011) 697.860 Lợi nhuận ròng (2010) 38.600 Lợi nhuận ròng (2012) 40.419 Lợi nhuận ròng (2011) 39.686 Chia
Nguồn:Trung tâm tài chính Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô