Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận hoạt động kinh

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty cổ phần xi măng tây đô (Trang 46)

Lợi nhuận hoạt động tài

chính (1.604) (2.976) (1.372) 85,53

Lợi nhuận khác 186 329 143 76,88

Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 26.169 27.788 1.619 6,19

Nguồn: Trung tâm tài chính của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô

4.2 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN LỢI NHUẬN NHUẬN

4.2.1 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh kinh doanh

4.2.1.1 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố sản lượng tiêu thụ đến lợi

nhuận hoạt động kinh doanh

a/ Phân tích tình hình biến động của sản lượng tiêu thụ

Khi nhìn vào bảng số liệu 4.7 ta nhận thấy sản lượng tiêu thụ xi măng có sự tăng trưởng qua từng kỳ năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng không mang tính bền vững.

Trong năm 2011 tổng sản lượng tiêu thụ chỉ tăng 0,73% tương ứng về sản lượng tăng thêm là 3.580 tấn đạt con số 497.290 tấn so với năm 2010.

Trong đó, sản lượng tiêu thụ của PCB 40 tăng mạnh nhất từ mức 243.156 tấn của năm 2010 lên mức 246.750 tấn tức đã tăng đến 3.594 tấn về sản lượng và tăng 1,48% về tốc độ. Tình hình trái ngược với PCB 40 khi năm 2011 PCB 30 chỉ tiêu thụ được 250.540 tấn giảm nhẹ 0,01% về số tương đối và 14 tấn xi măng về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân sản lượng tăng thấp là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn trong nước, kết hợp giá bán tăng đã làm cho nhu cầu đối với sản phẩm của công ty tăng chậm.

Trong năm 2012 thì tổng sản lượng xi măng tiêu thụ có mức tăng cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Cụ thể, sản lượng xi măng tiêu thụ được của cả năm 2012 là 532.487 tấn đồng nghĩa sản lượng tiêu thụ đã tăng đến 35.197 tấn tức tăng 7,08% so với cùng kỳ năm 2011. Đóng góp vào kết quả đạt được của sản lượng tiêu thụ xi măng trong thời kỳ này là nhờ sự gia tăng của việc tiêu thụ xi măng PCB 40 từ mức 246.750 tấn của 2011 tăng thêm 45.231 tấn lên 291.981 tấn trong năm 2012 tức đã tăng 18,33%. Còn đối với PCB 30 thì sản lượng tiêu thụ tiếp tục giảm thêm 10.034 tấn làm sản lượng tiêu thụ xi măng của mặt hàng này trong nguyên năm 2012 chỉ còn 240.506 tấn tức tụt mất 4% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng tiêu thụ PCB 40 liên tục tăng trong nhiều năm qua là do giá bán của xi măng PCB 40 ngày càng tiệm cận với giá bán xi măng PCB 30, yêu cầu kỹ thuật của các công trình xây dựng ngày một bị siết chặt chất lượng xi măng PCB 30 không đáp ứng được, sản phẩm xi măng PCB 40 hiện này đang là sản phẩm mà công ty có lợi thế trên thị trường tại Cần Thơ và vùng phụ cận.

Bảng 4.7: Tình hình biến động sản lượng tiêu thụ năm 2012, 2013 của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô. Đơn vị tính: Tấn Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) PCB 30 250.554 50,75 250.540 50,38 240.506 45,17 (14) (0,01) (10.034) (4) PCB 40 243.156 49,25 246.750 49,62 291.981 54,83 3.594 1,48 45.231 18,33 Tổng 493.710 100 497.290 100 532.487 100 3.580 0,73 35.197 7,08

b/ Mức độ ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ đến lợi nhuận - Giai đoạn 2010- 2011

K= x100= 100,805%

Lợi nhuận trong trường hợp này được ký hiệu L1 L1 = K

n

i1

(Q10i P10i - Q10i Z10i ) - (C10bh+C10ql)

= 1,00805(637.860- 550.661)- 15.869- 21.665= 50.367 triệu đồng. Mức độ ảnh hưởng của sản lượng đến lợi nhuận là:

LQ = L1 - L0 = (K-1) 

n

i1

(Q10i P10i - Q10i Z10i )

LQ = (1,00805- 1)(637.860- 550.661)= 702 triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả tính toán trên cho thấy trong giai đoạn 2010- 2011 sản lượng bán tăng 3.580 tấn làm lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng được 702 triệu đồng.

- Giai đoạn 2011- 2012

K= x100 =107,7907%

Lợi nhuận trong trường hợp này được ký hiệu L1 L1 = K

n

i1

(Q11i P11i - Q11i Z11i ) - (C11bh+ C11ql)

= 1,077907(697.860- 605.661)- 17.411- 22.239= 59.732 triệu đồng Mức độ ảnh hưởng của sản lượng đến lợi nhuận là:

LQ = L1 - L0 = (K-1) 

n

i1

(Q11i P11i - Q11i Z11i )

LQ = (1,077907-1)( 697.860- 605.661)= 7.183 triệu đồng

Trong giai đoạn này nhân tố sản lượng tiêu thụ tăng 35.197 tấn đã làm 642.996

637.860

752.228 697.860

Bảng 4.8: Doanh thu, giá vốn, doanh thu điều chỉnh, giá vốn điều chỉnh năm 2010, 2011 của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô. Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Sản lượng

(tấn)

Doanh thu Giá vốn Doanh thu điều

chỉnh Giá vốn điều chỉnh 2010 2011 2010 2011 2010 2011 PCB 30 250.554 250.540 289.313 329.313 274.393 292.924 289.297 274.378 PCB 40 243.156 246.750 348.547 368.547 276.268 312.737 353.699 280.351 Tổng 493.710 497.290 637.860 697.860 550.661 605.661 642.996 554.729

Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Trung tâm Tài chính

Bảng 4.9: Giá vốn, doanh thu, doanh thu điều chỉnh, giá vốn điều chỉnh năm 2011, 2012 của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Sản lượng

(tấn) Doanh thu Giá v (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ốn Doanh thu điều chỉnh Giá vốn điều chỉnh 2011 2012 2011 2012 2011 2012 PCB 30 250.540 240.506 329.313 304.198 292.924 274.030 316.124 281.193 PCB 40 246.750 291.981 368.547 401.662 312.737 338.168 436.104 370.064 Tổng 497.290 532.487 697.860 705.860 605.661 612.198 752.228 651.257

4.2.1.2 Phân tích ảnh hưởng của kết cấu hàng bán đến lợi nhuận

hoạt động kinh doanh

a/ Phân tích tình hình biến động của kết cấu hàng bán

Qua bảng 4.10 thì ta nhận thấy rằng tỷ suất lợi nhuận gộp của xi măng PCB 40 luôn cao hơn xi măng PCB 30 điều này có nghĩa là một trăm đồng doanh thu của PCB 40 sẽ mang về khoản lợi nhuận gộp cao hơn một trăm đồng doanh thu của PCB 30 mang lại. Do đó, việc tỷ trọng hàng tiêu thụ giữa PCB 40 và PCB 30 thay đổi sẽ làm lợi nhuận gộp thay đổi.

Trong năm 2010 tỷ suất lợi nhuận gộp của PCB 40 là 20,74% còn đối với PCB 30 chỉ là 5,16% tuy có tỷ suất lợi nhuận cao nhưng PCB 40 có số lượng tiêu thụ ít chỉ chiếm 49,25% trong tổng sản lượng hàng tiêu thụ, ngược lại PCB 30 lại có tỷ trọng đến 50,75% tổng số lượng tiêu thụ. Nên mặc dù có số lượng tiêu thụ lớn nhưng PCB 30 mang về lợi nhuận gộp ít hơn PCB 40.

Sang năm 2011 thì tỷ suất lợi nhuận gộp của PCB 40 lại đi xuống chỉ còn 15,14% nhưng tỷ trọng hàng tiêu thụ lại tăng lên 49,62%. Ngược lại tỷ suất lợi nhuận gộp của PCB 30 thì nhích lên đạt con số 11,05% và tỷ trọng hàng tiêu thụ giảm còn 50,38% điều này sẽ ít, nhiều làm cho lợi nhuận tăng chậm lại. Nguyên nhân của việc tỷ suất lãi gộp PCB 40 giảm là do giá vốn của loại sản phẩm này tăng nhanh nhưng giá chào bán của công ty không thể tăng cao theo như vậy vì công ty muốn tăng thêm sản lượng tiêu thụ nhằm mở rộng thị phần của mặt hàng này không chỉ tại Cần Thơ mà còn vươn xa các vùng phụ cận.

Năm 2012 tình hình đã khá hơn khi tỷ suất lợi nhuận gộp của PCB 40 đã tăng trở lại đạt 15,81% cùng với đó thì tỷ trọng tiêu thụ của mặt hàng này cũng tăng. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp của xi măng PCB 30 lại tiếp tục giảm từ con số 11,05% của năm 2011 xuống chỉ còn 9,92% trong năm 2012. Nguyên nhân giảm của PCB 30 là do mặt hàng này của công ty đang bị sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ để giữ thị phần, tăng sức cạnh tranh công ty buộc phải giảm giá bán, mặc dù được sự hỗ trợ của việc giá vốn giảm nhưng tốc độ giảm chậm so với tốc độ giảm của giá bán nên làm tỷ suất lợi nhuận gộp giảm.

Bảng 4.10: Tỷ suất lợi nhuận gộp của các sản phẩm tiêu thụ trong các năm 2010, 2011, 2012 của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Doanh thu Giá vốn

Tỷ suất lợi nhuận

gộp (%)

Doanh thu Giá vốn

Tỷ suất lợi nhuận

gộp (%)

Doanh thu Giá vốn

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) PCB 30 289.313 274.393 5,16 329.313 292.924 11,05 304.198 274.030 9,92 PCB 40 348.547 276.268 20,74 368.547 312.737 15,14 401.662 338.168 15,81 Tổng 637.860 550.661 13,67 697.860 605.661 13,21 705.860 612.198 13,27

b/ Mức độ ảnh hưởng của kết cấu hàng bán

- Giai đoạn 2010- 2011

Lợi nhuận trong trường hợp này ký hiệu là L2 L2 =   n i1 Q11i P10i -   n i1 Q11i Z10i - C10bh- C10ql = 642.996- 554.729- 15.869- 21.665= 50.733 triệu đồng Mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận.

LKC = L2 - L1

= 50.733- 50.367= 366 triệu đồng

Vậy việc thay đổi của kết cấu hàng bán trong giai đoạn này đã làm lợi nhuận tăng thêm số tiền là 366 triệu đồng.

- Giai đoạn 2011- 2012

Lợi nhuận trong trường hợp này ký hiệu là L2 L2 =   n i1 Q12i P11i -  n i1 Q12i Z11i -C11bh-C11ql = 752.228- 651.257- 17.411- 22.239= 61.321 triệu đồng Mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận.

LKC = L2 - L1

= 61.321- 59.732= 1.589 triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả tính toán thì cho thấy kết cấu hàng bán trong giai đoạn 2011- 2012 đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng đến 1.589 triệu đồng.

4.2.1.3 Phân tích ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận hoạt động

kinh doanh

a/ Phân tích tình hình biến động của giá bán

Qua bảng 4.11 thể hiện giá bán của xi măng PCB 30 và xi măng PCB 40 có sự gia tăng trong giai đoạn 2010- 2011 và giảm sút trong giai đoạn 2011- 2012.

Cụ thể, trong năm 2011 giá bán của xi măng PCB 30 và PCB 40 lần lượt là 1,31 triệu đồng/tấn, 1,49 triệu đồng/tấn. So với cùng kỳ năm 2010 thì giá bán của xi măng PCB 30 đã tăng 0,16 triệu đồng/tấn tức tăng thêm là 13,91%,

bán tăng thêm là 0,06 triệu đồng/tấn. Việc tăng giá cao của xi măng PCB 30 là do các chi phí đầu vào của PCB 30 tăng, để giữ lợi nhuận công ty buộc phải tăng giá chào bán để bù đắp lại cho phần giá thành của sản phẩm bị tăng .

Bước sang 2012 giá bán của hai loại sản phẩm đồng loạt giảm với mức giảm của PCB 40 nhanh hơn PCB 30. So với 2011 thì năm 2012 giá bán của PCB 40 đã giảm 7,38% tương đương 0,11 triệu đồng/tấn trong cùng thời gian đó thì xi măng PCB 30 chỉ giảm 3,82% với con số tuyệt đối giảm được là 0,05 triệu đồng/tấn. Trong giai đoạn này sở dĩ giá bán xi măng PCB 40 có được mức giảm sâu như vậy là do cùng lúc với việc giá thành của nó giảm và sản lượng tiêu thụ của PCB 40 có tăng nhưng vẫn chậm trong khi sản lượng tiêu thụ của PCB 30 liên tục giảm qua các năm nên công ty chủ trương giảm giá để nâng cao sản lượng tiêu thụ giảm bớt tồn kho, đảm bảo duy trì kế hoạch sản lượng tiêu thụ đã đề ra, lấy số lượng tiêu thụ bù đắp lại cho sự giảm sút của lợi nhuận gộp.

Bảng 4.11: Tình hình biến động của giá bán năm 2010, 2011, 2012 của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô.

Đơn vị tính: Triệu đồng/tấn Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) PCB 30 1,15 1,31 1,26 0,16 13,91 (0,05) (3,82) PCB 40 1,43 1,49 1,38 0,06 4,2 (0,11) (7,38)

Nguồn: Trung tâm tài chính của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô

b/ Mức độ ảnh hưởng của giá bán

- Giai đoạn 2010-2011

Lợi nhuận trong trường hợp này ký hiệu là L3 L3 =   n i1 Q11i P11i -   n i1 Q11i Z10i -C10bh-C10ql Mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận. LP = L3 - L2 =   n i1 Q11i P11i -   n i1 Q11i P10i

= 697.860- 642.996= 54.864 triệu đồng.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty tăng thêm được 54.864 triệu đồng trong thời gian này là do nhân tố giá bán tăng.

- Giai đoạn 2011-2012

Lợi nhuận trong trường hợp này ký hiệu là L3 L3 =   n i1 Q12i P12i -   n i1 Q12i Z11i -C11bh-C11ql Mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận. LP = L3 - L2 =   n i1 Q12i P12i -   n i1 Q12i P11i = 705.860- 752.228= -46.368 triệu đồng

Ngược lại giai đoạn 2010-2011 thì sang giai đoạn 2011-2012 giá bán đã làm cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty bị giảm đến 46.368 triệu đồng.

4.2.1.4 Phân tích ảnh hưởng của giá vốn đến lợi nhuận hoạt động

kinh doanh

a/ Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán

Bảng 4.12 thể hiện rằng trong giai đoạn 2010-2011 thì giá vốn hàng bán của PCB 30 và PCB 40 có xu hướng tăng. Theo đó, giá vốn của xi măng PCB 40 có mức tăng mạnh hơn PCB 30 khi trong năm 2011 này nó chạm con số là 1,27 triệu đồng tức tăng 0,13 triệu đồng/tấn về số tuyệt đối, còn so về phần trăm thì đã tăng 11,40% so với cùng kỳ năm trước. Mức độ tăng của PCB 30 trong năm 2011 có phần chậm hơn chỉ tăng 0,07 triệu đồng/tấn tức cao hơn giá vốn năm 2010 là 6,36% đạt con số 1,17 triệu đồng/tấn.

Bước sang giai đoạn 2011-2012 thì ngược lại hoàn toàn giá vốn hàng bán của các loại sản phẩm lại quay đầu giảm. Tương tự khi tăng giá vốn hàng bán của xi măng PCB 40 có mức giảm nhiều hơn xi măng PCB 30. Chi tiết thì giá vốn xi măng PCB 40 đã giảm 0,11 triệu đồng/tấn tương ứng với tốc độ giảm là 8,66% kéo giá vốn của PCB 40 trong năm 2012 rơi xuống chỉ còn 1,16 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm 2011. Còn đối với xi măng PCB 30 thì mức độ giảm về mặt số tuyệt đối là 0,03 triệu đồng/tấn so về tương đối thì nó chỉ giảm 2,56%. Việc giá vốn xi măng PCB 40 tăng, giảm nhanh so với PCB 30 là do

Bảng 4.12: Tình hình biến động của giá vốn năm 2010, 2011, 2012 của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô.

Đơn vị tính: Triệu đồng/tấn Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) PCB 30 1,1 1,17 1,14 0,07 6,36 (0,03) (2,56) PCB 40 1,14 1,27 1,16 0,13 11,40 (0,11) (8,66)

Nguồn: Trung tâm tài chính của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô

b/ Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán

- Giai đoạn 2010- 2011

Lợi nhuận trong trường hợp này được ký hiệu L4 L4 =   n i1 Q11i P11i -   n i1 Q11i Z11i - C10bh- C10ql Mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LZ = L4 - L3 = - (  n i1 Q11i Z11i -   n i1 Q11i Z10i) = -(605.661- 554.729) = -50.932 triệu đồng

Giá vốn hàng bán tăng trong giai đoạn này đã làm cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm đi một lượng là 50.932 triệu đồng.

- Giai đoạn 2011- 2012

Lợi nhuận trong trường hợp này được ký hiệu L4 L4 =   n i1 Q12i P12i -   n i1 Q12i Z12i - C10bh- C10ql Mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận.

LZ = L4 - L3 = - (  n i1 Q12i Z12i -  n i1 Q12i Z11i) = -(612.198- 651.257) = 39.059 triệu đồng

Còn trong giai đoạn 2011-2012 thì giá vốn của hai chủng loại sản phẩm lại quay đầu giảm nhanh làm cho lợi nhuận tăng được 39.059 triệu đồng.

4.2.1.5 Phân tích ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận

hoạt động kinh doanh

a/ Phân tích tình hình biến động của chi phí bán hàng

Qua bảng 4.13 thể hiện chi phí bán hàng tăng trong giai đoạn 2010-2011

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty cổ phần xi măng tây đô (Trang 46)