Đường lối, chính sách của chính phủ Lào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng tài chính bắc lào đến năm 2020 (Trang 82)

Lào đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước , nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng cao là một trong những yếu tố nguồn lực giúp chúng ta rút ngắn được con đường công nghiệp hóa-hiện đại hóa . Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới giáo dục-đào tạo, coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu điều đó

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 68 được thể hiện số chi ngân lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực và các cơ chế quản lý đối với hoạt động giáo dục-đào tạo cũng ngày càng được lới lỏng hơn. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo giúp cho Trường nhận thức yêu cầu đổi mới và phát triển trong từng giai đoạn.

3.2.1.1. Các yếu tố văn hóa xã hội

Theo thống kê mới nhất dân số cả nước Lào hiện nay khoảng 6,514,432 người. Trong đó nữ khoảng 3,259,980 người. Nhân dân Lào hiện nay khoảng 70-80% dân số sống bằng nghề nông . Lào hiện nay có khoảng 68 dân tộc , mỗi dân tộc có phòng tục tập quán khác nhau và sống các vùng lãnh thổ khác nhau. Tiếng Lào là ngôn ngữ phổ thông và cũng là ngôn ngữ chinhs thức của CHDCND Lào.

Đời sống người dân ngày càng được cải thiện , trình độ dân trí được nâng cao khiến khuynh hướng tăng tiêu dùng ngày càng phổ biến trong dân cư . Cơ cấu chi tiêu ngày có sự thay đổi theo mức sống và ảnh hưởng của xã hội . Ngoài vấn đề ăn, mặc ở người dân ngày càng quan tâm hơn về các vấn đề khác như học tập , văn hóa, giải trí, giao thông, bưu điện… Đặc biệt, ở các tỉnh , dưới tác động của sự bùng nổ trong công nghệ thông tin và ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện giải trí, khuynh hướng tiêu dùng các dịch vụ viễn thông như dịch vụ thông tin di động, truyền dữ liệu ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu, là một trong nhiều giới , nhất là giới trẻ ( một nửa dân số Lào ở độ tuổi dưới 25). Trong xã hội hiện đại, nhu cầu bằng cấp cao của xã hội Lào đòi hỏi nhà trường phải nâng tầm thành trường Đại học.

Xu hướng đại chúng hóa giáo dục đại học ở Lào đang diễn ra mạnh mẽ. Nền giáo dục đại học được xem là dành cho số ít. Tỷ số sinh viên đại học trong thanh niên độ tuổi học đại học ( gọi tắt là tỷ số độ tuổi ) thấp hơn 15% , được xem là đại chúng hóa khi tỷ lệ này đạt từ 15-50% và được gọi là phổ cập hóa khi tỷ lệ đó đạt trên 50% .Giáo dục đại học dành cho số ít chỉ thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp , giáo dục đại học đại chúng mới đáp ứng được nền kinh tế công nghiệp và giáo dục đại học phổ cập là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế tri thức. Xu hướng đại chúng hóa giáo dục đại học ở Lào kết hợp với một nhu

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 69 cầu học to lớn từ phía người học thực sự là một cơ hội lớn cho ngành giáo dục nói chung và các trường đại học và cao đẳng nói riêng.

3.2.1.2. Các yếu tố công nghệ đào tạo

Có lẽ tụt hậu là nguy cơ đáng lo ngại nhất của giáo dục Lào , đặc biệt là giáo dục đại học. Có quan điểm cho rằng tụt hậu không chỉ là nguy cơ mà đã là hiện thực trong tình hình quốc tế hóa giáo dục hiện nay. Khi mà giáo dục các nước bắt đầu đến Lào qua các chương trình hợp tác đào tạo giữa các trường thì sự so sánh càng rõ nét. Sự tụt hậu giữa giáo dục-đại học Lào và giáo dục-đại học trên thế giới thể hiện qua những thua kém như sau:

- Khoảng cách về tổ chức quản lý: nếu phân ra ba cấp quyền lực là (a) -cấp chính

phủ , (b) - cấp trường đại học và (c) - cấp khoa/bộ môn thì ở các nước quyền lực chủ yếu tập trung ở cấp (b) và (c). Còn ở Lào , quyền lực chủ yếu nằm ở cấp (a), trong khi cấp (c) gần như không có quyền lực gì.

- Khoảng cách về cơ cấu, nội dung chương trình đào tạo: nhìn chung hệ thống

giáo dục ĐH thế giới có chương trình đào tạo đa dạng và khác nhau cho các tầng trong cơ cấu phân tầng. Khối lượng kiến thức thường chỉ khoảng 120 tín chỉ ( đơn vị học trình) cho chương trinh bốn năm. Về nội dung có nhiều nội dung về “ kỹ năng nhận thức” và “năng lực xã hội” nhiều nội dung về “ giáo dục tổng quát” , nội dung thiết thực chủ yếu hướng vào “ giải quyết vấn đề”. Ở Lào , chương trình đào tạo chủ yếu là chương trình huấn luyện nghề nghiệp, còn thiếu đa dạng, thiếu liên ngành, liên thông và ít phần tự chọn . Khối lượng kiến thức quá lớn, đến trên dưới 200 đơn vị học trình, nhiều hơn các nước 30%. Do vậy, nhiều sinh viên ngán học và không tạo cho mình khuynh hướng muốn biết.

- Khoảng cách về chất lượng, kiểm soát và đánh giá chất lượng: Lào tuy nói

nhiều đến chất lượng nhưng chưa có đánh giá chất lượng , mới chỉ một vài khía cạnh chất lượng của người được đào tạo . Không có cạnh tranh, chưa có so

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 70 sánh với các nước theo chỉ số. Qua nội dung , chương trình đào tạo , cách tổ chức giảng dạy , khả năng làm việc của người tốt nghiệp , có thể nói giáo dục đại học Lào đang có một khoảng cách lớn với thế giới về mặt chất lượng cũng như quan niệm về chất lượng.

- Khoảng cách về tổ chức và phương tiện giảng dạy : thế giới chú trọng phương

pháp “ học tập theo vấn đề” , do vậy rất chú trọng đến việc tự học, tham khảo tài liệu, viết, nói, giao tiếp, thảo luận, trình bày, làm việc nhóm… với các phương tiện giảng dạy của công nghệ thông tin, khống chế khối lượng chương trình đào tạo, qui mô lớp học , tỷ lệ sinh viên/GV…ở Lào , chủ yếu là phương pháp “ giảng giải minh họa”, học thuộc long và sử dụng lớp đông với phấn bảng. Tỷ lệ bình quân sinh viên/GV hiện nay khoảng 30, trong đó một số trường có tỷ lệ bình quân lên tới 80-100 sinh viên/GV.

- Ngoài ra , còn có thể có những khoảng cách khác như tỷ trọng nghiên cứu khoa

học của các trường , chất lượng nghiên cứu .

Tóm lại : Những khoảng cách nói trên cho thấy chúng ta khó hội nhập quốc tế về giáo dục nếu chúng ta không có những cải cách mang tính cach mạng , Những cải cách mang tính cách mạng đòi hỏi sự toàn tâm, toàn lực của các nhà nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục, các nhà quả lý giáo dục, các trường và các nhà giáo dục tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. và những cải cách mang tinh cách mạng này phải bắt đầu ngay từ bây giờ, không thể chậm hơn nữa.

3.2.2. Nguồn nhân lực của Trường Cao Đẳng Tài Chính Bắc Lào

3.2.2.1. Cơ sở vật chất

Diện tích của trường còn hẹp và các cơ sở vất chất còn chưa đây đủ , chưa đáp ứng được yêu cầu của Nhà trường như: các phòng học , phòng làm việc, thư viện , phòng thực hành, nhà ắn và ký túc xá. Các phương tiện dạy học chưa đảm bảo về số lượng, chủng

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 71 loại và chất lượng so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, dành cho các cơ sở giáo dục chưa đạt chuẩn quy định.

Máy tính xách tay trang thiết bị cho đội ngũ giảng viên chỉ đạt 0,3 máy/người, đây là một trong những nguyên nhân của việc chậm đổi mới phương pháp giảng dạy. Một số trang thiết bị giảng dạy con lạc hậu , phương tiện giảng dạy hiện tại chủ yếu là các phương tiện truyền thống nên khó có thể ứng dụng công nghệ giảng dạy hiện đại ở trên lớp.

Trong điều kiện cạnh tranh trên thương trường đào tạo trên địa ban Tỉnh Luông Pha Bang , Nhà trường có ít lợi thế về cơ sở vật chất, kinh phí… nên khó khăn trong việc thu hút giảng viên, học sinh,sinh viên .

3.2.2.2. Tài chính

 Về nguồn thu của trường

Trường cao đẳng tài chính Bắc Lào có nguồn thu từ hai nguồn chính : nguồn thu từ ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp ( học phí , lệ phí ). Các nguồn thu này tương đối hạn hẹp , chưa đáp ứng được yêu cầu chi trả của trường .

 Về Quản lý tài chính

Trường còn có một số hạn chế nhất định trong việc thực hiện quản ly NSNN trong thời gia qua, được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất : cơ cấu chi tiêu còn chưa hợp lý, trong đó các khoản chi phục vụ bộ máy quản ly Nhà nước và Kinh phí về thực tập sinh viên còn chiếm tỷ trọng cao, trong khi chi đầu tư tăng cường cơ sở vật chất,trang thiết bị hiện đại lại rất hạn hẹp.

Thứ hai :Tình hình quản lý nợ chưa được các phòng lien quan tổ chức thực hiện thu nợ một cách nghiêm túc.

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 72 Thứ ba : Định mức giờ giảng chưa thực hiện được theo quy định của Bộ Giáo dục –đào tạo và mức chi trả tiền giảng dạy còn chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả làm việc chưa cao và chưa khuyến khích công bằng trong phân phối thu nhập.

Thứ bốn : Công tác kiểm tra kiểm soát tài chính chưa thường xuyên . 3.2.2.3. Trình độ quản lý của lãnh đạo

Về trình độ của các cán bộ lãnh đạo ở trường hiện nay còn thập chưa đáp ứng yêu cầu của nhà trường đối với sự phát triển nguồn nhân lực của trường. Đây là vấn đề rất quan trọng yêu cầu nhà trường phải đẩy mạnh và tăng cương công tác đào tạo trình độ quản lý của cán bộ lãnh đạo.

3.2.2.4. Các yếu tố khác

Trường cao đẳng tài chinh Bắc Lào có trụ sở đóng tại làng Nong Khăm, Huyện Luông Pra Băng, Tỉnh Luông Pra Băng. Đây là nơi thuận lợi và hợp lý cho đầu tư để xây dựng khách sạn , Nhà nghỉ và dịch vụ giao dịch. Đó là sự hấp dẫn các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh. Đó là một vấn đề làm cho sự phát triển trường rất chậm . Trong năm qua trường đã được nhận sự giúp đỡ của Bộ Tài chính Việt Nam để xây dựng ký túc xá sinh viên và phòng làm việc của cán bộ giảng viên .

3.3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH BẮC LÀO. ĐẲNG TÀI CHÍNH BẮC LÀO.

3.3.1. Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của Trường

3.3.1.1. Sứ mệnh

Trường cao đẳng tài chính Bắc Lào cam kết đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao trước mắt và lâu dài cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành tài chính – kế toán , cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khu vực phía Bắc và cả nước. Mở rộng quy mô đi đôi coi trong chất lượng giáo dục và đào tạo.

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 73

3.3.1.2. Tầm nhìn

Trường cao đẳng tài chính Bắc Lào phấn đấu đến năm 2015 trở thành trường Đại học tài chính Bắc Lào , đến năm 2020 trở thành trường đại học hoàn chỉnh trong hệ thống giáo dục của Lào với quy mô trên 2.000 sinh viên. Trường sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dung khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ.

3.3.1.3. Giá trị cốt lõi

Trường cao đẳng tài chính Bắc Lào phát huy nội lực, tự chủ và đoàn kết , tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, tranh thủ sức mạnh tập thể, xã hội trong nước và quốc tế để xây dựng trường ngày càng phát triển bền vững. Cơ sở vật chất từng bước mở rộng, hiện đại, chương trình đào tạo cập nhật, phương tiện dạy và học tiên tiến, đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý,chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

3.3.2. Ma trận SWOT hình thành các phương án chiến lược nguồn nhân lực Trường Cao Đẳng Tài Chính Bắc Lào .

Dựa vào kết quả phân tích đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu và nguồn lực của Trường cao đẳng tài chính Bắc Lào được tóm tắt như sau:

Các cơ hội chủ yếu

 O1-Chính sách khuyến khích phát triển giáo dục đào tạo của nhà nước.

 O2- Xu thế mở rộng hợp tác của Lào cho Trường cơ hội tiếp cận công nghệ tiên

tiến trong giảng dạy và quản lý nguồn nhân lực.

 O3-Năng lực của Lào ngày càng phát triển, đặc biệt là đội ngũ trí thức. Đây là

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 74

 O4-Xu hướng đại chúng hóa giáo dục ở Lào cho phép Trường thu hút được nhan

tài từ nhiều nguồn

 O5-Nhiều trường trên thế giới muốn đến Lào hợp tác, tạo cơ hội cho Trường trong

việc phát triển đội ngũ

Các nguy cơ đáng quan ngại

 T1- Yêu cầu về chất lượng đào tạo ở Lào ngày càng khắt khe.

 T2- Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trong và ngoài nước

 T3- Nguy cơ chảy máu chất xám trong đội ngũ CB-GV của Trường

 T4- Cơ chế quản lý đào tạo của nhà nước chưa hoàn thiện

Các điểm mạnh chủ yếu:

 S1- Đội ngũ giảng viên cán bộ công chức yêu nghề, có ý thức trau dồi kiến thức,

nâng cao trình độ.

 S2- Hệ thống liên kết đào tạo rộng khắp,

 S3-Trường có vị trí thuận lợi, là nơi hấp dẫn các nhà trí thức

 S4- Nhà trường đang thực hiện đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, là tiền đề tăng

cường tuyển dụng cán bộ - giảng viên

 S5- cơ sở vật chất đang được cải thiện hiện đại hơn

Các điểm yếu đáng quan ngại:

 W1- Kiến thức kỹ năng về công tác phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế.

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 75

 W3- cơ cấu tổ chức cồng kềnh, phân cấp và giao quyền hạn chế, cơ chế quản lý

hành chánh cứng nhắc, thụ động

 W4- Hoạt động marketing hạn chế nên hạn chế sức hấp dẫn đối với đội ngũ trí thức

có trình độ

 W5- Tài chính có hạn nên khó khăn trong tuyển dụng và giữ người tài

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 76 Bảng 3.3 : Ma trận SWOT

Cơ hội ( O )

O1- Chính sách khuyến khích phát triển GD-ĐT

O2- Cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến trong giảng dạy và quản lý nguồn nhân lực. O3-Nguồn nhân lực của Lào

phát triển

O4-Xu hướng đại chúng hóa GD là cơ hội thu hút nhân tài O5- Nhiều trường trên thế giới

muốn đến Lào hợp tác

Nguy cơ ( T )

T1- Yêu cầu chất lượng đào tạo khắt khe. T2- Ngày càng có nhiều

đối thủ cạnh tranh T3- Nguy cơ chảy máu

chất xám của Trường T4- Cơ chế quản lý đào

tạo của nhà nước chưa hoàn thiện

Điểm mạnh (S )

S1- Đội ngũ CB-GV yêu nghề, có ý thức nâng cao trình độ.

S2- Hệ thống liên kết đào tạo rộng khắp,

S3-Trường có vị trí hấp dẫn các nhà trí thức

S4- Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, là tiền đề tăng cường tuyển dụng S5- Cơ sở vật chất đang được cải

thiện hiện đại hơn

1. O1+O5+S1+S2: Liên kết với

các trường trong đào tạo CB- GV

2. O1+O4+S1+S5: Kêu gọi các

trường nước ngoài hỗ trợ xây dựng đội ngũ giảng huấn nội bộ

3. O3+S3: tăng cường truyền

thông quảng bá cơ hội trở thành CB-GV tại trường 1. T1+S3: Hoàn thiện quy trình hoạch định và tuyển dụng nguồn nhân lực. 2. T3+S1+S3: Hoàn thiện các chế độ khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với CB- GV

3. T3+S1+S3: Phát triển

văn hóa tổ chức để tạo môi trường hoạt động tốt cho CB-GV

Điểm yếu

W1- Khả năng đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.

W2- Hoạt động nghiên cứu khoa học yếu

W3- Bộ máy tổ chức quản lý cứng nhắc, thụ động

W4- Hoạt động marketing hình ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng tài chính bắc lào đến năm 2020 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)