Các yếu tố của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng tài chính bắc lào đến năm 2020 (Trang 27)

Tuy có những định nghĩa khác nhau tùy theo giác độ tiếp cận nghiên cứu nhưng điểm chung mà ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các định nghĩa trên là khi nói về nguồn nhân lực tức là nói về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó:

 Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc

độ phát triển nguồn nhân lực.

 Chất lượng nhân lựclà yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí lực, thể

lực và nhân cách thẩm mỹ của người lao động.

 Trí lực là năng lực của trí tuệ, là sức hiểu biết, trình độ hiểu biết, trình độ

chuyên môn, kỹ năng lao động, là mặt tiềm tàng của con người như tài năng, năng khiếu… không chỉ do thiên bẩm mà còn phụ thuộc vào quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của mỗi cá nhân.

 Thể lực của con người bao gồm không chỉ sức khỏe cơ bắp, mà còn là sự dẻo

dai của hoạt động thần kinh, là sức mạnh của ý chí, là khả năng vận động của trí lực. Thể lực là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 13 tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn để biến tri thức thành sức mạnh vật chất.

Tóm lại, xét về tổng thể, nguồn nhân lực là tiềm năng lao động của con người trên các mặt số lượng, cơ cấu (ngành nghề và trình độ đào tạo, cơ cấu theo vùng miền, cơ cấu theo ngành kinh tế) và chất lượng, bao gồm phẩm chất và năng lực (trí lực, tâm lực, thể lực, kỹ năng nghề nghiệp) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay ngành, và năng lực cạnh tranh trong phạm vi quốc gia và thịtrường lao động quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng tài chính bắc lào đến năm 2020 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)