Các yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng tài chính bắc lào đến năm 2020 (Trang 81)

Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân , tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ở Lào đang tồn tại Chế độ một đảng. Đảng NDCM Lào lãnh đạo toàn diện. Quốc hội do dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm .

Từ Đại hội IV (1986) Đảng NDCM Lào đã đề ra đường lối đổi mới, cụ thể hóa và bắt tay thực hiện Đại hội V (1991) tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới với chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, từng bước tiến tới mục tiêu XHCN. Đại hội VI (1996) tổng kết 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 10 năm lãnh đạo thực hiện đổi mới và đánh giá đó là thành quả lịch sử quan trọng. Đại hội VII (2001) đã triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020; đề ra chỉ tiêu phấn đấu khắc phục tình trạng đói nghèo, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Đại hội VIII (3/2006) tiếp tục khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và đường lối đổi mới để phát triển đất nước vững chắc hơn, Đại hội IX ( 2011) Đảng ta đã đề ra 4 chiến lược để phát triển đất nước đó là hoàn thành của dảng đề

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 67 đưa Lào ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hướng tới CNXH".

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nước ta đến năm 2020 đề cập rất nét vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự thịnh vượng của quốc gia, của dân tộc. Đảng và nhà nước luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách, là động lực cho sự phát triển .Trong đại hội lần IX (Năm 2011) Đảng và nhà nước đã có nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Lào giai đoạn 2011-2015, Nghi quyết này nhấn mạnh mục tiêu “ đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chăt lượng, hiệu quả và quy mô , đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế và nhu cầu học tập của nhân dân” và mục tiêu “ mở rộng quy mô đào tạo , đạt 200 sinh viên trên 10.000 dân vào năm 2020 và 400 sinh viên trên 10.000 dân vào năm 2030” . Là một cơ sỏ đào tạo chuyên ngành của Bộ Tài Chính , Trường đứng trước một cơ hội to lớn để phát triển thành một trường đại học có chất lượng đào tạo cao, sánh ngang với các trường trong khu vực.

Với chủ trường của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục , các Tỉnh miền Bắc Lào nói chung và Tỉnh Luông Pha Bang nói riêng là nơi tập trung của nhiều loại hình đào tạo ( công lập và tư thục, trong và ngoài nước), nhiều cơ sở đâò tạo khối ngành kinh tế- quản trị kinh doanh trên đại bàn, tạo nen sự cạnh tranh gay gắt hơn cho hoạt động đào tạo của trường.

Quá trình hình thành và phát triển luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời và sâu sắc từ phía lãnh đạo Bộ, các vụ chức năng của Bộ Tài Chính và các cơ quan chức năng khác. Có thể coi đây là thuận lội lớn nhất của nhà trường trên con đường phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng tài chính bắc lào đến năm 2020 (Trang 81)