Định hướng phát triển nguồn nhân lực củaTrường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng tài chính bắc lào đến năm 2020 (Trang 77)

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 63

a. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực

Trường cao đẳng tài chính Bắc Lào đặt ra yêu cầu phát triển nguồn nhân lực như sau:

Một là, phải sẵn sàng các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để đón đầu sự phát triển của nhà trường , tiếp nhận chuyển giao những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực .

Hai là, cần phát triển năng lực quản lý điều hành cho đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là những người làm công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực để tối ưu hóa hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực.

Ba là, các chính sách thu hút, bố trí sử dụng, đào tạo và đãi ngộ nguồn nhân lực phải được tiến hành một cách khoa học, bài bản phù hợp với xu thế mới để góp phần quyết định mang đến thành công cho phát triển nguồn nhân lực.

Bốn là, phát triển trường cao đẳng tài chính Bắc Lào lên Trường Đại học , phù hợp với môi trường kinh tế - xã hội để góp phần hữu hiệu cho phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh miền Bắc Lào.

b) Hướng phát triển của các nhóm nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực định hướng theo tôn chỉ phát triển của Trường, xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có tâm huyết với sự phát triển của Trường cao đẳng tài chính. Coi nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp đổi mới của Trường cao đẳng tài chính . Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tăng tỷ lệ cán bộ giảng viên có trình độ sau đại học từ 18% (năm 2013) lên 30%, cán bộ có trình độ đại học tăng từ 80% (năm2013) lên 85%, có 90% cán bộ các cấp được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn chức danh của Nhà nước và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngành cho các vị trí công việc.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Trường được cụ thể hóa bằng chính sách và bước đi cụ thể cho từng giai đoạn. Trọng tâm trước mắt là đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên hoạch định chính sách, nghiệp và đội ngũ nhân lực phục vụ hội nhập, hợp tác quốc tế:

- Xây dựng đội ngũ nhân lực cao có khả năng trở thành chuyên gia trong Trường

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 64

- Tăng năng lực thực hiện công việc của nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng thực

hiện công việc

- Tăng cường năng lực quản trị điều hành cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho công chức.

Với nhóm nhân lực chủ chốt, Trường định hướng:

- Tăng cường năng lực quản trị, điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý: Hướng phát

triển của lực lượng này là tăng cường năng lực lãnh đạo và năng lực quản trị điều hành nguyên tắc tổng thể và viễn cảnh của tổ chức. Bồi dưỡng người lãnh đạo cần có tầm nhìn xa trong dự báo và phán quyết vấn đề, có nhận thức về viễn cảnh phát triển của tổ chức và có năng lực xây dựng chiến lược cho sự phát triển cũng như khả năng quản trị nguồn lực một cách tối ưu.

- Đối với đội ngũ cán bộ công chức khối nghiên cứu hoạch định chính sách cần

phát triển khả năng chuyên môn và khả năng cá nhân để đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng thành thạo, có khả năng trở thành những chuyên gia hàng đầu cho trường cao đẳng tài chính, tiến tới có những chuyên gia tầm cỡ khu vực. Nguồn nhân lực này đóng vai trò chủ đạo triển khai những nhiệm vụ quan trọng của chức năng của trường cao đẳng tài chính, đồng thời họ là nguồn bổ sung cho đội ngũ giảng viên kiêm chức để thực hiện đào tạo bồi dưỡng cho các nhóm công chức khác.

- Tăng cường năng lực thực hiện công việc của nguồn nhân lực ở nhóm nghiệp vụ

tác nghiệp, nội dung đào tạo gắn với khả năng chuyên môn và các kỹ năng thực hiện công việc.

- Nâng cao khả năng ngoại ngữ cho đội ngũ công chức trong trường cao đẳng tài

chính . Đây là điều mang tính bắt buộc cả về ngắn hạn và cả dài hạn. Trong điều kiện hội nhập quốc tế . Ngoại ngữ là công cụ giao tiếp của tất cả cán bộ giảng viên . Nhà trường càng ngày càng hợp tác các Trường đại học nước nghoài nói chung , nói riêng là các Trường Đại học của Việt Nam , nên thành thạo ngoại ngữ là điều bắt buộc đối với đội ngũ nhân lực của Trường cao đẳng tài chính Bắc Lào hiện đại.

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 65 3.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH BẮC LÀO

3.2.1. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến phát triển nguồn nhân lực Trường Cao Đẳng Tài Chính Bắc Lào Cao Đẳng Tài Chính Bắc Lào

3.2.1.1 Các yếu tố kinh tế

Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào là một đất nước đang phát triển theo đường lối chủ nghĩa xã hội , nền kinh tế của Lào đã tăng cương ổn định, giáo dục đạt 8,5% trong năm 2013 , thu nhất bình quan đầu người đạt 1.300 USD

Nhu cầu giáo dục đào tạo thường tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế. Trong 05 năm từ 2005- 2010, với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thu hút đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Lào đã có sự tăng trưởng đắng kể.

Lào là nước 45 % dân số sống ở vùng núi, với 85% dân số sống bằng nghề nông. Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Tình hình đó ảnh hưởng đến cơ cấu đào tạo và chương trình đào tạo của các trường

Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Chương trình sản xuất lương thực đã có bước tiến triển rõ rệt, năm 2000 đạt sản lượng 2,2 triệu tấn, năm 2005 đạt 2,6 triệu tấn, lần đầu tiên tự túc được lương thực, có dự trữ quốc gia và xuất khẩu; cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,5 tỷ USD. Nhịp độ tăng trưởng trung bình 5,9- 6%, trong những năm 2000 tăng mạnh hơn, năm 2005 tăng 7,2%. Tăng trưởng giáo dục năm 2006 đạt 7,4%, năm 2007 đạt 8%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298 USD/người/năm; năm 2005 đạt 491 USD/người/năm, năm 2006 đạt 546 USD/người/năm, năm 2007 đạt 678 USD/người/năm, năm 2012 đạt 1.300 USD/ người / năm. Đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Tổng kim ngạch thương mại giai đoạn 1991-2000 đạt 1 tỷ USD, giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 01 tỷ USD, năm 2006

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 66 tăng lên đạt trên 1,5 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và hàng nguyên vật liệu.

Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII (3/2006) đề ra mục tiêu đến năm 2020: Xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển vững mạnh. giáo dục tăng gấp 3 lần năm 2000; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế. Với tình hình kinh tế khởi sắc trong thời gian tới, nhu cầu đi học của người dân Lào sẽ gia tăng.

3.2.1.2. Các yếu tố chính trị

Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân , tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ở Lào đang tồn tại Chế độ một đảng. Đảng NDCM Lào lãnh đạo toàn diện. Quốc hội do dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm .

Từ Đại hội IV (1986) Đảng NDCM Lào đã đề ra đường lối đổi mới, cụ thể hóa và bắt tay thực hiện Đại hội V (1991) tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới với chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, từng bước tiến tới mục tiêu XHCN. Đại hội VI (1996) tổng kết 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 10 năm lãnh đạo thực hiện đổi mới và đánh giá đó là thành quả lịch sử quan trọng. Đại hội VII (2001) đã triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020; đề ra chỉ tiêu phấn đấu khắc phục tình trạng đói nghèo, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Đại hội VIII (3/2006) tiếp tục khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và đường lối đổi mới để phát triển đất nước vững chắc hơn, Đại hội IX ( 2011) Đảng ta đã đề ra 4 chiến lược để phát triển đất nước đó là hoàn thành của dảng đề

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 67 đưa Lào ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hướng tới CNXH".

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nước ta đến năm 2020 đề cập rất nét vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự thịnh vượng của quốc gia, của dân tộc. Đảng và nhà nước luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách, là động lực cho sự phát triển .Trong đại hội lần IX (Năm 2011) Đảng và nhà nước đã có nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Lào giai đoạn 2011-2015, Nghi quyết này nhấn mạnh mục tiêu “ đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chăt lượng, hiệu quả và quy mô , đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế và nhu cầu học tập của nhân dân” và mục tiêu “ mở rộng quy mô đào tạo , đạt 200 sinh viên trên 10.000 dân vào năm 2020 và 400 sinh viên trên 10.000 dân vào năm 2030” . Là một cơ sỏ đào tạo chuyên ngành của Bộ Tài Chính , Trường đứng trước một cơ hội to lớn để phát triển thành một trường đại học có chất lượng đào tạo cao, sánh ngang với các trường trong khu vực.

Với chủ trường của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục , các Tỉnh miền Bắc Lào nói chung và Tỉnh Luông Pha Bang nói riêng là nơi tập trung của nhiều loại hình đào tạo ( công lập và tư thục, trong và ngoài nước), nhiều cơ sở đâò tạo khối ngành kinh tế- quản trị kinh doanh trên đại bàn, tạo nen sự cạnh tranh gay gắt hơn cho hoạt động đào tạo của trường.

Quá trình hình thành và phát triển luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời và sâu sắc từ phía lãnh đạo Bộ, các vụ chức năng của Bộ Tài Chính và các cơ quan chức năng khác. Có thể coi đây là thuận lội lớn nhất của nhà trường trên con đường phát triển.

3.2.1.3. Đường lối, chính sách của chính phủ Lào

Lào đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước , nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng cao là một trong những yếu tố nguồn lực giúp chúng ta rút ngắn được con đường công nghiệp hóa-hiện đại hóa . Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới giáo dục-đào tạo, coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu điều đó

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 68 được thể hiện số chi ngân lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực và các cơ chế quản lý đối với hoạt động giáo dục-đào tạo cũng ngày càng được lới lỏng hơn. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo giúp cho Trường nhận thức yêu cầu đổi mới và phát triển trong từng giai đoạn.

3.2.1.1. Các yếu tố văn hóa xã hội

Theo thống kê mới nhất dân số cả nước Lào hiện nay khoảng 6,514,432 người. Trong đó nữ khoảng 3,259,980 người. Nhân dân Lào hiện nay khoảng 70-80% dân số sống bằng nghề nông . Lào hiện nay có khoảng 68 dân tộc , mỗi dân tộc có phòng tục tập quán khác nhau và sống các vùng lãnh thổ khác nhau. Tiếng Lào là ngôn ngữ phổ thông và cũng là ngôn ngữ chinhs thức của CHDCND Lào.

Đời sống người dân ngày càng được cải thiện , trình độ dân trí được nâng cao khiến khuynh hướng tăng tiêu dùng ngày càng phổ biến trong dân cư . Cơ cấu chi tiêu ngày có sự thay đổi theo mức sống và ảnh hưởng của xã hội . Ngoài vấn đề ăn, mặc ở người dân ngày càng quan tâm hơn về các vấn đề khác như học tập , văn hóa, giải trí, giao thông, bưu điện… Đặc biệt, ở các tỉnh , dưới tác động của sự bùng nổ trong công nghệ thông tin và ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện giải trí, khuynh hướng tiêu dùng các dịch vụ viễn thông như dịch vụ thông tin di động, truyền dữ liệu ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu, là một trong nhiều giới , nhất là giới trẻ ( một nửa dân số Lào ở độ tuổi dưới 25). Trong xã hội hiện đại, nhu cầu bằng cấp cao của xã hội Lào đòi hỏi nhà trường phải nâng tầm thành trường Đại học.

Xu hướng đại chúng hóa giáo dục đại học ở Lào đang diễn ra mạnh mẽ. Nền giáo dục đại học được xem là dành cho số ít. Tỷ số sinh viên đại học trong thanh niên độ tuổi học đại học ( gọi tắt là tỷ số độ tuổi ) thấp hơn 15% , được xem là đại chúng hóa khi tỷ lệ này đạt từ 15-50% và được gọi là phổ cập hóa khi tỷ lệ đó đạt trên 50% .Giáo dục đại học dành cho số ít chỉ thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp , giáo dục đại học đại chúng mới đáp ứng được nền kinh tế công nghiệp và giáo dục đại học phổ cập là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế tri thức. Xu hướng đại chúng hóa giáo dục đại học ở Lào kết hợp với một nhu

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 69 cầu học to lớn từ phía người học thực sự là một cơ hội lớn cho ngành giáo dục nói chung và các trường đại học và cao đẳng nói riêng.

3.2.1.2. Các yếu tố công nghệ đào tạo

Có lẽ tụt hậu là nguy cơ đáng lo ngại nhất của giáo dục Lào , đặc biệt là giáo dục đại học. Có quan điểm cho rằng tụt hậu không chỉ là nguy cơ mà đã là hiện thực trong tình hình quốc tế hóa giáo dục hiện nay. Khi mà giáo dục các nước bắt đầu đến Lào qua các chương trình hợp tác đào tạo giữa các trường thì sự so sánh càng rõ nét. Sự tụt hậu giữa giáo dục-đại học Lào và giáo dục-đại học trên thế giới thể hiện qua những thua kém như sau:

- Khoảng cách về tổ chức quản lý: nếu phân ra ba cấp quyền lực là (a) -cấp chính

phủ , (b) - cấp trường đại học và (c) - cấp khoa/bộ môn thì ở các nước quyền lực chủ yếu tập trung ở cấp (b) và (c). Còn ở Lào , quyền lực chủ yếu nằm ở cấp (a), trong khi cấp (c) gần như không có quyền lực gì.

- Khoảng cách về cơ cấu, nội dung chương trình đào tạo: nhìn chung hệ thống

giáo dục ĐH thế giới có chương trình đào tạo đa dạng và khác nhau cho các tầng trong cơ cấu phân tầng. Khối lượng kiến thức thường chỉ khoảng 120 tín chỉ ( đơn vị học trình) cho chương trinh bốn năm. Về nội dung có nhiều nội dung về “ kỹ năng nhận thức” và “năng lực xã hội” nhiều nội dung về “ giáo dục tổng quát” , nội dung thiết thực chủ yếu hướng vào “ giải quyết vấn đề”. Ở Lào , chương trình đào tạo chủ yếu là chương trình huấn luyện nghề nghiệp, còn thiếu đa dạng, thiếu liên ngành, liên thông và ít phần tự chọn . Khối lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng tài chính bắc lào đến năm 2020 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)