Các mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng tài chính bắc lào đến năm 2020 (Trang 75)

a. Phát triển quy mô đào tạo

Phấn đấu đạt qui mô đào mỗi năm tăng bình quân 13%. Đến năm 2015 đạt khoảng 1000 sinh viên qui đổi ( hay 1200 đến 1500 sinh viên theo thực tế ) ở các cấp bậc, trong đó bậc đại học có 600 sinh viên chính qui và 300 sinh viên không chính qui, bậc cao đẳng có 500 sinh viên chính qui và 200 sinh viên không chính qui.

Đến năm 2020 , đạt khoảng 1.500 sinh viên qui đổi ( hay 1.800 sinh viên thực tế ) ở các cấp bậc, trong đó có 800 sinh viên đại học hệ chính qui, 600 sinh viên hệ liên thông . 700 sinh viên cao đẳng hệ chính qui, 400 sinh viên hệ liên thông .

b. Đa dạng hóa hình thực đào tào.

Với bậc đại học và cao đẳng, duy trì đồng thời các hình thức đào tạo chính qui, không chính qui ( tại chức ), liên thông ( từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng hoặc/ và từ cao đẳng lên đại học). Từ 2013, triển khai đào tạo thí điểm các lớp chất lượng cao ở bậc cao đẳng ( 10% sinh viên hệ chính qui ), từ năm 2015 , áp dụng cho bậc đào tạo đại học ( 10% sinh viên hệ chính qui ).

c. Mở rộng ngành nghề đào tạo

Năm 2015 trường sẽ nâng cấp trường lên trường đại học để thực hiện nhiệm vụ đào

tạo:

- Bậc đại học : đào tạo các chuyên ngành thuốc các ngành tài chính- kế toán, tài

chính – ngân hàng, Quản trị kinh doanh , hệ thống thông tin kinh tế và tin học .năm 2016 mở thêm 1 ngành mới là Ngoại ngữ chuyên ngành.

- Bậc cao đẳng : đào tạo các chuyên ngành thuốc các ngành tài chính- kế toán, tài

chính – ngân hàng. năm 2015 mở thêm ngành mới là Ngoại ngữ chuyên ngành.

d . Nâng cao chất lượng đào tạo

- Năm 2015: Tỷ lệ sinh viên ra trường đạt khoảng 98%. Loại khá – giỏi chiếm 35%.

100% sinh viên ra trường đều có kỹ năng phân tích vấn đề thực tế và khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn phù hợp với nghành nghề đào tạo, không phải qua đào tạo lại tại các đơn vị sử dụng lao động.

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 61

- Đến năm 2020 , nhà trường đạt mục tiêu chất lượng ở mức cao hơn ( các mục tiêu

năm 2015 tiếp tục được duy trì ) , chú trọng đến việc đào tạo về chuyên môn và kỹ năng sao cho : Sinh viên khi ra trường đủ nhận thức để làm việc độc lập và có kỹ năng để làm việc theo đội nhóm, 100% sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu cơ bản chuyên môn củ nhà tuyển dụng, và sinh viên ra trường có trình độ lập luận và khả năng trình bày vấn đề một cách độc lập.

e. Nghiên cứu khoa học

Xác định nghiên cứu khoa học là nhiếm vụ trong tâm của trường . Hoạt động nghiên cứu khoa học không những chỉ dành cho sinh viên, công nhân viên mà phải mở rộng và kết hợp chặt chẽ với quá trình đào tạo sinh viên ở trường. Đến năm 2015 , số lượng đề tài, dự án được nghiệm thu hàng năm

f. Hoạt động bồi dưỡng và cung cấp dịch vụ

Hoạt động bồi dưỡng và cung cấp dịch vụ được xác định là hướng chiến lược trong lộ trình đổi mới và phát triển trường . Đặc biết là khi thương hiệu nhà trường đã nâng lên thành trường đại học. phát triển các hoạt động dịch vụ, tư vấn trong lộ trình đổi mới và phát triển trường phải theo một nguyên tắc: “ gắn hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học”.

Đến năm 2015, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính- kế toán và trung tâm ngoại ngữ thành hai trung tâm bồi dưỡng chủ lực của trường , Chất lượng bồi dưỡng được xã hội chấp nhận.

Năm 2015 Trường thiết lập mô hình công ty tư vấn trên các lĩnh vực: dịch vụ thuế, dịch vụ đại lý hải quan, dịch vụ tư vấn kế toán , dịch vụ thẩm định giá. Hướng đến năm 2020 nhà trường phân cấp mạnh mẽ về cho các khoa để mở các dịch vụ tư vấn trong nội dung chuyên môn của khoa trên cơ sở thống nhất quản lý trong phạm vi toàn trường.

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 62

3.1.2.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của Trường

Việc phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng tài chính Bắc Lào cần xuất phát từ các quan điểm sau đây:

Một là, Coi trọng nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của phát triển, "Con người là vốn quí nhất. Đầu tư vào con người có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của tổ chức, cho nên phát triển nguồn nhân lực là vấn đề trọng tâm là điều kiện cơ bản nhất để nhà trường có thể phát huy được nội lực và phát triển bền vững. Vì vậy vai trò của con người,của nguồn nhân lực luôn được coi trọng đặc biệt

Hai là, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nằm trong chương trình đổi mới cơ cấu và đổi mới cơ chế chính sách kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Các giải pháp về qui hoạch, bố trí sử dụng, đào tạo phát triển người lao động phải gắn với yêu cầu và nội dung xây dựng tổ chức, đối mới cơ chế chính sách, vì mục tiêu phát triển lâu dài của hệ thống. Xây dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của nhân sự, mỗi công việc đều có vị trí trong hệ thống chung, mỗi cán bộ công chức cần được giao chức trách, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể với những quyền hạn nhất định, tận dụng triệt để các cơ hội của quá trình hội nhập, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực tiếp cận, tìm hiểu và ứng dụng những thành tựu tiên tiến vào quá trình nghiên cứu khoa học , chọn lọc các mô hình quản lý, phát triển nguồn nhân lực của nhà trường phù hợp điều kiện hiện tại và chính sách của Nhà nước nhằm cải tiến mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả trong việc phát triển nguồn nhân lực.

Ba là, Phát triển nguồn nhân lực phải xuất phát từ đặc điểm nghề nghiệp , đảm bảo số lượng và chất lượng theo cơ cấu lao động, theo đặc thù của công việc. Xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Bốn là, phát huy các điểm mạnh, tranh thủ tối đa nguồn tài chính dành cho đào tạo được cấp phát ổn định từ nhà trường , sử dụng một cách tối ưu cho phát triển nguồn nhân lực .

Năm là, khắc phục những hạn chế còn tồn tại của bộ máy hành chính, nâng cao nhận thức, kỹ năng phát triển nguồn nhân lực của cán bộ lãnh đạo. Gắn phát triển nguồn nhân lực với quản trị nguồn nhân lực để kiện toàn các chức năng thu hút, sử dụng, đào tạo, đãi ngộ nguồn nhân lực.

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 63

a. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực

Trường cao đẳng tài chính Bắc Lào đặt ra yêu cầu phát triển nguồn nhân lực như sau:

Một là, phải sẵn sàng các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng để đón đầu sự phát triển của nhà trường , tiếp nhận chuyển giao những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực .

Hai là, cần phát triển năng lực quản lý điều hành cho đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là những người làm công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực để tối ưu hóa hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực.

Ba là, các chính sách thu hút, bố trí sử dụng, đào tạo và đãi ngộ nguồn nhân lực phải được tiến hành một cách khoa học, bài bản phù hợp với xu thế mới để góp phần quyết định mang đến thành công cho phát triển nguồn nhân lực.

Bốn là, phát triển trường cao đẳng tài chính Bắc Lào lên Trường Đại học , phù hợp với môi trường kinh tế - xã hội để góp phần hữu hiệu cho phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh miền Bắc Lào.

b) Hướng phát triển của các nhóm nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực định hướng theo tôn chỉ phát triển của Trường, xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có tâm huyết với sự phát triển của Trường cao đẳng tài chính. Coi nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định sự thành công trong sự nghiệp đổi mới của Trường cao đẳng tài chính . Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tăng tỷ lệ cán bộ giảng viên có trình độ sau đại học từ 18% (năm 2013) lên 30%, cán bộ có trình độ đại học tăng từ 80% (năm2013) lên 85%, có 90% cán bộ các cấp được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn chức danh của Nhà nước và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngành cho các vị trí công việc.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Trường được cụ thể hóa bằng chính sách và bước đi cụ thể cho từng giai đoạn. Trọng tâm trước mắt là đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên hoạch định chính sách, nghiệp và đội ngũ nhân lực phục vụ hội nhập, hợp tác quốc tế:

- Xây dựng đội ngũ nhân lực cao có khả năng trở thành chuyên gia trong Trường

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 64

- Tăng năng lực thực hiện công việc của nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng thực

hiện công việc

- Tăng cường năng lực quản trị điều hành cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho công chức.

Với nhóm nhân lực chủ chốt, Trường định hướng:

- Tăng cường năng lực quản trị, điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý: Hướng phát

triển của lực lượng này là tăng cường năng lực lãnh đạo và năng lực quản trị điều hành nguyên tắc tổng thể và viễn cảnh của tổ chức. Bồi dưỡng người lãnh đạo cần có tầm nhìn xa trong dự báo và phán quyết vấn đề, có nhận thức về viễn cảnh phát triển của tổ chức và có năng lực xây dựng chiến lược cho sự phát triển cũng như khả năng quản trị nguồn lực một cách tối ưu.

- Đối với đội ngũ cán bộ công chức khối nghiên cứu hoạch định chính sách cần

phát triển khả năng chuyên môn và khả năng cá nhân để đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng thành thạo, có khả năng trở thành những chuyên gia hàng đầu cho trường cao đẳng tài chính, tiến tới có những chuyên gia tầm cỡ khu vực. Nguồn nhân lực này đóng vai trò chủ đạo triển khai những nhiệm vụ quan trọng của chức năng của trường cao đẳng tài chính, đồng thời họ là nguồn bổ sung cho đội ngũ giảng viên kiêm chức để thực hiện đào tạo bồi dưỡng cho các nhóm công chức khác.

- Tăng cường năng lực thực hiện công việc của nguồn nhân lực ở nhóm nghiệp vụ

tác nghiệp, nội dung đào tạo gắn với khả năng chuyên môn và các kỹ năng thực hiện công việc.

- Nâng cao khả năng ngoại ngữ cho đội ngũ công chức trong trường cao đẳng tài

chính . Đây là điều mang tính bắt buộc cả về ngắn hạn và cả dài hạn. Trong điều kiện hội nhập quốc tế . Ngoại ngữ là công cụ giao tiếp của tất cả cán bộ giảng viên . Nhà trường càng ngày càng hợp tác các Trường đại học nước nghoài nói chung , nói riêng là các Trường Đại học của Việt Nam , nên thành thạo ngoại ngữ là điều bắt buộc đối với đội ngũ nhân lực của Trường cao đẳng tài chính Bắc Lào hiện đại.

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 65 3.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH BẮC LÀO

3.2.1. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến phát triển nguồn nhân lực Trường Cao Đẳng Tài Chính Bắc Lào Cao Đẳng Tài Chính Bắc Lào

3.2.1.1 Các yếu tố kinh tế

Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào là một đất nước đang phát triển theo đường lối chủ nghĩa xã hội , nền kinh tế của Lào đã tăng cương ổn định, giáo dục đạt 8,5% trong năm 2013 , thu nhất bình quan đầu người đạt 1.300 USD

Nhu cầu giáo dục đào tạo thường tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế. Trong 05 năm từ 2005- 2010, với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thu hút đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Lào đã có sự tăng trưởng đắng kể.

Lào là nước 45 % dân số sống ở vùng núi, với 85% dân số sống bằng nghề nông. Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Tình hình đó ảnh hưởng đến cơ cấu đào tạo và chương trình đào tạo của các trường

Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Chương trình sản xuất lương thực đã có bước tiến triển rõ rệt, năm 2000 đạt sản lượng 2,2 triệu tấn, năm 2005 đạt 2,6 triệu tấn, lần đầu tiên tự túc được lương thực, có dự trữ quốc gia và xuất khẩu; cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 2,5 tỷ USD. Nhịp độ tăng trưởng trung bình 5,9- 6%, trong những năm 2000 tăng mạnh hơn, năm 2005 tăng 7,2%. Tăng trưởng giáo dục năm 2006 đạt 7,4%, năm 2007 đạt 8%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298 USD/người/năm; năm 2005 đạt 491 USD/người/năm, năm 2006 đạt 546 USD/người/năm, năm 2007 đạt 678 USD/người/năm, năm 2012 đạt 1.300 USD/ người / năm. Đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Tổng kim ngạch thương mại giai đoạn 1991-2000 đạt 1 tỷ USD, giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 01 tỷ USD, năm 2006

GVHD: TS. Lê Cao Thanh 66 tăng lên đạt trên 1,5 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và hàng nguyên vật liệu.

Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII (3/2006) đề ra mục tiêu đến năm 2020: Xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển vững mạnh. giáo dục tăng gấp 3 lần năm 2000; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế. Với tình hình kinh tế khởi sắc trong thời gian tới, nhu cầu đi học của người dân Lào sẽ gia tăng.

3.2.1.2. Các yếu tố chính trị

Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân , tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ở Lào đang tồn tại Chế độ một đảng. Đảng NDCM Lào lãnh đạo toàn diện. Quốc hội do dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm .

Từ Đại hội IV (1986) Đảng NDCM Lào đã đề ra đường lối đổi mới, cụ thể hóa và bắt tay thực hiện Đại hội V (1991) tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới với chủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, từng bước tiến tới mục tiêu XHCN. Đại hội VI (1996) tổng kết 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 10 năm lãnh đạo thực hiện đổi mới và đánh giá đó là thành quả lịch sử quan trọng. Đại hội VII (2001) đã triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020; đề ra chỉ tiêu phấn đấu khắc phục tình trạng đói nghèo, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Đại hội VIII (3/2006) tiếp tục khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và đường lối đổi mới để phát triển đất nước vững chắc hơn, Đại hội IX ( 2011) Đảng ta đã đề ra 4 chiến lược để phát triển đất nước đó là hoàn thành của dảng đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của trường cao đẳng tài chính bắc lào đến năm 2020 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)