Phƣơng hƣớng phát triển trong thời gian tới

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán cho vay ngắn hạn và phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sóc trăng (Trang 45)

3.5.3.1 Đối với công tác huy động vốn

+ Thực hiện kế hoạch: Bền vững, ổn định, có hiệu quả, tập trung tăng trƣởng cao huy động vốn khách hàng, phát triển dịch vụ.

+ Xây dựng văn hóa kinh doanh và lấy đó làm nền tảng để xây dựng đầu tƣ chiều sâu ngay từ ban đầu cho đội ngũ nhân sự và đào tạo đúng ngƣời, đúng việc, thực hiện chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho nhân viên.

+ Tăng cƣờng công tác huy động vốn từ thị trƣờng, thúc đẩy mạnh mẽ việc tiếp thị và lập quan hệ với khách hàng doanh nghiệp tốt.

+ Tiếp tục giao chỉ tiêu cho từng phòng nghiệp vụ và các phòng giao dịch trực thuộc để có kế hoạch tiếp cận khách hàng, tăng cƣờng quảng cáo,

tiếp thị, khuyến khích khách hàng sử dụng và tiếp tục sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng MHB Sóc Trăng. Đặc biệt chú trọng việc xây dựng thƣơng hiệu của ngân hàng để từng bƣớc đƣa ngân hàng MHB Sóc Trăng là lựa chọn số một của các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Tiếp tục khai thác triệt để dịch vụ chuyển tiền nhanh Wester Union để huy động vốn, phục vụ tận tình ở phân khúc khách hàng này để tăng thu nhập từ thu phí dịch vụ. Đồng thời, tiếp tục triển khai nhiều sản phẩm mới đến từng đơn vị cá nhân trong tỉnh nhằm góp phần tăng thêm nguồn vốn huy động.

3.5.3.2 Đối với công tác tín dụng ngắn hạn

+ Chú trọng công tác mở rộng mạng lƣới hoạt động của các phòng giao dịch nhằm đẩy mạnh công tác tìm kiếm và tiếp cận khách hàng.

+ Tiếp tục tăng trƣởng dƣ nợ phù hợp với mức tăng trƣởng nguồn vốn. Thực hiện lãi suất huy động vốn linh hoạt phù hợp nhằm thu hút khách hàng vả đảm bào hiệu quả kinh doanh.

+ Sử dụng nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tƣ một cách hiệu quả, theo dõi, quản lí nợ kịp thời không để phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, phân loại nợ xấu theo nhiều cấp độ để có biện pháp xử lí phù hợp thực tế nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất.

+ Nâng cao chất lƣợng trong khâu thẩm định quản lý khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả, tăng cƣờng công tác kiểm soát vốn vay.

. + Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu, hình ảnh vị thế ngân hàng. Phát triển ngân hàng theo định hƣớng của một ngân hàng đa năng, vừa có hoạt động đầu tƣ vào các dự án lớn có hiệu quả vừa có hoạt động bán lẻ.

+ Xây dựng đề án phát triển và tầm nhìn trong đó yêu cầu phát triển phải mang tính đột phá, phù hợp xu hƣớng phát triển thời đại. Xây dựng phát triển ngân hàng MHB Sóc Trăng vững mạnh về mọi mặt, đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, lấy chất lƣợng sản phẩm dịch vụ đƣợc khách hàng công nhận làm tiêu chí.

3.5.3.3 Đối với công tác kế toán cho vay ngắn hạn

Khai thác một cách có hiệu quả và phát huy tính sáng tạo của các bộ phận kế toán trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, giúp ngân hàng tận dụng cơ hội và phát huy lợi thế của mình trong kinh doanh, góp phần đắc lực hơn trong việc thực hiện mục tiêu tăng hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng MHB Sóc Trăng.

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY NGẮN HẠN VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

TẠI NGÂN HÀNG MHB SÓC TRĂNG 4.1 KẾ TOÁN CHO VAY NGẮN HẠN

4.1.1 Đặc điển về kế toán cho vay ngắn hạn

4.1.1.1 Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ kế toán cho vay ngắn hạn

Công tác kế toán cho vay ngắn hạn đòi hỏi phải tuân thủ theo các nguyên tắc, quy định của pháp luật, các cơ quan chủ quản và của chính ngân hàng. Đó chính là môi trƣờng pháp lý quan trọng cho mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách an toàn hiệu quả, đảm bảo cho sự an toàn quốc gia và cho sự phát triển của nền kinh tế.

+ Quyết định 178/1999/NĐ-CP v/v “ban hành về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng”. Nghị định 85/2002 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Quyết định 178.

+ Quyết định 1498/QĐ-NHNN ngày 13/10/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam v/v "ban hành quy chế giao dịch một cửa áp dụng đối với tổ chức tín dụng ".

+ Quyết định 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam v/v "ban hành chế độ chứng từ kế toán ngân hàng".

+ Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam v/v “ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng" và các quyết định sửa đổi bổ sung quyết định số167.

+ Thông tƣ 07 TT-NHNN ngày 19/5/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam v/v hƣớng dẫn nghị định 178.

+ Quyết định số127/2005/QĐ-NHNN và số 786/2005/QĐ-NHNN của

Thống đốc NHNN Việt Nam v/v sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

+ Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc v/v “ban hành quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi to tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”.

+ Quyết định 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc v/v "ban hành chế độ chứng từ kế toán ngân hàng".

+ Hệ thống tài khoản kế toán mới của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

+ Các quy trình, văn bản hƣớng dẫn hiện hành có liên quan của hệ thống ngân hàng MHB và ngân hàng MHB Sóc Trăng.

4.1.1.2 Thủ tục hồ sơ trong kế toán cho vay ngắn hạn

a) Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng tiến hành làm đơn xin vay vốn

kèm theo hồ sơ vay vốn.

Hồ sơ gồm có: Phiếu kiểm định; Hợp đồng (theo mẫu của ngân hàng MHB); Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay (kèm phƣơng án trả nợ cùng một số tài liệu khác nhƣ Báo cáo kết quả kinh doanh…); Hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay (là những giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu giấy tờ có gía dự định cầm cố cùng tài sản).

b) Cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định tính chính xác và khả thi của hồ sơ xin vay, ghi rõ ý kiến vào tờ trình và trình lên cấp trên

Nếu điều kiện vay vốn của khách hàng khả thi, trƣởng phòng tín dụng và cán bộ tín dụng ghi rõ ý kiến thẩm định vào báo cáo trình Tổng giám đốc quyết định. Giám đốc ngân hàng MHB Sóc Trăng căn cứ vào báo cáo thẩm định do phòng tín dụng trình sẽ quyết định hạn mức, lãi suất cho vay và giao cho phòng tín dụng làm hợp đồng tín dụng và thông báo cho khách hàng để ký hợp đồng...

c) Khi cán bộ kế toán cho vay nhận được hồ sơ pháp lí và hồ sơ vay vốn từ cán bộ tín dụng chuyển đến, kế toán cho vay kiểm tra, kiểm soát trước khi phát tiền vay

Quy trình kiểm soát chứng từ:

+ Kiểm nhận hồ sơ cho vay, đối chiếu đúng đủ theo danh mục hồ sơ cho

vay, có ghi cụ thể từng loại giấy tờ (cái nào là bản gốc, cái nào là bản sao), kế toán cho vay có trách nhiệm kiểm soát và quản lí theo quy định cho vay hiện hành.

+ Kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ cho vay

► Phải đúng mẫu đã ban hành tại các quy định cho vay của ngân hàng

► Sự khớp đúng giữa các yếu tố trên hợp đồng tín dụng với các giấy tờ

khác trong bộ hồ sơ cho vay nhƣ: tên khách hàng vay vốn, số tiền bằng số và số tiền bằng chữ có khớp nhau không, số tiền trên bảng kê rút vốn với số tiền trên hợp đồng tín dụng có đúng không, kiểm tra số tiền trên ủy nhiệm chi của khách hàng có đúng với số tiền ghi trên bảng kê rút vốn không, địa chỉ của ngƣời thụ hƣởng, ngân hàng thụ hƣởng có khớp đúng với bảng kê rút vốn không, thời gian cho vay, lãi suất, kì hạn trả nợ.

► Kiểm tra tính hợp pháp của chữ kí, dấu của ngân hàng, chữ kí của cán

bộ tín dụng, trƣởng hoặc phó phòng tín dụng, Giám đốc ngân hàng hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền. Về phía khách hàng phải có chữ kí của thủ trƣởng đơn vị hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền, chữ kí này phải đúng với chữ kí đăng kí trƣớc trong bộ hồ sơ xin vay. Nếu trong quá trình kiểm tra không có sai sót gì thì kế toán cho vay ký nhận trên bảng kê giao nhận hồ sơ vay của cán bộ tín dụng chuyển đến.

► Kiểm tra sự khớp đúng các thông tin và dữ liệu trên máy vi tính với

bộ hồ sơ cho vay (trong trƣòng hợp cán bộ tín dụng đã nhận dữ liệu của bộ hồ sơ cho vay) hoặc cán bộ kế toán cho vay vào các dữ liệu hồ sơ cho vay theo quy trình giao nhận trực tiếp trên máy vi tính.

d) Sau khi giải ngân tiền vay cho khách hàng, kế toán giao dịch chuyển bộ hồ sơ cho trưởng phòng kế toán và kiểm soát viên duyệt và kiểm tra lại việc giao dịch

Kiểm tra việc giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng và chính xác các

nghiệp vụ, chính xác về số tài khoản của khách hàng, số tiền giao dịch và loại tiền tệ.

e) Kế toán theo dõi quy trình rút vốn của từng hợp đồng tín dụng đồng thời tổ chức lưu trữ, bảo quản đầy đủ bộ hồ sơ vay vốn

Chứng từ ghi sổ mỗi ngày giao dịch, ngay sau khi hạch toán xong phải lƣu trữ nhật kí chứng từ gốc, hồ sơ cho vay riêng của từng đơn vị, từng loại cho vay. Hàng tháng kế toán cho vay phải sao kê khế ƣớc cho từng loại vay,

từng nguồn vốn… đảm bảo khớp đúng giữa các khế ƣớc với số dƣ trên sổ phụ.

Khi bộ hồ sơ đã trả hết gốc và lãi thì dƣợc lƣu trữ cùng với nhật kí chứng từ. Ngoài hai bộ hồ sơ trên, nếu khách hàng vay có tài sản cầm cố thì kế toán cho vay phải tiến hành cả việc kế toán và quản lí hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng.

f) Giai đoạn thu lãi

►Tại Ngân hàng MHB Sóc Trăng do quan hệ với khách hàng chủ yếu là thông qua tài khoản. Sau khi kí hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể rút tiền,

trả tiền thƣờng xuyên, liên tục nhiều lần (trong tháng thậm chí trong ngày có từ 2 lần trở lên vay vốn hoặc trả nợ). Do vậy, việc thu lãi ngân hàng thực hiện hàng tháng theo phƣơng pháp tích số:

L= (M*n*i)/360

Trong đó: L: Lãi phải thu i: lãi suất cho vay theo năm

M: Mức dƣ nợ n: số ngày

► Xác định thời gian tính lãi: xác định theo ngày, đƣợc tính từ ngày vay mà không tính ngày trả nợ. Ngày lễ, ngày nghỉ số dƣ tính lãi là số dƣ của ngày làm việc hôm trƣớc.Trƣờng hợp vay trả trong ngày thời gian tính lãi đƣợc xác định là 1 ngày.

g) Gia hạn nợ

► Hàng tháng kế toán chủ động thông báo cho cán bộ tín dụng về số nợ trên từng khế ƣớc của các khách hàng mình phụ trách trƣớc từ 10 đến 15 ngày. Khi đến hạn để cán bộ tín dụng kịp thời đôn đốc trả nợ đúng hạn.

► Trƣờng hợp nợ đến hạn nhƣ khách hàng chƣa trả nợ do nguyên nhân khách quan nhƣ: thiên tai, dịch bệnh, giá cả biến động không có lợi cho tiêu thụ sản phẩm và các nguyên nhân bất khả kháng khác, khách hàng phải có giấy đề nghị gia hạn nợ gởi đến ngân hàng MHB Sóc Trăng trƣớc ngày đến hạn để ngân hàng tiến hành xem xét quyết định.

► Khi nhận đƣợc giấy đề nghị gia hạn nợ, cán bộ tín dụng xem xét cho gia hạn nợ, thông qua trƣởng phòng tín dụng trình lên giám đốc Ngân hàng. Khi đƣợc Giám đốc ngân hàng MHB Sóc Trăng phê duyệt, chuyển xuống bộ phận kế toán cho vay xử lý:

+ Đóng dấu khắc sẵn (hoặc ghi chú dòng) "gia hạn lần ____ kỳ ___" ở phần trên cùng mặt trƣớc hợp đồng tín dụng để tiện trong việc theo dõi những Hợp đồng tín dụng đã gia hạn nợ.

+ Điều chỉnh thời hạn nợ, số tiền đƣợc gia hạn, ngày tháng năm cho gia hạn trên phụ lục hợp đồng tín dụng và dữ liệu lƣu trữ trong máy vi tính theo đúng thông báo gia hạn nợ đƣợc phê duyệt.

+ Thông báo gia hạn nợ đƣợc phê duyệt phải chuyển cho kế toán cho vay trƣớc ngày đến hạn trả nợ ghi trên hợp đồng tín dụng tối thiểu là 01 ngày nhỏ

hơn thời hạn kiểm tra về thời hạn gia hạn nợ: đối với nợ vay ngắn hạn, tối đa bằng thời hạn cho vay đã thoả thuận hoặc bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhƣng không quá 12 tháng.

h) Chuyển nợ quá hạn

► Đến hạn trả nợ ngày cuối cùng của các kỳ hạn trả nợ đƣợc phân kỳ trong hợp đồng tín dụng hoặc ngày trả nợ cuối cùng của hợp đồng tín dụng nếu khách hàng vay vốn không trả nợ, không đƣợc gia hạn nợ, ngày làm việc tiếp theo kế toán cho vay lập chứng từ hạch toán chuyển sang tài khoản nợ quá hạn thích hợp đồng thời lập thông báo chuyển nợ quá hạn gửi cho cán bộ tín dụng để thông báo cho khách hàng.

► Khi chuyển trạng thái nợ quá hạn, kế toán cho vay lập phiếu chuyển khoản để hạch toán vào các tài khoản nợ quá hạn tƣơng ứng với thời gian quá hạn.

i) Nhập ngoại bảng lãi chưa thu được

► Khoản lãi chƣa thu đƣợc coi nhƣ một khỏan nợ mới phát sinh. Đây là khoản khách hàng đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là trả mà chƣa trả đƣợc, Hiện nay không phải tính lãi suất cho ngân hàng. Khi hết hạn mà khách hàng chƣa trả đƣợc thì tiến hành nhập ngoại bảng để làm căn cứ theo dõi.

► Ngân hàng MHB Sóc Trăng đã áp dụng một tỷ lệ phạt thích hợp đối với khoản này lãi chƣa thu nhằm giảm thiệt hại cho ngân hàng mà còn có tác dụng thúc đẩy khách hàng nhanh chóng trả lãi đúng thời hạn.

4.1.2 Thực trạng công tác kế toán cho vay ngắn hạn

+ Phƣơng pháp hạch toán thu lãi: dự thu dự chi.

+ Phƣơng pháp tính lãi: phƣơng pháp tích số, thu lãi hàng tháng, thu nợ gốc vào cuối kì.

+ Thuế suất áp dụng cho vay sản xuất kinh doanh là 11,5%, khác là 12,5%.

+ Đơn vị tính: ngàn đồng (ng.đ).

Trong 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng có phát sinh một số nghiệp vụ kế toán cho vay ngắn hạn nhƣ sau:

4.1.2.1 Hạch toán kế toán cho vay ngắn hạn giai đoạn giải ngân

Nghiệp vụ 1: Ngày 1/1 doanh nghiệp A đến xin vay 8.500.000 ng.đ để mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi vay A thế chấp bằng tài sản của doanh nghiệp 30.000.000 ng.đ. Thủ tục hợp lệ và ngân hàng giải quyết ngay, giải

ngân bằng chuyển khoản. Biết A có mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng MHB Sóc Trăng. Thời hạn vay của khách hàng là 11 tháng.

Nợ TK 2111 8.500.000

Có TK 5191 8.500.000

Ghi đơn: Nợ TK 994 30.000.000

Nghiệp vụ 2: Ngày 6/1 hộ cá thể B4 vay ngân hàng 500.000 ng.đ để sửa chữa nhà ở. B4 thế chấp bằng sổ tiết kiệm trị giá 840.000 ng.đ. Ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt. Thời hạn vay 1 tháng.

Nợ TK 2111 500.000

Có TK 10111 500.000

Ghi đơn: Nợ TK 996 840.000

Nghiệp vụ 4: Ngày 12/1 doanh nghiệp A vay ngân hàng 10.000.000 ng.đ để đầu tƣ công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh. Khi vay A thế chấp bằng tài sản của doanh nghiệp trị giá 14.000.000 ng.đ. Ngân hàng giải ngân bằng chuyển khoản, thời hạn vay 11 tháng.

Nợ TK 2111 10.000.000

Có TK 5191 10.000.000

Ghi đơn: Nợ TK 994 14.000.000

Nghiệp vụ 5: Ngày 16/1 doanh nghiệp D3 vay ngân hàng 1.000.000 ng.đ

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán cho vay ngắn hạn và phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sóc trăng (Trang 45)