Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán cho vay ngắn hạn và phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sóc trăng (Trang 32)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thông tin về doanh nghiệp và số liệu dùng để phân tích chủ yếu lấy từ Website của ngân hàng và báo cáo tín dụng của phòng nguồn vốn của ngân hàng MHB Sóc Trăng qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Ngoài ra còn nghiên cứu, tham khảo thêm sách, báo, tạp chí, Website chuyên ngành, các luận văn mẫu để hỗ trợ cho việc phân tích, nghiên cứu và đánh giá.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 - yo

Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

∆y = (y1 / y0 ) *100% - 100%

Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Trong đó: yo : chỉ tiêu năm trƣớc.

y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế. Sau khi phân tích, ta dùng phƣơng pháp tổng hợp để đánh giá về mục tiêu cuối cùng.

2.2.2.2 Phương pháp hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán là thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình vốn, sự vận động của vốn trong các đơn vị, các tổ chức bằng hệ thống phƣơng pháp khoa học của kế toán.

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng MHB

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đƣợc thành lập năm 1997 theo quyết định 769/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998. Đến năm 2001, ngân hàng MHB chính thức trở thành một NHTM hoạt động đa năng, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động an toàn, hiệu quả. Ngân hàng MHB cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tài chính của một ngân hàng

hiện đại. Cho đến nay, ngân hàng MHB đã nhận đƣợc sự tín nhiệm rất lớn từ

khách hàng.

So với NHTM nhà nƣớc khác, ngân hàng MHB là ngân hàng trẻ nhất,

nhƣng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Ngân hàng MHB không ngừng mở rộng mạng lƣới chi nhánh với gần 230 chi nhánh và các phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành trọng điểm trên cả nƣớc, đứng thứ tám trong các NHTM ở Việt Nam. Bên cạnh đó MHB cũng duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân hàng nƣớc ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng MHB chi nhánh Sóc Trăng

Ngân hàng MHB Sóc Trăng đƣợc thành lập theo quyết định số 65/2001/QĐ-NHN-HĐQT ngày 26 tháng 11 năm 2001 của Hội đồng quản trị ngân hàng MHB và chính thức khai trƣơng đi vào hoạt động 27/5/2002. Ngân hàng MHB Sóc Trăng ra đời trong bối cảnh nền kinh tế tỉnh Sóc Trăng còn nhiều khó khăn, đời sống thu nhập của ngƣời dân chƣa cao, chủ yếu dựa vào sản suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Thƣơng hiệu ngân hàng MHB còn mới lạ đối với khách hàng, hệ thống sản phẩm dịch vụ tiện ích của Ngân hàng MHB còn chƣa đa dạng, phong phú, công nghệ ngân hàng còn chƣa hiện đại so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Sóc Trăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên giao dịch quốc tế: Housinh Bank of MekongDelta Soc Trang Branch Điện thoại: 0793.812262. Fax: 0793. 812734

Trụ sở: số 23, đƣờng Trần Hƣng Đạo, phƣờng 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Sau 12 năm hoạt động đƣợc sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của ban lãnh đạo và của các ban ngành các cấp trong tỉnh, cùng với phong cách năng động, sáng tạo kết hợp với việc đa dạng hóa sản phẩm, gia tăng tiện ích dịch vụ, đội ngũ nhân viên ngân hàng MHB Sóc trăng đã đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của khách hàng theo đúng phƣơng châm “Vui lòng khách đến - Vừa lòng khách đi”. Qua đó thƣơng hiệu ngân hàng MHB đã đƣợc nhiều khách hàng gần xa biết đến và uy tín của thƣơng hiệu ngày càng đƣợc nâng cao trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Từ một tập thể ban đầu là 26, đến nay tổng số cán bộ, nhân viên tại ngân hàng MHB Sóc Trăng là 120 ngƣời, trong đó trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên 80% tổng số cán bộ, nhân viên với 1 chi nhánh cấp I và 7 chi nhánh cấp II. Ban giám đốc gồm 2 ngƣời: Gíam đốc và Phó giám đốc.

3.2.1 Sơ đồ tổ chức

*Chi nhánh cấp I có 5 phòng: +Phòng Nghiệp vụ kinh doanh.

+Phòng Quản lí rủi ro và hỗ trợ kinh doanh. +Phòng Nguồn vốn.

+Phòng Kế toán_Ngân quỹ. +Phòng Hành chính-Nhân sự.

*Chi nhánh cấp II có 7 phòng giao dịch trực thuộc: +Phòng giao dịch Thành phố Sóc Trăng.

+ Phòng giao dịch Đồng Khởi. + Phòng giao dịch huyện Mỹ Xuyên. + Phòng giao dịch huyện Châu Thành. + Phòng giao dịch huyện Long Phú. + Phòng giao dịch huyện Ngã Năm. +Phòng giao dịch huyện Trần Đề.

(Nguồn: Phòng Hành chính-nhân sự ngân hàng MHB Sóc Trăng)

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng MHB Sóc Trăng

QLRR: Quản lí rủi ro PGD: Phòng giao dịch

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

a) Ban giám đốc

Trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của đơn vị. Ban hành các nội quy, quy định về điều chỉnh và quản lý công việc không trái với điều lệ và các nội quy, quy định của ngân hàng MHB.

b) Phòng nghiệp vụ - kinh doanh

+ Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn để lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, phát triển mạng lƣới.

+ Hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay đúng quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin vay theo đúng quy định. Đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn và đề xuất các biện pháp xử lí. Tiến hành rà soát, phân loại nợ, lƣu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng.

Phòng QLRR HTKD Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Nguồn Vốn Phòng Hành chính nhân sự PGD Đồng Khởi PGD H.Long Phú PGD H.Mỹ Xuyên PGD Châu Thành PGD H.Ngã Năm PGD H.Trần Đề BAN GIÁM ĐỐC PGD TP.Sóc Trăng Phòng Kinh doanh

+ Lập báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, ngoại hối, bảo lãnh và tái bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và theo thông tin báo cáo do Tổng giám đốc ban hành.

+ Tổ chức theo dõi tài sản cầm cố, bảo lãnh và bất động sản, quản lý các tài sản cầm cố lƣu trữ tại kho ngân hàng MHB Sóc Trăng hoặc kho thuê ngoài.

c) Phòng nguồn vốn

+ Khảo sát nghiên cứu thị trƣờng để xây dựng, triển khai và thực hiện tốt kế hoạch huy động vốn phù hợp với định hƣớng hoạt động của ngân hàng.

+ Thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ trong và ngoài hệ thống ngân hàng MHB trong phạm vi đƣợc Tổng giám đốc cho phép.

+ Khảo sát, thu thập thông tin đề xuất mức lãi suất huy động vốn và cho vay phù hợp, đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng và tuân thủ các quy định của ngân hàng MHB Sóc Trăng trong từng thời kỳ.

+ Tổ chức đƣợc việc quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản tại ngân hàng MHB Sóc Trăng, đảm bảo khả năng thanh toán an toàn và hiệu quả.

d) Phòng quản lý rủi ro và hỗ trợ kinh doanh

+ Nâng cao kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận dạng rủi ro để đƣa ra đề xuất hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lập, lƣu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu đúng quy định. Trực tiếp thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh trung và dài hạn, các khoản tín dụng ngắn hạn vƣợt mức cho phép của trƣởng phòng tín dụng theo mức quy định của Giám đốc chi nhánh.

+ Thẩm định hạn mức tín dụng, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay trong các trƣờng hợp qua khâu thẩm định.

+ Đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của ngân hàng MHB Sóc Trăng, và phƣơng án cơ cấu lại các khoản nợ vay theo quy định.

e) Phòng Kế toán – Ngân quỹ

+ Hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản, gửi tiền, chuyển tiền theo đúng quy định của ngân hàng MHB.

+ Kiểm tra về nghiệp vụ kế toán tài chính, kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong hạch toán, kế toán.

+ Lập báo cáo về hoạt động kinh tế tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản, quản lý các hồ sơ thế chấp, bão lãnh, tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ tài liệu kế

toán và thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ phát sinh trong ngày, phát hiện và ngăn chặn tiền giả.

f) Phòng Hành chính – Nhân sự

+ Quản lý nhân sự, chi trả lƣơng cho ngƣời lao động, đào tạo nhân viên. Lập kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động. Thực hiện công tác văn thƣ, hành chính quản trị.

+ Tổ chức công việc phục vụ, bảo vệ, tham mƣu cho lãnh đạo phân công bố trí cán bộ trong toàn ngân hàng MHB Sóc Trăng, đảm bảo các điều kiện vật chất, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

h) Các phòng giao dịch trực thuộc

Chức năng chính là một ngân hàng nhƣng quy mô nhỏ. Mọi hoạt động đều do sự ủy quyền của Giám đốc chi nhánh tỉnh.

3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

3.3.1 Huy động vốn: Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của tổ

chức kinh tế, cá nhân trong nƣớc, các tổ chức và ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ:

a) Khách hàng cá nhân

+ Tiền gửi ► Tiền gửi thanh toán bằng VNĐ và USD ► Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ và USD

+ Tiết kiệm ► Tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ và USD ► Tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ và USD ► Tiết kiệm tích lũy VNĐ

► Tiết kiệm “ Mẹ và Bé”

► Tiết kiệm ngƣời cao tuổi VNĐ

► Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lãi suất bậc thang USD ► Tiết kiệm lũy tiến VNĐ

+ Thẻ ATM ► Thẻ ghi nợ

+ Dịch vụ chuyển tiền

► Chuyển tiền trong nƣớc (ra nƣớc ngoài) ► Nhận tiền từ nƣớc ngoài gửi về

► Chuyển tiền nhanh kiều hối Western Union ► Chuyển tiền ra nƣớc ngoài qua Western Union

b) Khách hàng là tổ chức

+ Tiền gửi thanh toán bằng VNĐ và USD + Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ và USD

3.3.2 Tín dụng

+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn chủ yếu làm nhà ở đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ dân cƣ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra còn cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh trên cơ sở cho phép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cho vay cầm cố là tài sản, chứng từ có giá và chứng khoán niêm yết, chiết khấu giấy tờ có giá.

+ Cho vay phục vụ nhà ở, phục vụ thấu chi.

+ Cho vay hạn mức, tài trợ xuất nhập khẩu, mua xe ô tô. + Cho vay nông lâm ngƣ nghiệp.

+ Cho vay tiêu dùng.

3.4 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Sau gần 11 năm hoạt động, ngân hàng MHB Sóc Trăng đã bƣớc đầu đi vào hoạt động ổn định hiệu quả, bằng chứng là lợi nhuận của ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm qua. Trƣớc những cơ hội và thử thách, với sự nỗ lực không ngừng ngân hàng đã vƣợt qua khó khăn và đạt đƣợc những kết quả khả quan thông qua bảng số liệu sau.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB Sóc Trăng qua 3 năm 2010, 2011, 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011

Tƣơng đối % Tƣơng đối %

Tổng thu nhập 114.309 210.647 172.135 96.338 84,3 (38.512) (18,3)

Thu nhập lãi 107.499 208.299 164.725 100.800 93,8 (43.574) (20,9)

Thu nhập ngoài lãi 6.810 2.348 7.410 (4.462) (65,5) 5.062 215,6

Tổng chi phí 102.622 192.866 153.451 90.244 87,9 (39.415) (20,4)

Chi phí trả lãi 83.940 140.250 88.806 56.310 67,1 (51.444) (36,7)

Chi phí ngoài lãi 18.682 52.616 64.645 33.934 181,6 12.029 22,9

Tổng lợi nhuận 11.687 17.781 18.684 6.094 52,1 903 5,1

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB Sóc Trăng 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nguồn vốn ngân hàng MHB Sóc Trăng)

3.4.1 Thu nhập

Thu nhập trong kỳ hình thành từ 2 nguồn: thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Về cơ cấu, thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập do ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay những hộ sản xuất có vốn tự lực cao, phƣơng án sản xuất khả thi, có tài sản đảm bảo. Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhìn chung đạt hiệu quả.

Cụ thể, năm 2011 thu nhập đạt cao nhất (210.647 triệu đồng (tr.đ)) trong 3 năm phân tích, tăng 84,3% so với năm 2010. Thu nhập năm 2011 so với năm 2010 tăng là do: mức tăng của thu nhập từ lãi (tăng 100.800 tr.đ) nhiều hơn mức giảm của thu nhập ngoài lãi (giảm 4.462 tr.đ). Nguyên nhân thu nhập có sự tăng trƣởng là nhờ vào năng lực của ban lãnh đạo với chiến lƣợc đa dạng hóa các đối tƣợng cho vay, mở rộng thị trƣờng tín dụng, xác định thị trƣờng mục tiêu là cho vay món nhỏ ở địa bàn nông thôn (cạnh tranh ít, địa bàn rộng) và tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng để đầu tƣ tăng trƣởng tín dụng. Ngoài ra nhân viên ngân hàng thƣờng xuyên theo dõi tình hình nợ vay để thu hồi nợ kịp thời, tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng bằng việc gỉai quyết nhanh chóng hồ sơ vay vốn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong cho vay và thu nợ. Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi năm 2011 so với năm 2010 giảm 4.462 tr.đ (giảm 65,5%), điều đó cho thấy các hoạt động khác của ngân hàng vẫn chƣa đƣợc khai thác triệt để.

Chỉ tiêu 6T 2012 6T 2013 6T 2013/6T 2012

Số tiền Số tiền Số tiền %

Tổng thu nhập 81.763 73.996 (7.767) (9,5)

Thu nhập lãi 78.243 69.660 (8.583) (11,0)

Thu nhập ngoài lãi 3.520 4.336 816 23,2

Tổng chi phí 72.890 64.900 7.990 (11,0)

Chi phí lãi 42.183 30.619 (11.564) (27,4)

Chi phí ngoài lãi 30.707 34.281 3.574 11,6

Năm 2012, thu nhập đạt 172.135 tr.đ, giảm 18,3% so với năm 2011. Thu nhập từ lãi giảm (giảm 43.574 tr.đ) nhiều hơn mức tăng của thu nhập ngoài lãi (tăng 5.062 tr.đ) nên làm cho thu nhập giảm. Nguyên nhân cốt lõi làm cho thu nhập giảm hay thu nhập từ lãi năm 2012 giảm so với năm 2011 là do tình hình kinh tế năm 2012 gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, giải thể nhiều. Nguyên nhân khách quan khác là do thời tiết biến đổi thất thƣờng, ngƣời dân vay tiền để nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề, mất khả năng thanh toán nợ vay làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn. Thu nhập ngoài lãi vay năm 2012 tăng là do ngân hàng nắm bắt đƣợc tình hình thu nợ từ lãi cho vay gặp nhiều khó khăn nên đã triển khai tăng thu từ các dịch vụ chuyển tiền, môi giới bất động sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng số liệu 3.2, ta thấy thu nhập 6 tháng đầu năm 2012 đạt 81.763 tr.đ, trong khi tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 đạt 73.996 tr.đ, giảm 9,5% so với cùng kì năm trƣớc. Cụ thể, thu nhập từ lãi 6 tháng đầu năm 2013 giảm

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán cho vay ngắn hạn và phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sóc trăng (Trang 32)