Lợi nhuận

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán cho vay ngắn hạn và phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sóc trăng (Trang 43)

Từ bảng số liệu 3.1 thấy rõ lợi nhuận của ngân hàng trong 3 năm qua liên tục tăng, lợi nhuận năm 2012 đạt cao nhất với 18.681 tr.đ, tốc độ tăng nhanh nhất là giai đoạn 2010-2011 với 52%. Cụ thể lợi nhuận năm 2010 đạt 11.687 tr.đ, đến năm 2011 đạt 17.781 tr.đ tăng 52,1% so với năm 2010 và đạt 18.681 tr.đ vào năm 2012, tăng 5,1% so với năm 2011.

Năm 2010, lợi nhuận đạt 11.687 tr.đ. Đạt đƣợc kết quả đó chịu sự chi phối không nhỏ của sự tăng lãi suất cho vay và huy động của nền kinh tế, cùng chính sách phù hợp của ban lãnh đạo là chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, hạn chế khoản vay trung dài hạn, ƣu tiên hộ vay có vốn tự lực cao, có phƣơng án kinh doanh hiệu quả, đồng thời ban lãnh đạo cũng chỉ đạo cán bộ tín dụng nâng cao chất lƣợng tín dụng và thu hồi nợ tốt, nên đẩy mức lợi nhuận cao đáng kể so với mức chi phí, hiển nhiên lợi nhuận tăng.

So với năm 2010, năm 2011 lợi nhuận tăng 6.094 tr.đ với tốc độ kỉ lục 52,1% . Năm 2011, cả thu nhập và chi phí đều tăng nhƣng do mức tăng của

thu nhập là 96.338 tr.đ cao hơn mức tăng của chi phí (90.244 tr.đ) nên làm cho lợi nhuận tăng 6.094 tr.đ.

Năm 2012 lợi nhuận đạt 18.684 tr.đ, so với năm 2011 tăng 903 tr.đ tƣơng đƣơng tăng 5,1%. Năm 2012 cả thu nhập và chi phí đều giảm, tuy nhiên mức độ giảm của chi phí (39.415 tr.đ) cao hơn mức giảm của thu nhập (38.512 tr.đ) nên làm cho lợi nhuận năm 2012 tăng. Thu tuy lớn nhƣng khoản chi cũng không nhỏ làm cho lợi nhuận có tăng trƣởng nhƣng mức độ thấp.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận đạt 9.096 tr.đ. tăng 223 tr.đ (tƣơng đƣơng tăng 2,5%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Qua phân tích bảng số liệu 3.1 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 cả tổng thu nhập và tổng chi phí đều giảm nhƣng do tổng chi phí giảm (giảm 7.990 tr.đ) nhanh hơn tổng thu nhập (giảm 7.767 tr.đ) nên vẫn có lợi nhuận tích lũy.

► Từ phân tích bảng số liệu trên ta thấy trong những năm qua 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì thu nhập từ lãi đều chiếm tỷ trọng rất lớn lần lƣợt là 94%, 98,9%, 95,9% và 94,1%, điều đó có thể khẳng định hoạt động chính của ngân hàng là cho vay. Thu nhập từ lãi chi phối gần nhƣ hoàn toàn tổng thu nhập, nguồn thu từ các sản phẩm khác vẫn còn rất hạn chế, chƣa khai thác hết tiềm năng vốn có. Do vậy, khi thị trƣờng biến động bất ổn lập tức ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế, ngân hàng cần phải tăng cƣờng đẩy mạnh đầu tƣ cho hoạt động này nhƣ nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mở rộng kênh phân phối và thực hiện các chiến lƣợc marketing hiệu quả để tăng thu nhập từ lãi, đồng thời cần lên kế hoạch nâng cao tổng thu nhập từ nguồn thu khác nhƣ: dịch vụ tƣ vấn, tƣ vấn đầu tƣ,…Bên cạnh đó khoản mục tổng chi phí luôn biến động cùng chiều với khoản mục tổng thu nhập và theo chiều hƣớng kinh tế, chứng tỏ ngân hàng đã không ngừng nổ lực phấn đấu để tăng doanh thu, đảm bảo chênh lệch thu chi thực dƣơng, nghĩa là hoạt động có lợi nhuận.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán cho vay ngắn hạn và phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sóc trăng (Trang 43)