Hệ số quay kho phản ánh số vòng quay của hàng tồn kho bình quân trong kỳ, hay thời gian hàng hoá nằm trong kho trƣớc khi bán ra. Hệ số cao thì doanh nghiệp đƣợc đánh giá hoạt động có hiệu quả, giảm đƣợc vốn đầu tƣ cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn đƣợc chu kỳ chuyển đổi từ hàng dự trự thành tiền mặt và giảm thiệt hại khi hàng hóa tồn kho quá lâu dẫn đến hƣ hỏng, tuy nhiên nếu hệ số quá cao thì có nguy cơ doanh nghiệp không đủ hàng hóa để cung cấp, đều này không tốt cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Số ngày bình quân của một vòng quay kho (thời gian một vòng quay kho) phản ánh độ dài của thời gian dự trữ hàng hóa và sự cung ứng hàng dự trữ cho số ngày ấy.
Bảng 4.19 Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 - 2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % GVHB 121.322 186.126 207.695 64.804 53,41 21.569 11,59 TGHTK ĐK 3.877 6.167 6.307 2.290 59,07 140 2,27 TGHTK CK 6.167 6.307 12.693 140 2,27 6.386 101,25 TGHTK BQ 5.022 6.237 9.500 1.215 24,19 3.263 52,32 HSQK (lần) 24,16 29,84 21,86 5,68 23,53 -7,98 -26,74 TGMVQK (ngày) 16 13 17 -3 - 4 -
Nguồn: phòng kế toán, công ty TNHH MTV TOT PHARMA
(Ghi chú: GVHB: Giá vốn hàng bán, TGHTK ĐK: Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ, TGHTK CK: Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ, TGHTK BQ: Trị giá hàng tồn kho bình quân, HSQK: Hệ số
quay kho, TGMVQK: Thời gian một vòng quay kho)
Năm 2012, hệ số quay kho là 29,84 lần, tăng 5,68 lần tƣơng đƣơng tăng 23,53% so với năm 2011, rút ngắn thời gian một vòng quay kho xuống còn 13 ngày, giảm đƣợc 3 ngày so với năm 2011, do giá vốn hàng bán tăng 64.804 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 53,41%) và trị giá hàng tồn kho bình quân tăng 1.215 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 24,19%) so với năm 2011. Đều này cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho hàng tồn kho hơn, rút ngắn đƣợc chu kỳ chuyển đổi từ hàng dự trự thành tiền mặt.
Sang năm 2013, do giá vốn hàng bán tăng 21.569 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 11,59%, chậm hơn tốc độ tăng của trị giá hàng tồn kho bình quân (tăng 52,32%) nên hệ số quay kho đã giảm xuống 21,86 lần, giảm 7,98 lần (tƣơng đƣơng giảm 26,74%) so với năm 2012. Thời gian một vòng quay kho tăng thêm 4 ngày lên 17 ngày. Nguyên nhân của việc này là do hàng tồn kho cuối kỳ của năm 2013 tăng quá cao, tăng 101,25% so với kỳ trƣớc, chứng tỏ việc tiêu thụ hàng hóa gặp khó khăn làm giá trị hàng tồn kho tăng cao. Công ty cần tập trung trong công tác bán hàng để có thể giảm chi phí tồn kho và thiệt hại khi hàng hóa tồn kho quá lâu dẫn đến hƣ hỏng, ảnh hƣởng đến lợi nhuận năm sau.
Bảng 4.20 Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Chênh lệch
Tuyệt đối % GVHB 98.165 97.220 -945 -0,96 TGHTK ĐK 6.307 12.693 6.386 101,25 TGHTK CK 11.138 11.058 -80 -0,72 TGHTK BQ 8.723 11.876 3.153 36,15 HSQK (lần) 11,25 8,19 -3,06 -27,26 TGMVQK (ngày) 33 45 12 36,36
Nguồn: phòng kế toán, công ty TNHH MTV TOT PHARMA
(Ghi chú: GVHB: Giá vốn hàng bán, TGHTK ĐK: Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ, TGHTK CK: Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ, TGHTK BQ: Trị giá hàng tồn kho bình quân, HSQK: Hệ số
quay kho, TGMVQK: Thời gian một vòng quay kho)
Do giá trị hàng tồn kho cuối kỳ năm 2013 rất cao cộng với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của 6 tháng đầu năm 2014 cũng ở mức cao nên đã làm cho hệ số quay kho 6 tháng đầu năm 2014 giảm xuống còn 8,19 lần, giảm 3,06 lần so với kỳ trƣớc, tƣơng đƣơng giảm 27,26%, thời gian một vòng quay kho tăng thêm 12 ngày so với kỳ trƣớc lên 45 ngày, tình hình tiêu thụ 6 tháng đầu năm luôn ở mức thấp và thêm việc ảnh hƣởng bởi tồn kho năm trƣớc nên công ty đã gặp khó khăn trong việc rút ngắn thời gian dự trữ hàng hóa, làm tăng các chi phí tồn kho và bảo quản hàng hóa, vì vậy công ty cần có biện pháp điều tiết lƣợng hàng tồn kho phù hợp, đẩy nhanh việc bán sản phẩm để có thể giảm mức tồn kho.