Căn cứ vào chỉ thị của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở T ài chính và thông báo kiểm tra về dự toán ngân sách của Sở Tài chính cho UBND Huyện. Căn cứ vào chủ trương cấp uỷ, Nghị quyết HĐND Huyện, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu chi ngân sách của các đơn vị, phòng ban, các xã, phường. Phòng Tài chính Huyện phối hợp với Chi cục thuế, Phòng kinh tế kế hoạch tổng hợp dự toán ngân sách Huyện để UBND Huyện báo cáo UBND tỉnh và các ngành chức năng. Căn cứ báo cáo của Huyện, Sở Tài chính, Sở kế hoạch, Cục thuế tỉnh thảo luận dự toán ngân sách và thống nhất với UBND Huyện về dự toán thu, chi ngân sách năm của Huyện trình UBND Tỉnh phê duyệt và UBND Tỉnh quyết định giao dự toán thu chi cho ngân sách Huyện.
Để lập dự toán ngân sách được sát thực, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo công tác lập dự toán ngân sách cụ thể:
+ Về thu ngân sách Nhà nước: Trên cơ sở số thực hiện thu ngân sách Nhà nước năm đó đối với các nguồn thu được phân cấp cộng khả năng tăng thu theo mức tăng trưởng kinh tế của huyện, thường là từ 7% đến 10% và các khoản thu dự báo phát sinh thu ngân sách theo quy định.
+ Về chi ngân sách Nhà nước: Trên cơ sở các nguồn thu được hưởng bảo đảm cân đối ngân sách. Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập dự toán được dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Chính phủ và UBND tỉnh quy định. Đối với các khoản chi đầu tư phát triển trên cơ sở bố trí kế hoạch cho các dự án có đủ điều kiện, bố trí vốn phù hợp khả năng ngân sách đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn để trả nợ và các dự án đang thực hiện.
Nhìn chung công tác lập dự toán hàng năm đã đi vào ổn định, và nề nếp, các nguồn thu, nhiệm vụ chi tương đối ổn định. Hết năm ngân sách các đơn vị dự toán thuộc ngân sách
Đối với ngân sách xã căn cứ báo cáo quyết toán xã, phường gửi lên Phòng Tài chính thực hiện thẩm định để UBND xã trình HĐND cùng cấp phê duyệt. Phòng Tài chính tổng hợp quyết toán ngân sách xã báo cáo quyết toán ngân sách Huyện, báo cáo
54
HĐND Huyện và báo cáo Sở Tài chính để tổng hợp vào ngân sách địa phương theo quy định.
4.2.4. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu chi NSNN huyện Triệu Phong 4.2.4.1. Những kết quả đạt được.
Quản lý thu chi NSNN trên địa bàn huyện Triệu Phong trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể, quy mô thu ngân sách không ngừng tăng lên và quản lý sử dụng ngân sách chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả hơn. Cụ thể
- Công tác lập dự toán ngân sách cấp huyện đã được thực hiện đúng trình tự do Luật ngân sách ban hành, bán sát với tình hình kinh tế- xã hội của huyện.
- Đã có sự phối kết hợp giữa các ban ngành chức năng liên quan trong công tác thu NSNN và huyện Triệu Phong đã có những biện pháp thích hợp do vậy. Các biện pháp thu đã được áp dụng một cách linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình sản xuất kinh doanh ở từng cơ sở trên cơ sở tuân thủ các Luật thuế đã ban hành. Công tác thu thuế đã luôn ý thức hạn chế tối đa các thủ tục hành chính rườm rà gây cản trở cho quá trình sản xuất kinh doanh; Quy trình thu thuế được xây dựng đơn giản để làm tối thiểu hoá các chi phí phát sinh do quá trình thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế từ phía người nộp thuế cũng như cơ quan thu thuế. mà nguồn thu ngân sác của huyện luôn được đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời.
- Nhằm phát triển kinh tế huyện đồng bộ, huyện Triệu Phong trong những năm qua đã đặc biệt chú trọng đến nội dung chi đầu tư phát triển. Huyện Triệu Phong đã thực hiện tốt sự tuân thủ của các quy định của Nhà nước về quản lý và chi đầu tư XDCB, từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát đầu tư. Đồng thời cơ cấu chi đầu tư được bố trí bám sát với yêu cầu phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và của tỉnh. Quán trình thực hiện chi đầu tư phát triển luôn coi trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và tập trung ngân sách ở mức cao nhất để thực hiện mục tiêu tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho huyện và tỉnh phát triển.
- Mặc du nguồn chi còn nhiều hạn hẹp song huyện cũng tìm nhiều biện pháp để tăng thêm vốn đầu tư nhằm đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ mà tỉnh, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã giao.
55
- Đối với các khoản chi thường xuyên, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực của huyện. Việc thực hiện chu trình ngân sách đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN ban hành. Việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm. Chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng cao rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng như hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách.
- Cơ cấu chi ngân sách đã có nhiều đổi mới, đặc biệt chú ý mục tiêu phục vụ các chương trình KT- XH của huyện và tỉnh: chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, vệ sinh môi trường… góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
4.2.4.2 Những mặt hạn chế.
Tuy đạt được những kết quả như trên, song qua thực tiễn hoạt động cho thấy địa phương vẫn còn những hạn chế, sai phạm sau:
Về phân cấp quản lý ngân sách: Trong phân cấp nguồn thu, hiện nay cấp tỉnh chưa mạnh dạn phân chia tối đa nguồn thu cho ngân sách huyện. Một số nguồn thu lớn, chủ lực trên địa bàn huyện tập trung vào ngân sách tỉnh Quảng Trị thí dụ: Công ty xây dựng số 6 thuộc huyện Triệu Phong hàng năm phải nộp thuế vào ngân sách tỉnh Quảng Trị. Huyện chủ yếu thu từ khu vực ngoài quốc doanh; phí - lệ phí; thu thuế của các doanh nghiệp tư nhân, thu cấp quyền sử dụng đất nhưng nguồn thu này không mang tính ổn định; một số khoản thu khác và các nguồn thu nhỏ lẻ, phân tán thuộc kinh tế ngoài quốc doanh. Thông qua cơ chế bổ sung từ ngân sách tỉnh để cân đối nhiệm vụ chi của huyện, gần như tái hiện cơ chế “xin - cho” trong quản lý, cấp phát ngân sách, hạn chế tính chủ động trong khai thác nguồn thu và điều hành ngân sách huyện.
Một số vấn đề chi cho các vấn đề xã hội như: xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, phòng chống tệ nạn xã hội do huyện chủ động còn quá hẹp.
56
+ Lập và giao dự toán ngân sách: công tác lập và giao dự toán ở một số xã chưa được quan tâm đúng mức.
+ Chấp hành dự toán ngân sách.
Chấp hành dự toán thu ngân sách: Hầu hết các đơn vị quan tâm chỉ đạo thu vượt, đạt dự toán được giao. Nguồn thu cơ bản được huy động vào ngân sách. Tuy nhiên vẫn còn một vài đơn vị còn xảy ra hiện tượng giữ lại nguồn thu nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách năm sau. Một số khoản thu phí, lệ phí và thu khác được để lại chi tại các đơn vị dự toán chưa được lập, giao dự toán; việc quản lý sử dụng còn lãng phí, sai mục đích ví dụ: nhiều công trình vừa mới được tu sửa chưa đến một năm lại được cấp kinh phí để xây thêm… còn xảy ra tình trạng thất thu thuế tài nguyên, thuế môn bài. Các đơn vị thuộc huyện còn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào bổ sung của ngân sách cấp trên.
Chấp hành dự toán chi ngân sách: Việc cấp phát chi ngân sách được thực hiện theo 2 hình thức là dự toán kinh phí và lệnh chi tiền. Trên thực tế, cấp phát bằng lệnh chi tiền còn chiếm tỷ trọng lớn. Dự toán được giao không sát nên cấp phát còn tình trạng cấp thừa nhóm mục này nhưng lại cấp thiếu nhóm mục khác. Đến cuối năm, có trường hợp phòng tài chính tham mưu cho UBND huyện điều chỉnh nhóm mục này sang nhóm mục khác là không đúng với quy định của luật NSNN. Thí dụ Phòng Tài chính huyện Triệu Phong tham mưu cho UBND huyện Triệu Phong điều chỉnh nhóm mục chi dự phòng cho nhóm mục các ngày lễ lớn. Trong cấp phát ít chú ý đến việc giảm trừ các khoản thu hồi hoặc các khoản còn lại năm trước chuyển sang.
Trong tổng chi ngân sách huyện, việc bố trí kinh phí ngân sách cho chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng nhỏ. Chi đầu tư phát triển ở huyện có nhu cầu lớn nhưng chưa được đáp ứng.
Chi ngân sách huyện mới chỉ đáp ứng được chi thường xuyên. Thực tiễn cho thấy hầu hết các khoản chi cơ bản bám sát dự toán được duyệt.
Chi quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên của ngân sách huyện. Tại các đơn vị sử dụng ngân sách thì tìm mọi cách để chi hết kinh phí được cấp, chạy chi vào cuối niên độ tài chính.
57
Quyết toán ngân sách: Báo cáo quyết toán thu - chi ngân sách được thực hiện thống nhất theo biểu mẫu và các chỉ tiêu quy định. Tuy nhiên thời gian quyết toán ngân sách huyện thường kéo dài do quyết toán ngân sách xã, thị trấn và các đơn vị dự toán nộp chậm, khâu thẩm định quyết toán gặp khó khăn.
Kết luận chương 4: Chương 4 đã trình bày thực trạng quản lý thu chi ngân sách tên địa bàn huyện Triệu phong. Chương 4 cũng đã nêu được những thành tựu cũng như những hạn chế trong công tác quản lý thu chi NSNN trên địa bàn huyện Triệu Phong trong thời gian qua
58
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1 MÔ TẢ VỀ PHÂN TÍCH MẪU NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ
Trên cơ sở triển khai thu thập mẫu khảo sát của 200 cán bộ công chức, viên chức, học sinh sinh viên và người dân trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị tác giả đã có được các thông tin khái quát chung về mẫu như sau2:
Về giới tính: Tỷ lệ nữ là 46%; nam là 54% và được minh họa như hình 4.2
dưới đây:
54%
46% Nam
Nữ
Hình 5.1 Biểu đồ cơ cấu về giới tính của mẫu nghiên cứu
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Về độ tuổi : Các đối tượng có độ tuổi từ 16-25 chiếm 15%, 26-35 chiếm 33%,
từ 35-50 chiếm 29% và lớn hơn 50 tuổi chiếm 13%.
59 23% 33% 29% 15% >50 26-35 35-50 16-25
Hình 5.2. Biểu đồ cơ cấu độ tuổi mẫu nghiên cứu
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Về nghề nghiệp: Cán bộ công chức chiếm 56%, Học sinh - sinh viên chiếm 18%, Hộ kinh doanh chiếm 14% và Hưu trí chiếm 12%.
56% 18% 14% 12% CBCC HSSV HKD HT
Hình 5.3. Cơ cấu về nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu
60
5.2. PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC THANG ĐO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ
Để kiểm tra độ tin cậy thang đo biến đã được thiết kế và khảo sát, tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha. Hệ số Cronbach Alpha dùng để đo lường mức độ chặt chẽ các mục hỏi trong thang đo có sự tương quan với nhau. Tác giả đã phân tích độ tin cậy thang đo cho các biến độc lập và phụ thuộc đã được giả thiết bao gồm:
- Tổ chức bộ máy và trình độ của cán bộ quản lý (TDBM), bao gồm 8 biến giải thích.
- Phân cấp quản lý (PCQL), bao gồm 7 biến giải thích;
- Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng của NSNN (NTDP), bao gồm 6 biến giải thích;
- Cơ chế quản lý tài chính (CCQL), bao gồm 6 biến giải thích; - Thông tin, phươngtiện quản lý (TTPT) bao gồm 5 biến giải thích ; - Công tác quản lý thu chi NSNN (QLTC), bao gồm 3 biến phụ thuộc;
Kết quả chi tiết về việc tính toán hệ số Cronback Alpha cho các biến độc lập và phụ thuộc được trình bày trong phụ lục 3 của đề tài và đảm bảo các biến thỏa mãn các điều kiện về giá trị Cronback Alpha >0,6; tương quan biến tổng >0,3 sẽ được lựa chọn; đồng thời tác giả cũng sử dụng kỹ thuật loại bỏ biến để tăng giá trị Cronback Alpha. Tóm lược kết quả phân tích độ tin cậy thang đo như sau:
Bảng 5.1. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến Tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ (TDBM): Cronbach’s alpha = .796
TDBM1 24.63 5.752 .398 .789 TDBM2 24.49 5.256 .585 .761 TDBM3 24.53 5.637 .412 .778 TDBM4 24.73 4.874 .613 .755 TDBM5 24.19 5.046 .650 .750 TDBM6 24.37 5.148 .514 .773
61
TDBM7 24.13 6.023 .333 .796
TDBM8 24.46 5.375 .523 .771
Phân cấp quản lý (PCQL) Cronbach’s alpha =.696
PCQL1 21.53 2.160 .620 .605 PCQL2 21.62 2.517 .324 .682 PCQL3 21.52 2.231 .603 .614 PCQL4 22.03 2.376 .259 .712 PCQL5 22.34 2.388 .312 .690 PCQL6 21.56 2.508 .478 .654 PCQL7 22.17 2.323 .375 .671
Nhận thức của địa phương về thu chi NSNN (NTDP): Cronbach’s alpha = .783
NTDP1 16.94 3.267 .591 .736 NTDP2 17.01 3.477 .482 .762 NTDP3 16.94 3.358 .533 .750 NTDP4 16.88 3.218 .616 .729 NTDP5 16.97 3.562 .415 .777 NTDP6 17.15 3.019 .563 .744
Cơ chế quản lý thu - chi (CCQL): Cronbach’s alpha =.959
CCQL1 17.92 4.104 .399 .809 CCQL2 17.29 4.127 .622 .760 CCQL3 17.33 3.953 .601 .760 CCQL4 17.78 3.617 .645 .747 CCQL5 17.29 3.835 .647 .749 CCQL6 17.43 4.055 .473 .789
Thông tin, phương tiện quản lý (TTPT) Cronbach’s alpha = .674
TTPT1 14.13 1.527 .668 .522
TTPT2 14.21 1.775 .439 .622
TTPT3 14.11 1.636 .635 .549
TTPT4 14.62 1.905 .154 .754
TTPT5 15.08 1.517 .402 .646
Quản lý thu chi (QLTC): Cronbach’s alpha = .828
QLTC1 7.54 1.264 .484 .935
QLTC2 7.60 .744 .862 .568
QLTC3 7.54 .722 .785 .663
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả Cronbach Alpha của các thang đo cho thấy chỉ có hệ số Cronbach Alpha của phân cấp quản lý (Cronbach Alpha = 0.697) và thông tin, phương tiện quản lý (Cronbach Alpha = 0.674) là nhỏ hơn 0.7. Để đạt độ tin cậy lớn hơn 0.7 thì ta cần
62
loại đi hai biến quan sát hai nhân tố này đó là PCQL4 và TTPT4, đây cũng là hai biến có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3 (PCQL4 có hệ số tương quan là .259, TTPT4 có hệ số tương quan là .154). Sau khi loại hai biến PCQL4 và TTPT4 thì hệ số Cronbach Alpha của hai biến này lần lượt là 0.712 và 0.754 đều lớn hơn 0.7, thoả mãn điều kiện nghiên cứu. Các biến giải thích còn lại đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.7 và hệ số tương quan của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Vì vậy các biến còn lại đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
Như vậy bằng việc sử dụng độ tin cậy của thang đo từ 35 biến quan sát, tác giả đã loại đi 2 biến giải thích và còn lại 33 biến quan sát (trong đó 30 biến giải thích và 3