Các nghiên cứu trong nước 28

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 39)

Việc nghiên cứu quản lý thu chi ngân sách nhà nước ở nước ta trong những năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan trung ương và địa phương như :

Nguyễn Việt Cường, “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Tài chính - Kế toán, Hà Nội, 2001.

Lê Công Toàn, “Sử dụng công cụ tài chính để phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập”, Luận án tiến sỹ, Đại học Tài chính - Kế toán, 2002.

Hà Việt Hoàng, “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thái Nguyên, 2007

Nguyễn Hoàng Tuấn, “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2010;

Phạm Văn Thịnh, “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Cát”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Đà Nẵng, 2011;

Huỳnh Thị Cẩm Liên, “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện

Đức Phổ”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, 2011;

Bùi Mạnh Cường, “Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng, 2012

Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” năm 2009, của tác giả Trần Văn Lâm, đã hệ thống hóa và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh

29

tế xã hội; NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường với những nội dung cụ thể: mục tiêu, nguyên tắc và phương thức của quản lý chi NSNN..., quản lý chi NSNN với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Luận án cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh về hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý chi ngân sách địa phương trên các mặt: cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; công bằng xã hội. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua. Nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý chi NSNN tác giả đã đưa ra một số vấn đề về quản lý chi NSNN ở các nước OECD về cải cách quản lý chi NSNN; quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và khuôn khổ ngân sách trung hạn…, rút ra 5 bài học có thể nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với những quan điểm hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương, tác giả luận án đã nghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách địa phương. Trong đó, giải pháp áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầu ra; hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách. Tuy nhiên, luận án chưa làm rõ được đặc thù riêng của tỉnh khi áp dụng phương thức quản lý mới, các phương thức quản lý, quy trình quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh khác nhau thì có gì khác nhau.

Tài liệu hội thảo về "Cơ chế quản lý NSNN - thực trạng và giải pháp" (2012) do Khoa Tài chính công - Học viện Tài chính tổ chức. Các bài viết trong tài liệu đã khái quát được những vấn đề lý luận chung về quản lý NSNN, những vấn đề về quản lý chi NSNN, những vấn đề về bội chi NSNN và nợ công, kinh nghiệm quốc tế về quản lý NSNN, và một số những vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, ở mức độ nghiên cứu bài viết để tham gia hội thảo, nên các tác giả chỉ khái quát một số vấn đề cơ bản nhất về lý luận quản lý NSNN, những vấn đề nổi cộm và giải pháp khắc phục chung nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN.

30

Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành có rất nhiều bài viết, công trình đề cập đến quản lý chi NSNN. Có thể kể ra đây một số bài viết quan trọng như: “Thách thức trong quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra”, trên Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 3 năm 2009 và “Đổi mới lập dự toán ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn” trên Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 12 năm 2009 của PGS,TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt; “Tăng cường quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra ở Việt Nam” của ThS. Nguyễn Xuân Thu trên Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 14 (311) ngày 15/7/2010; “Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Đình Tài, Tạp chí Tài chính số tháng 4/2010; “Quyết toán vốn đầu tư XDCB - góc nhìn từ cơ quan Tài chính”, của PGS,TS Nguyễn Trọng Thản, tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 10 (99), năm 2011; “Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chi NSNN dựa trên kết quả ở Việt Nam”, của các tác giả Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 258 tháng 4 năm 2012,.…

Những bài báo này đã phân tích được thực trạng về quản lý chi NSNN nói riêng và quản lý chi NSNN nói chung và có đề xuất giải pháp để giải quyết những tồn động.

Các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý trong việc tăng cường quản lý thu chi NSNN. Tuy nhiên, những công trình này chỉ nghiên cứu chuyên về từng mảng chuyên môn theo nội hàm của thu, chi NSNN, mà chưa có công trình nào đề cập đến hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN ở địa phương hay cụ thể hơn đề cập nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN tại một tỉnh có nhiều đặc thù như huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Kết luận chương 2: Chương 2 trình bày tổng quát về lý thuyết ngân sách nhà

nước, quản lý NSNN. Qua đó ta thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Chương 2 cũng trình bày các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu cho đề tài ở chương 3.

31

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)