Thứ nhất, Cơ chế quản lý tài chính: là tổng thể các phương pháp, hình thức tác động lên một hệ thống, liên kết phối hợp hành động giữa các thành viên trong hệ thống nhằm đạt mục tiêu quản lý trong một giai đoạn nhất định. Cơ chế quản lý tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp. Thể chế tài chính quy định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu chi ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính, vì nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy
24
phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách trên một lãnh thổ, địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn, phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác quản lý thu, chi ngân sách.
Thứ hai, phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN: Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách, gắn NSNN với hoạt động kinh tế - xã hội ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm nâng cao tính năng động, tự chủ.
Thứ ba, Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN: Lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách huyện và phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở các khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành, quyết toán ngân sách và kiểm tra, thanh tra ngân sách.
Thứ tư, tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện: Trình độ con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước. Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu chi NSNN người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập đó chính là tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý thu, chi NSNN và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý chi ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi theo chức năng, trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của chính quyền cấp thành phố không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi NSNN. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách. Do
25
đó tổ chức bộ máy là nhân tố quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý thu, chi ngân sách.
Thứ năm, hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN huyện: Để thực hiện chức năng quản lý NSNN theo nhiệm vụ được giao, cần phát triển hệ thống công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quán lý ngân sách là nhiệm vụ quan trọng của huyện.