Về lý luận và sự cần thiết đã nêu ở chương 1, nên ở chương này nói đến thực tế. Căn cứ Luật NSNN, xuất phát từ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội thì phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước là một tất yếu, và nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách gắn với quản lý hành chính địa phương và ngành, tỉnh mạnh dạn phân cấp quản lý ngân sách cho các địa phương, trên tinh thần tất cả các khoản thu trên địa bàn do địa phương quản lý để lại cho địa phương 100%, nhằm khai thác quản tốt nguồn thu vừa nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, đồng thời nâng cao trình độ quản lý cán bộ cấp cơ sở. Đối với các khoản thu và chi ở các Sở ban ngành tỉnh cũng mạnh dạn phân cấp quản lý để đơn vị tích cực quản lý khai thác các nguồn thu. Phân cấp quản lý NSNN giữa tỉnh với huyện, thị xã, thành phố tương đối rõ ràng.
Từ khi có Luật NSNN, Hội đồng nhân dân trình quyết định phân cấp cho ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã, phường, thị trấn 3 lần thời kỳ 1997 - 1999, thời kỳ 2000 - 2003 và hiện nay . Kết quả thực hiện phân cấp quản lý NSNN tại địa phương bước đầu mang hiệu quả: tỷ trọng thu ngân sách cấp tỉnh giảm xuống, cấp huyện và xã tăng, cho thấy vai trò cấp huyện và xã nâng lên và rất phát huy. Ngược lại tỷ trọng chi của ngân sách tỉnh và ngân sách xã phường tăng lên. Đặc biệt là khi nguồn thu thuế nông nghiệp không còn các địa phương tập trung vào tạo nguồn thu mới bù
45
đắp thiếu hụt. Cụ thể sự thay đổi phân cấp quản lý ngân sách chủ yếu là thay đổi tỷ lệ điều tiết ở nguồn thu về:
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp (trước năm 2008 ngân sách tỉnh là 50%, NS huyện 30% và ngân sách xã là 20%; đến giai đoạn 2010 - 2012 ngân sách tỉnh là 30%, ngân sách huyện 50% và ngân sách xã là 20%.
+ Về thuế VAT, thuế TNDN của kinh tế ngoài quốc doanh: trước năm 2000 NST 30%, NSH 70% đến giai đoạn 2008 - 2010 để lại 100% cho các huyện, đến giai đoạn 2010 - 2012 để lại toàn bộ 100% cho ngân sách, huyện, thị xã, thành phố.