Thông thường lợi nhuận của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: sản lượng hàng hóa bán ra, giá cả, thuế … Nhưng do đặc thù của ngành xây dựng nên lợi nhuận chịu ảnh hưởng của các nhân tố: doanh thu, chi phí.
Nếu các yếu tố khác không đổi mà doanh thu tăng lên dẫn tới lợi nhuận tăng ngược lại doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm theo.
Chi phí thì ngược lại với doanh thu, chi phí tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, khi chi phí tăng thì lợi nhuận giảm và ngược lại chi phí giảm thì lợi nhuận tăng. Trừ trường hợp tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của chi phí đôi khi cũng không làm lợi nhuận giảm.
Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta sẽ phân tích sâu hơn việc ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của từng hoạt động. Ta có bảng sau đây: Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 6 thàng đầu năm 2013
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
- Doanh thu thuần +2.087,9 + 730,9 +13.753,7 - Giá vốn hàng bán - 2.084,6 - 276,5 -12.570,8 - Chi phí quản lý doanh nghiệp - 49,5 - 513,5 - 402,5
Tổng - 46,1 - 59,1 780,2
Lợi nhuận hoạt động tài chính
- Thu nhập hoạt động tài chính - 3,1 - 0, 7 - 0,6 - Chi phí hoạt động tài chính -124,3 13,8 5,7
Tổng - 127,4 13,1 5,1
(Nguồn: phòng kế toán Công ty H&B) (xem phụ lục 1 trang 91)
Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty đều có tăng, có giảm, cụ thể: Trong năm 2011 nhân tố doanh thu trong năm này cao hơn năm 2010 là 2.087,9 trđ, nhân tố giá vốn hàng bán giảm nên làm cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm 2.084,6 trđ, còn chi phí quản lí doanh nghiệp đồng thời cũng giảm 49,5 trđ. Do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm xuống 46,1 trđ. Tương tự trong năm 2012 doanh thu tăng 730,9 trđ, giá vốn hàng bán giảm xuống 276,5 trđ, đồng thời chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 513,5 trđ. Qua đó cho thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm xuống 59,1 trđ. Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu lại tăng lên 13.753,7 trđ, đồng thời giá vốn hàng bán lại giảm 12.570,8 trđ, chi phí quản lí doanh nghiệp cũng giảm 402,5 trđ. Vì doanh thu tăng cao hơn chi phí nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên 780,2 trđ.
Đối với lợi nhuận hoạt động tài chính trong năm 2011 thu nhập tài chính thấp hơn 2010 làm cho thu nhập hoạt động tài chính giảm 3,1 trđ, đồng thời chi phí tài chính giảm 124,3 trđ, vì tốc độ giảm của doanh thu tài chính thấp hơn tốc độ giảm của chi phí tài chính làm cho lợi nhuận hoạt động tài chính giảm 127,4trđ. Năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính giảm 0,7 trđ, chi phí tài chính tăng lên 13,8 trđ, Vì doanh thu nhỏ hơn chi phí sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm xuống 13,1 trđ. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập hoạt động tài chính giảm 0,6 trđ, đồng thời chi phí tài chính cũng giảm là 5,7 trđ, nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 5,1 trđ.
Từ bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên ta được: Lợi nhuận công ty (2010-2011) = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận hoạt động tài chính = - 46,1 – 127,4= - 173,5 trđ
Lợi nhuận công ty (2011-2012) = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận hoạt động tài chính = - 59,1 + 13,1 = - 46 trđ
Lợi nhuận công ty (6 tháng đầu 2012-2013) = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận hoạt động tài chính = 780,2+ 5,1 = 785,3 trđ
4.2.3.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận
Bảng 4.11 Tình hình thực hiện kế hoạch của công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đvt:Triệu đồng
Lợi nhuận Thực tế/kế hoạch Năm Kế hoạch Thực tế Số tiền Tỷ lệ (%) 2010 254,1 273,4 19,3 7,5 2011 213,6 246,4 32,8 15,3 2012 128,3 103,6 (24,7) (19,2) 2013 973,1 1.503,4 530,3 54,4 Tổng 1.569,1 2.126,8 557,7 35,5
( Nguồn: phòng kế toán Công ty H&B)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận trong 3 năm 6 tháng công ty luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch đề ra, công ty cũng đã hoàn thành kế hoạch đề ra và tỷ lệ vượt kế hoạch tương đối cao. Tuy nhiên do tình hình của nền kinh tế làm cho công ty không vượt kế hoạch được giao trong một năm, cụ thể.
Năm 2010 kế hoạch lợi nhuận đề ra là 254,1 trđ trong khi đó lợi nhuận đạt được là 273,4 trđ, thực tế cao hơn hơn kế hoạch đề ra là 7,4% (tương đương 19,3trđ, qua năm 2011 lợi nhuận thực tế so với kế hoạch đạt 15,3% thì công ty vượt mức kế hoạch là 15,3% (tương đương 32,8 trđ). Đến năm 2012 tỷ lệ hoàn thành giảm 19,2,% (tương ứng là 24,7 trđ) so với kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận thực tế giảm so với kế hoạch là do nền kinh tế không ổn định dẫn đến giá cả cũng không ổn định, các khoản chi phí tăng lên làm cho lợi nhuận giảm xuống. Nhưng qua 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận thực tế vượt kế hoạch rất cao, cụ thể mức thực tế vượt kế hoạch là 54,4% (tương đương 530,3 trđ). Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 mà công ty đã đạt lợi nhuận cao như vậy là do công ty hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả và đã tạo được uy tin với khách hàng…nên công ty ngày càng thực hiện nhiều công trình. Một phần cũng do công ty đã hoàn thành những công trình còn dở dang.
Như vậy qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tăng, giảm không đều nhưng thể hiện được sự quyết tâm của ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể nhân viên đã cố gắng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, do đó mà kế hoạch đề ra ngày càng phù hợp với khả năng của công ty. Việc đề ra kế hoạch năm sau luôn cao hơn năm trước cho thấy tình hình hoạt động của công ty đang trên đà phát triển tốt. Tuy nhiên, trong năm 2012 lợi nhuận thực tế thấp hơn lợi nhuận kế hoạch là do trong năm đó nền kinh tế thị trường không ổn định, chi phí cũng tăng. Mặc dù công ty không đạt được như lợi nhuận kế hoạch đưa ra nhưng công ty vẫn đạt lợi nhuận. Mặc khác việc đề ra kế hoạch lợi nhuận này một phần dựa vào sản lượng kế hoạch của năm đó, một phần căng cứ vào khả năng, năng lực của công ty và lợi nhuận thực tế đạt được của những năm trước đây. Vì vậy công ty cần giữ vững và phát huy nhiều hơn nữa để có thể giữ vững vị thế trên thị trường và ngày càng phát triển để công ty kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
4.2.4 Chỉ số khả năng sinh lời
Các chỉ số khả năng sinh lời như: tỷ suất lợi nhuận trên trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản các chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, đồng thời nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính sinh lời. Nó là kết quả của hàng loạt các biện pháp quản lý và sử dụng vốn của đơn vị và phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty từ kết quả đó công ty sẽ đưa ra những quyết định, các chính sách kinh tế từ đó đưa ra kế hoạch hoạt động trong tương lai hoặc có những điều chỉnh thích hợp khi các chỉ tiêu này không tốt.
Bảng 4.12 Các chỉ số khả năng sinh lời qua 3 năm 2010- 2012 Chênh lệch Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 1. Doanh thu thuần Trđ 4.669,5 6.757,4 7.488,4 2.087,9 730,9 2. Lợi nhuận ròng Trđ 273,4 246,4 103,6 (27,0) (142,8) 3. Tổng tài sản bình quân Trđ 13.399 19.099,9 22.771,2 5.700,9 3.671,3 4. Nguồn vốn chủ sở hữu Trđ 6.008,9 9.268,7 9.443,6 3.259,8 174,9 5. Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu
% 5,8 3,6 1,3 (2,2) (2,3)
6. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu %
4,5 2,6 1 (1,9) (1,3)
7. Lợi nhuận trên tổng tài sản % 2 1,3 0,4 (0,7) (0,9)
( Nguồn: Bảng báo cáo KQKD và bảng cân đối kế toán Công ty H&B, 2010-2012)
Nhìn chung qua bảng số liệu trên ta thấy các tỷ suất sinh lời của công ty đều giảm qua các năm, cụ thể :
- Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 5,8% tức trong 100 đồng doanh thu công ty sẽ thu được 5,8 đồng lợi nhuận. Năm 2011 tỷ suất này giảm xuống còn 3,6% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp có được 3,6 đồng lợi nhuận, giảm xuống 2,2 đồng so với năm 2010. Qua năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên lại giảm còn 1,3 % tức là trong 100 đồng doanh thu thì công ty có được 1,3 đồng lợi nhuận, thấp hơn năm 2011 là 2,3 đồng. Sở dĩ tỷ suất này giảm là do lợi nhuận của công ty giảm mạnh qua các năm. Lợi nhuận giảm một phần cũng do chi phí tăng cao (như đã phân tích ở trên). Đều này cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty chưa tốt lắm mặc dù công ty vẫn đạt lợi nhuận. Vì vậy, công ty cần đưa ra các biện pháp kinh doanh làm sao để giảm bớt các chi phí không hợp lí. Tuy nhiên, tỷ suất này không cao phần lớn là do lợi nhuận còn quá thấp so với doanh thu có được cho nên công ty cần có những biện pháp tốt hơn nữa nhằm năng cao lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu rất quan trọng nó phản ánh khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sở hữu. Qua kết quả trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm qua có chiều hướng giảm. Cụ thể năm 2011 tỷ suất này là 4,5% tức trong 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty thu được 4,5 đồng lợi nhuận, năm 2011 tỷ suất này là 2,6 % có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty có được 2,6 đồng lợi nhuận, giảm 1,9 đồng lợi nhuận so với năm 2010. Qua năm 2012 tỷ suất này là 1% tức trong 100 đồng vốn chủ sở hữu thì có 1 đồng lợi nhuận giảm
1,3 đồng lợi nhuận so với năm 2011. Nguyên nhân tỷ suất này giảm là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn tốc đọ tăng của lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư vào công ty. Qua bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm dần qua các năm. Năm 2010 cứ trong 100 đồng tài sản công ty có được 2 đồng lợi nhuận, năm 2011 tỷ suất này là 1,3 % tức trong 100 đồng tài sản công ty có 1,3 đồng lợi nhuận giảm 0,7 đồng so với năm 2010. Qua năm 2012 tỷ suất này giảm còn 0,4 % tức có 100 đồng tài sản sẽ mang về cho công ty 0,4 đồng lợi nhuận, giảm 0,9 đồng so với năm 2011. Khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư vào công ty đều giảm qua các năm, điều đó cho thấy công ty hoạt đông chưa hiệu quả lắm. Tỷ suất này giảm doanh nghiệp cần phải có sự thay đổi trong việc bố trí và quản lí tài sản để công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
Tóm lại, trong thị trường HĐKD của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi mà còn phải gặp những khó khăn, sai lầm không thể tránh khỏi, công ty TNHH Tư vấn & Đầu tư Xây dựng H&B không ngoại lệ. Qua phân tích trên ta thấy các tỷ suất sinh lời của công ty qua 3 năm đều giảm, điều đó chứng tỏ công ty HĐKD chưa hiệu quả cho lắm mặc dù mỗi năm công ty vẫn đạt lợi nhuận nhưng đều giảm qua các năm. Vì vậy công ty cần có những biện pháp phù hợp để quản lí công ty hoạt động có hiệu qua hơn trong tương lai. Bảng 4.13 Các chỉ số sinh lời qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
6 tháng đầu năm Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2013/2012 1. Doanh thu thuần Trđ 4.823,5 18.577,2 13.753,7 2. Lợi nhuận ròng Trđ 682,2 1.503,4 821,2 3. Tổng tài sản bình quân Trđ 21.724,4 22.342,2 617,8 4. Nguồn vốn chủ sở hữu Trđ 9.793,9 10.247,1 453,2 5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 14,1 8 (6,1) 6. Tỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu % 6,9 14,6 7,7 7. Lợi nhuận trên tổng tài sản % 3,1 6,7 3,6
( Nguồn: Bảng báo cáo KQKD và bảng cân đối kế toán Công ty H&B, 6 tháng 2012,2013 )
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận ròng trên doanh thu qua 6 tháng đầu năm giảm, cụ thể năm 2012 tỷ suất này là 14,1% tức trong 100 đồng doanh thu công ty sẽ thu được 14,1 đồng lợi nhuận, qua 6 tháng đầu năm 2013 tỷ suất này giảm xuống 8% có nghĩa là cứ trong 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp có được 8 đồng lợi nhuận, giảm 6,1 đồng so với 6 tháng đầu năm 2102.
Do lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 tăng 120,4% (tương đương 821,2 trđ), nhưng tốc độ doanh thu lại tăng cao hơn là 285,1% (tương đương là 13.753,7 trđ) so với 6 tháng đầu năm 2012.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua 6 tháng đầu năm đều tăng, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ suất này đạt 6,9% có nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp thu được 6,9 đồng lợi nhuận, qua 6 tháng đầu năm 2013 tỷ suất này tăng lên 14,6% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty có được 14,6 đồng lợi nhuận, tăng lên 7,7 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Tỷ suất này tăng cho thấy công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu.
Qua bảng trên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng rất cao, cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 tỷ suất này là 3,1% sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ suất này lên đến 6,7% ,tăng 3,6% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tỷ suất này tăng cho biết sự sắp xếp, bố trí và việc quản lí tài sản của công ty hợp lí.
CHƯƠNG 5:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG H&B
5.1 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM Ưu điểm Ưu điểm
Qua các kết quả phân tích trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua mỗi năm đều sinh lợi nhuận, mặc dù lợi nhuận công ty đạt được không cao nhưng đó cũng là kết quả đáng khích lợi trong suốt quá trình KD.
Trong công tác quản lý công ty có sự phân công công việc rỏ ràng cho từng bộ phận. Và có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trình độ cao, luôn có ý thức trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công ty luôn tạo được uy tín đối với khách hàng, với chủ đầu tư và các ban ngành trong tỉnh làm thuận lợi trong việc kinh doanh của Công ty.
Trong công tác kế toán do công ty sử dụng phần mềm kế toán nên việc thực hiện các công việc hạch toán các chứng từ nhanh chóng, chính xác và thuận tiện cho việc lập báo cáo tài chính…
Việc sử dụng chứng từ, trình tự ghi chép đảm bảo chứng từ lập ra có cơ sở thực tế và pháp lý, giúp công ty giám sát đúng tình hình kinh doanh và cung cấp kịp thời thông tin cần thiết cho bộ phận có liên quan.
Nhược điểm
Về bộ phận kế toán trong Công ty chưa phân công công việc rõ ràng. Sổ sách và các chứng từ chưa lưu trữ hợp lý.
Một số nghiệp vụ được ghi chép một cách chung chung không rõ ràng. Hằng ngày phát sinh các nghiệp vụ kế toán không hạch toán vào sổ nhật ký chung mà hạch toán vào sổ cái.
Hiện nay giá cả của nguyên vật liệu, nhân công đều tăng không ổn định dẫn đến chi phí hoạt động của công ty cũng tăng cao đặc biệt là giá vốn hàng