6. Cấu trúc luận án
1.2. Về cuộc đời tu hành, giáo hóa của các thiển sư
Các nhà nghiên cứu người Nga khi tìm hiểu các tập tiểu truyện thiền sư tiêu biểu nhất của Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam đã căn cứ chủ yếu vào phần cuộc đời tu hành để phân loại các thiền sư. Điều này có lý do bởi tiểu sử cuộc đời là phần chính yếu, nổi trội nhất tạo nên chân dung mỗi vị thiền sư; còn những đặc điểm khi sinh và cái chết hiển nhiên là những yếu tố phù trợ, góp phần “lạ hóa” và tôn vinh cuộc đời các thiền sư.
Trong công trình Lịch sử văn học Triều Tiên từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV, hai nhà nghiên cứu M.I. Nikilina và A.Ph. Trôxêvits đã phân chia các tiểu truyện thiền sư theo 3 kiểu loại truyện: truyện có môtip thần kỳ, truyện ghi chép và loại truyện mang tính sử thi
[218/178-210]. Đến công trình nghiên cứu, dịch thuật Cao tăng truyện (Tuệ Hạo, nhà Lương) do L.N. Mensikôp chủ biên lại phân chia theo 4 kiểu nhân vật: thiền sư truyền giáo, thiền sư có pháp thuật, thiền sư nhập thế và thiền sư ẩn dật [219/82-94]. Cuối cùng, công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật Tuyển tập bài viết về tư tưởng truyền thống Việt Nam
- Thế kỷ X- đầu thế kỷ XIII (M.T. Xtêpanhianx chủ biên), khi giới thiệu về các danh nhân –
thiền sư trong Thiền uyển tập anh cũng đã phân chia thành 4 kiểu loại: thiền sư truyền giáo (6 vị), thiền sư du phương ( 6 vị), thiền sư quán thiền (22 vị), quan hệ thầy trò (17 vị). Điều đáng chú ý ở đây là sự phân chia trên chỉ có ý nghĩa tương đối, hoàn toàn không tách biệt rõ ràng, triệt để. Chẳng hạn, thiền sư Đa Bảo vừa thuộc nhóm “truyền giáo” vừa được xếp vào nhóm “thầy trò”; Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ vừa thuộc nhóm “du phương” cũng vừa được xếp vào nhóm “thầy trò”; các thiền sư Ngộ An, Trí Bảo, Tô Minh Trí, Quảng Nghiêm, Thiền Lão, Chân Không cũng vừa thuộc nhóm “quán thiên” lại vừa dược xếp theo nhóm “thầy trò” [217/87-171], v.v...
Theo những gợi ý và định hướng nghiên cứu chủ yếu đã nêu trên, chúng tôi vận dụng vào khảo sát tác phẩm Thiền uyển tập anh và phân chia thành 4 kiểu loại cuộc đời nhân vật thiền sư: Các thiền sư có phép lạ, Các thiền sư nhập thế, Các thiền sư ẩn dật và Các thiền sư có công hoằng dương Phật giáo.