6. Cấu trúc luận án
2.2.2. Thiền sư Trí Bảo (? 1190)
“Một hôm sư lên nhà giảng, tăng đồ và tu sĩ ngồi chạt như nỏm. Có người hỏi: - Thế nào là tri túc ?
Sư đáp:
- Phàm người xuất gia, tại gia đều phải dừng lại ở chỗ “tri túc”. Nếu biết “tri túc” thì ngoài không xâm phạm đến ai mà trong không tổn hại đến mình. Bé mọn như lá cỏ, nếu người ta không cho, mình cũng không nên lấy, huống gì vật khác. Của cải của người, nếu ta mơ tưởng đến thì cuối cùng không chỉ dừng ở đó mà sẽ sinh lòng trộm cắp. Đến như vợ cả, vợ lẽ của người, nếu ta mơ tưởng thì cũng không dừng ở đó mà sẽ sinh lòng tà tâm. Các ngươi hãy nghe lời kệ của ta:
Bồ tát tư tài trì chỉ túc, Ư tha từ thứ bất xâm dục. Thảo diệc bất dữ ngã bất thủ, Bất tưởng tha vật đức như ngọc. Bồ tát tự thê phương tri túc, Như hà tha thê khởi tham dục. Ư tha thê thiếp tha sở hộ,
An nhẫn tự tâm khởi tâm khúc.
Đừng lo tranh đoạt, gắng làm từ bi. Không cho, ngọn cỏ lấy chi ? Tấc lòng như ngọc mơ gì của ai ! Vợ mình riêng đủ lắm rồi, Còn toan mơ ước vợ ai làm gì ? Vợ ai, kẻ ấy yêu vì,
Nữ nào sinh bụng bất nghì, tà gian)
So sánh giữa đoạn văn xuôi với lời bài kệ bằng thơ nói trên cũng thấy rõ sự ứng hợp gần như tuyệt đối với nhau cả về chủ đề, nội dung lẽ “tri túc” (biết đủ) và cả từng hình ảnh, chi tiết như không lấy từ ngọn cỏ “Thảo., bất thủ” không mơ tưởng của cải người khác “Bất tưởng tha vật...”, chuyện vợ mình - vợ người và lòng tham “tha thê khởi tham dục”, “khởi
tâm khúc”... ở đây, rõ ràng bài thơ (kệ) đa được chưng cất, “tinh luyện” từ lời văn xuôi tự
sự, tạo nên phương liệu ngôn từ thơ ca chở dạo sinh dộng, dễ nhớ dễ thuộc hơn. Hơn nữa, có lẽ cũng chính việc nhìn ra mối liên hệ hữu cơ này mà các soạn giả Thơ văn Lý- Trần đã chủ ý trích tuyển toàn văn phần văn bản tự sự nêu trên (chứ không chỉ đưa riêng bài kệ, phần “tàng trữ giá trị thi ca”) và đặt thêm đầu đề chung là Đáp nhân tri túc chi vấn (Trả lời người hỏi về hai chữ “tri túc”) [181/519-520].