Các thiền sư có phép lạ

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong thiền uyển tập anh (Trang 33)

6. Cấu trúc luận án

1.2.1. Các thiền sư có phép lạ

Nếu như đặc trưng “lạ hoá” liên quan đến sự ra đời của các thiền sư thường mới chỉ là những mâm mống, yếu tố, có ý nghĩa như là những điềm lạ, những kết quả của thuyết nhân duyên, báo ứng..., thì nó lại đã trở thành một phẩm chất nghệ thuật in đậm trong cuộc đời tu hành, giáo hoá ở các tiểu truyện thiền sư. Xét về mặt khái niệm, đặc trưng “lạ hoá” được xác định là “Toàn bộ những thủ pháp nghệ thuật (nghịch dị, nghịch lý, v.v...) được dùng để đạt đến một hiệu quả nghệ thuật, theo dó, hiện tượng được miêu tả hiện ra không phải như ta đã quen biết, hiển nhiên, mà như một cái gì mới mẻ, chưa quen, “khác lạ”... [198/118]. Trong

Kho tàng truyện cổ tích Việt-nam, Giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã sử dụng khái niệm “lạ hoá”

như một thủ pháp nghệ thuật để cắt nghĩa sự vận động của cốt truyện và kết cấu nghệ thuật của tác phẩm truyện cổ tích. Ông viết: “Bên cạnh thủ pháp đối sánh, truyện cổ tích Việt-nam còn sử dụng thành thạo một thủ pháp thứ hai: Sự lạ hoá” [16/2434]; “Bằng hình thức trộn lẫn âm-dương, người-vật, tác giả đã đạt được sự “lạ hóa”, và đó chính là cái nút nghệ thuật của truyện” [16/2435]; “Để thay đổi hình thức đối sánh và lạ hóa, tác giả truyện cổ tích thần

kỳ còn sử dụng nhiều yếu tố ngẫu nhiên, các phép lạ, vật thiêng, người thần (Bụt, Ngọc Hoàng thượng đế, tiên, thánh...) can thiệp vào cốt truyện, tạo nên những cảnh huống bất ngờ, những cái nút đột ngột, khiến cho câu chuyện có được những bước tiến nhảy vọt, những nghịch cảnh sinh động” [16/2437]. Cũng theo cách hiểu về khái niệm “lạ hóa” như thế, chúng tôi sẽ vận dụng vào việc phân tích các tiểu truyện thiền sư.

Trên thực tế tác phẩm Thiền uyển tập anh có nhiều tiểu truyện hướng theo những chi tiết tiểu sử đời thường, đời thực mà ít nhất hư ảo, ngoa dụ, lạ hoá. Đó là các tiểu truyện

Trưởng lão Định Hương (? -1050), Quốc sư Thông Biện (? -1134), Đại sư Mân Giác (1052-

1096), Thiền sư Minh Trí (? -Ì 196), Thiền sư Tì-ni-đa-lưu- chi (? -594), Tăng thống Khánh Hỷ (1067-1142), Thiền sư Thường Chiếu (? -1.203).,. Ở các tiểu truyện này, cuộc đời các thiền sư thường được mô tả theo cách nhìn thế sự, sự kiện hiện thực, tuân theo phong cách chép sử, theo đúng chi tiết đời thường và không có những nét lạ, những phá cách và bước ngoặt lớn trong đời các vị thiền sư.

Chiếm một số lượng khá lớn trong Thiền uyển tập anh là các tiểu truyện nhấn mạnh một vài nét cá tính và công phu tu tập của các thiền sư khi đã đạt đến một trình độ nhất định. Những khả năng đó vừa biểu thị sự hướng nội, sức mạnh nội tâm nội lực, sự đạt đạo ở ý chí làm chủ bản ngã; đồng thời vừa biểu thị sức mạnh hướng ngoại, có khả năng chinh phục thế giới ngoại cảnh, thế giới chúng sinh, hàng ngũ vua quan, đệ tử và cả giới tự nhiên, loài vật, cỏ cây, gió mưa, mây nước. Có thể nói đây mới chỉ là những yếu tố lạ hoá, những dấu hiệu thể hiện khả năng đặc biệt, phi phàm, khác thường của giới tu hành. Các chi tiết, yếu tố đó có thể chỉ xuất hiện duy nhất một lần hoặc cũng có thể nằm trong một chuỗi các chi tiết, hoặc cũng có thể làm nền cho những chi tiết, môtip, hành động “lạ hoá” trong cùng một tiểu truyện thiền. sư. Xét ở giới hạn yếu tố lạ hoá có thể kể đến các tiểu truyện như Thiền sư Đạo Huệ (? -1173) : “Sau sư đến trụ trì chùa Quang Minh, giữ nghiêm giới luật, chuyên tu thiền định, trong vòng sáu năm lưng không bén chiếu, hiểu sâu phép Tam quán Tam ma địa, học trò đông đến hơn một nghìn người. Tiếng sư tụng kinh ngày đêm cảm hóa cả khỉ vượn trong núi, khiến chúng kéo từng đàn đến chùa nghe kinh. Vì thế danh tiếng của sư vang truyền đến kinh đô”; Thiền sư Hiện Quang (7-1221): “Mỗi khi xuống núi sư thường quảy túi vải trên đầu gậy. Sư đi tới đâu, những lúc nằm ngồi, dã thú trông thấy đều đến thuần phục”;

Thiền sư Pháp Hiền (? -626): “Sau khi Tì-ni-đa-lưu-chi tịch diệt, sư bèn đến núi Thiên Phúc tu tập thiền định, quên hết cả vật lẫn bản thân mình, chim rừng bay đến vây quanh, dã thú tới đùa rỡn. Người đương thời hâm mộ danh tiếng đến học đạo với sư đông không kể xiết”;

Tăng thống Huệ Sinh (? -1064) : “Tuổi trẻ theo Nho học, nhưng khi rỗi rãi thường nghiên cứu sách Phật, chư kinh bách luận không sách nào không đọc. Mỗi khi nói đến những điều yếu chỉ trong Phật pháp, ông thường cảm khái rơi lệ... Mỗi lần nhập định, sư ngồi suốt năm ngày liền, người đương thời thường gọi sư là Nhục Thân đại sĩ”; Thiền sư Giới Không (? - ?) : “Qua vùng Nam Sách, sư trụ lại lèn Thánh Chúa tu hạnh Đầu đà trong sáu năm, ác thú đều đến thuần phục, quỉ thần cũng đến xin sư sai khiến... Vua Lý Thần Tông nhiều lần sai chiếu chỉ thinh sư về kinh; nhưng sư từ chối. Đến năm..., dịch bệnh hoành hành, vua lại mời sư về kinh chữa bệnh. Sư vừa về đến cửa khuyết thì có sắc chỉ ủy cho sư đến chùa Gia Lâm để làm phép chú thủy chữa bệnh, mỗi ngày cứu sống được hàng nghìn người” v.v... Chung qui, những yếu lố lạ hóa mang tính chất phi phàm- khác thường nói trên (chứ chưa phải là siêu phàm, siêu việt) mới là sự tô dậm những tính cách và khả năng của các vị thiền sư, tạo ấn tượng về con đường tu hành, giáo hoá và khẳng định con đường tu luyện đã đạt đạo, nhậm vận theo đúng tinh thần Phật giáo. Như thế, những yếu tố lạ hoá ở đây tuy đã khác biệt, cách biệt với đời thường, thường nhân thế tục, song vẫn được hiểu như một khả năng hoàn toàn có thể có, có thể vươn tới của các thiền sư; là lẽ thường của người tu hành tinh tiến và nằm trong cách cảm nhận qui phạm, cách tụng ca phẩm chất con người thiền sư đã trở thành truyền thống. Bản thân việc ăn chay niệm Phật, cầu học, chịu đựng kham khổ, mở rộng lòng khoan từ, cứu nhân độ thế, thậm chí được cả giới vua quan triều đình trọng dụng... thực tế đều là những cách mô lả khác nhau nhằm tôn cao uy vọng của các thiền sư, nhưng đó cũng chính là công việc của người tu hành, là nhiệm vụ người tu hành phải đạt tới. Việc xác định các yếu tố lạ hoá ở đây đã khác biệt với thường nhân song vẫn gần gũi với truyền thống tu hành và tư cách con người thiền sư tài cao đức trọng chính là vì thế.

Trong Thiền uyển tập anh, mức độ các yếu tố “lạ hoá” ở một số tiểu truyện đã được đẩy tới đỉnh điểm, chuyển hoá từ sự phi phàm tới siêu phàm, từ sự khác lạ tới kỳ lạ, hư ảo. Phương thức biểu hiện cực tả này có thể đồng thời tồn tại bên các chi tiết, yếu tố “lạ hóa” tương đối dung dị khác, hoặc cũng có thể tồn tại độc lập như là một biểu tượng con người có khả năng siêu phàm, có thể hổ phong hoán vũ, có thể cảm ứng tương thông và cảm hoá, thay đổi cả đất trời, thiên nhiên, vũ trụ. Đó là các tiểu truyện Thiền sư Đạo Hạnh (? -1117): “Sư bèn đến bên cầu Quyết, thử ném gậy xuống giữa dòng nước xiết. Chiếc gậy liền trôi ngược dòng đến phía tây cầu Tây Dương thì dừng lại...; có thể khiến rắn rết, muông thú đến chầu phục, đốt ngón tay cầu mưa, phun nước phép chữa bệnh, không việc gì không ứng nghiệm”, đồng thời sau này còn chủ động thác sinh làm con Sùng Hiền hầu và hậu thân

chính là vua Lý Thần Tông”; Quốc sư Minh Không (1065-1141) thì vốn là đệ tử và tiền thân vua Lý Thần Tông - tức Từ Đạo Hạnh - từng chữa bệnh hóa hổ cho vua, ứng với lời nguyền cũng như lời căn dặn của Đạo Hạnh từ năm nào kiếp trước : “Sư sai lấy một vác lớn đựng nước nấu sôi tới cả trăm lần, dùng tay quậy lên khỏang bốn lần rồi tắm vua trong đó”, và trước đó đã bộc lộ khả năng kỳ lạ khi đóng một cái đinh dài hơn năm tấc vào cột điện, trong khi không ai dám nhổ thì “sư lại lấy hai ngón tay trái cầm vào thì đinh theo chúng mà ra. Mọi người đều khiếp phục” v.v... Như vậy, đặc trưng sự lạ hoá ở đây đã đạt đến độ đậm đặc,

vừa đi vào chiều sâu tư duy hư ảo, siêu phàm vừa gia tăng số lượng các chi tiết, sự kiện

được lạ hóa. Các yếu tố “lạ hoá” trong chừng mực mới là những phác họa tạo ấn tượng, tô

đậm uy vọng và khả năng phi phàm của các thiền sư đến đây đã chuyển hoá thành một tuyến chi tiết, sự kiện siêu phàm và tự thân chúng mở ra một nhánh “cốt truyện” mới, ít nhiều có tính độc lập tương đối so với tiểu sử - đời thường của chính các vị thiền sư ấy. Điều này cũng có nghĩa là nếu các chi tiết, yếu tố “lạ hoá” được điểm xuyết bao phủ lên cuộc đời đã tạo nên uy vọng của các thiền sư thì định hướng cực tả sự lạ hóa lại đã một lần nữa chắp thêm đôi cánh của trí tưởng tượng, nâng cấp và khách thể hoá, siêu thăng hoa, siêu nhiên hoá thành một bậc thánh linh có phép thần tiên, có thể hàng long phục hổ, bay trên không lội dưới nước, hoặc nôn các thức ăn mặn ra để các món thịt biến thành thú đi vật chạy, các món cá biến thành cá vùng quãy, rượu thì biến thành nước gỉ đồng... Nhìn chung, hiện tượng này có phần tương thông với một đặc điểm tư duy và biện pháp nghệ thuật của truyện cổ tích mà Giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã quan sát : “Nhiều khi quan niệm luân hồi hay số mệnh còn được triển khai thành một cấu trúc chuỗi, tạo nên không phải hai mà nhiều

chặng lạ hóa vả đối sánh khác nhau - N.H.S nhấn mạnh” [16/2436], và cũng là tương đồng

với yếu tố “kỳ” trong loại truyện truyền kỳ Việt Nam và Trung Quốc [22/11-24], [167]. Chỉ xin lưu ý rằng tất cả các chi tiết, sự kiện lạ hoá đó - thậm chí có thể chiếm số lượng chủ yếu trong tiểu truyện - thì rút cuộc nó vẫn tuân thủ mạch sự kiện tiểu sử sinh ra - hành hóa - qua đờitheo đúng nghĩa con người thiền sư-đời thường.

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong thiền uyển tập anh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)