6. Cấu trúc luận án
1.2.3 Các thiền sư ẩn dật
Trong Thiền uyển tập anh có một hiện tượng được hiểu như dòng mạch “xuất thế”, ly tâm, Hái chiêu với định hướng “nhập thế”. Lẽ thường giới tu hành vẫn thường được nhìn nhận như là đại biểu của tư tưởng “xuất thế”, yếm thế - thì chính sự trung thành với đời sống tu hành và trọn đời sống với giáo lý, sống nơi am thanh cảnh vắng dường như lại là một nét phẩm chất thanh cao, có phần “lạ” và chiếm số ít trong Thiền uyển tập anh. Sự thực này chí ít là khác biệt một cách rõ nét khi so sánh với các thiền sư Trung Hoa mà đời sống tu hành thường đóng khung trong các tu viện lớn, tương đối cách biệt với thế giới nhân quần, tạo lập nên những truyền thống và dòng truyền thừa riêng biệt.
Ở Thiền uyển tập anh, sự ngược dòng tìm về cõi tâm linh thanh tịnh, tìm về nếp sống
tu hành, tìm về thiên nhiên am thanh cảnh vắng thể hiện ở các tiểu huyện như về thiên sư Đạo Huệ, Vô Ngôn Thông, Bảo Tính, Minh Tâm, Bảo Giám, Tịnh Lực, Trường Nguyên, Pháp Hiền... Điều đáng lưu ý ở đây là sự tu hành kiểu này thường chỉ là một đoạn đời trong cả cuộc đời các thiền sư, và rồi rút cuộc họ vẫn có mối liên hệ với giới vua quan triều đinh như một đảm bảo, một chứng chỉ của thế lực vương quyền xác nhận tư cách người tu hành. Ở một số tiểu truyện khác, các thiền sư được diễn tả như những người tuyệt đối không có mối liên hệ gì với vương quyền, mà trước sau chỉ chuyên tâm lo công việc tu hành, giáo hóa, cầu học và biên soạn kinh điển Phật giáo như các thiền sư Vô Ngôn Thông, Cảm Thành, Thiện Hôi, Vân Phong, Ngộ Ấn, Bảo Giám, Không Lộ, Tịnh Lực, Trí Bảo, Thường Chiếu, Thần Nghi, Tì-ni-đa-lưu-chi, Thuần Chân, Bản Tịch...
Từ những hiện tượng trên cho thấy cuộc đời mỗi thiền sư có thể gần như tuyệt đối hướng về “xuất thế”, sống chan hoà trong thiên nhiên non nước, suối khe, thú rừng, chim bay mây nổi như một kiểu tìm về thiên nhiên Phật; hay cũng có nhiều thiền sư luôn được trọng dụng, được tham gia chính sự và ở lại ngay trong kinh; và lại cũng có những thiền sư dầu vẫn tham gia công việc thế sự mà lòng vẫn đêm ngày vọng tưởng về “chốn thiền môn. Hơn nữa, có những thiên sư nguyện ước “không xuống núi” kiểu như Thiền sư Vô Ngôn
Thông (? -826): “... suốt ngày chỉ ngồi quay mặt vào tường... Suốt mấy năm liền như thế nên
Tiên Du tu hạnh Đầu đà, cả năm không hề bước chân xuống núi’; Thiền sư Chân Không
(1046-1100) : “Sư lĩnh hội tâm ấn rồi đến trụ ở núi Phả Lại, tu trì giới luật suốt hai mươi năm không bước chân xuống núi”...; hay có nhiều thiền sư khác lại từng đi “vân du” kiểu như Thiền sư Thiên Hội (?-901]: “Ông từng vân du nhiều nơi để cầu học yếu chỉ Thiền tông”; Đại sư Mãn Giác (1052-1096) : “Sau khi được thiền sư Quảng Trí ở chùa Quán Đính truyền tâm ấn, sư đeo bình bát đi vân du khắp nơi tìm đạo hữu”; Thiền sư Tín Học (? –1190) : “Ba mươi hai tuổi theo Du thiền sư đến núi Tiên Du, theo hầu thiền sư Đạo Huệ trong khoảng ba năm, hiểu sâu tông chỉ. Sau đó sư một mình một gậy đi vân du, rồi dừng lại trụ trì chùa Quán Đính”; Thiền sư Hiện Quang (? -1221) : “Về sau, khi biện luận những điều tâm yếu thường bị người khác bắt bẻ, sư hối tiếc tự trách... Sư bèn đi vân du khắp chốn tùng lâm tìm thầy học đạo”; Thiền sư Viên Học (1073-1136) : “Sư quanh năm chỉ một manh áo nẹp, đeo bình bát đi du phương khai hóa”; Thiền sư Y Sơn (7-121): “Năm ba mươi tuổi, ông xuất gia... Từ đó tùy phương hành hóa, có chí làm điều lợi cho mọi người”..., thì chung qui đó chỉ là những cách thức khác nhau nhằm tìm về thiên nhiên Phật và cõi “vô tâm”, tìm về “chốn Phạn thiện”, tìm về sự yên tĩnh và cuộc sống tu hành. Hay nói khác đi, sự “động” hay “tĩnh” ở đây đều được diễn tả “tùy duyên” theo hoàn cảnh, đều là những thế ứng xử khác nhau của các thiền sư, và tất cả tâm thế dồn hướng tới mục đích tu hành, giải thoát thân tâm.