Các thiền sư nhập thế

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong thiền uyển tập anh (Trang 36)

6. Cấu trúc luận án

1.2.2.Các thiền sư nhập thế

Từ dẫn chứng cũng như việc khảo sát toàn bộ các tiểu truyện thiền sư trong Thiền uyển

tập anh thấy diễn ra những phép ứng xử và quan niệm sống vừa trái ngược nhau, vừa liên hệ

chặt chẽ với nhau và có phần chịu sự chi phối qua hoàn cảnh rất đáng chú ý. Đó là hiện tượng các thiền sư vừa “nhập thế” hướng về cõi đời thế tục, vừa “xuất thế” hướng về thế

giới tâm linh, tu luyện bản ngã chân tâm. Cả hai định hướng này vừa đồng thời diễn ra trong cuộc đời một vị thiền sư, hoặc cũng có vị trước sau vẫn triệt để tuân theo một cách sống ẩn dật. Xem xét trong mối liên hệ với nhân sinh thế tục, ngoài các công việc xây chùa, dựng tháp, giáo hoá chúng sinh thì chính mối ràng buộc với giới vua quan triều đình có thể được xem là mội tiêu chí để minh định xu hướng “nhập thế” này. Các cách thức “nhập thế”, hướng về thế lục có thể biểu hiện trực tiếp từ việc tham gia chính sự, xây dựng vương quyền, giúp vua đánh giặc cứu nước, thực hiện phương thuật cầu đảo mưa thuận gió hòa, trợ giúp vào việc kinh bang tế thế và cảm hoá, dẫn độ họ theo về Phật giáo. Có thể kể đến tên tuổi các vị như Đại sư Khuông Việt (933-1011) : “Năm bốn mươi tuổi, danh tiếng vang dội đến triều đình. Vua Đinh Tiên Hoàng vời về kinh đô hỏi chuyện. Sư đối đáp hợp ý, được vua phong giữ chức Tăng thống. Năm thứ 2 niên hiệu Thái Bình (971), sư được ban hiệu là

Khuông Việt Đại sư. Dưới triều vua Lê Đại Hành, sư đặc biệt được vua kính trọng, phàm

các việc quân quốc triều dinh, sư đều được tham dự... Năm Thiên Phúc thứ nhất (981), quân Tống sang xâm lược nước la. Trước đó, vua đã biết chuyện này, bèn sai sư đến đền cẩu đảo xin thần phù hộ. Quân giặc kinh sợ lui về giữ sông Hữu Ninh. Đến đây, bọn chúng lại thấy sóng gió nổi lên ùn ùn, giao long nhảy lung tung trên mặt nước, quân giặc sợ hãi tan chạy”. Tiếp đó, Khuông Việt Ngô Chân Lưu còn tham gia phái đoàn đón tiếp sứ giả nhà Tống và làm bài từ tiễn đưa Chánh sứ Lý Giác [110], [190], [104]; Thiền sư Đa Bảo (? - ?): “Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ nhiều lần vời sư về kinh thỉnh vấn yếu chỉ của Thiền tông, ân lễ tiếp đãi trọng hậu, các việc chính sự triều đình đều mời sư dự bàn định đoạt. Vua từng xuống chiếu cho trùng tu chùa Kiến Sơ là nơi sư trụ trì”; Quốc sư Viên Thông (1080-1151) ; “Vua Lý Nhân Tông cho là bậc kỳ tài, định phong quan tước, nhưng sư cố từ, chỉ nhận chức Nội cung phụng truyền pháp sư... Năm Đại Khánh thứ 3 (1080-1151) : “Vua Lý Nhân Tông cho là bậc kỳ tài, định phong quan tước, nhưng sư cố từ, chỉ nhân chức Nội cung phụng truyền pháp sư... Năm Đại Khánh thứ 3 (1130) đời Lý Thần Tông, vua thỉnh sư vào điện Sùng Khải để hỏi kế hưng, vong, trị, loạn... Lời đáp của sư quả nhiên hợp ý vua, vua bèn gia phong sư chức Hữu nhai Tăng thống trông coi công việc của bản dạo. Từ đó sư được tùy ý ra vào cung cấm để dâng lời khuyên răn can gián, chưa từng biếng trễ với chức vụ giúp rập vua. Về sau, sư vâng mệnh đến quán Tây Dương làm lễ bảo vệ Thai vua có ứng nghiệm, vua lại càng thêm quý trọng. Khi có lễ triều yết, sư được đứng cùng thứ bậc với thái tử.

Nam Thiên Chương Báo Tự thứ 5 (1137), vua Lý Thần Tông băng hà, vâng theo di chiếu, sư được dự hàng cố mệnh đại thần, được ủy thác các việc triều chính.

Năm Thiệu Minh thứ nhất (1138), vua Lý Anh Tông lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, thái hậu nhiếp chính, xét sư là người có công tôn lập hoàng thái tử nên nhiêu lần được ban thưởng trọng hậu. Sau sư trở về bản quán dựng chùa Quốc An, trụ trì tại đó cho đến cuối đời. Triều đình lại cho ba thôn sở tại được miễn tô thuế, lấy đó chu cấp phí dụng cho chùa để tỏ ý khen thưởng.

Năm Đại Định thứ 4 (1143), sư được tiến phong Tả hữu nhai Tang thống Nội cung phụng tri giáo môn công sự, truyền giảng Tam tạng văn chương, ứng chế hô quốc quân sư, ban hàm Tử y đại sa môn. Đó là chức vị quan trọng, quả là bậc đại thần được trong triều ngoài quận tôn kính”... Nhưng không chỉ có thế, tài năng và uy vọng của các thiền sư còn được trọng dụng ở việc đối ngoại, đón tiếp sứ giả, được cả vua và giới Thiên môn người nước ngoài biết tiếng, vì nể, nghĩa là đã vươn tới tầm “quốc tế”. Đó là các tiểu truyện Thiền

sư Viên Chiếu (999-1090) : “Sư từng soạn sách Dược sư thập nhị nguyện văn, Vua Lý Nhân

Tông lấy bản thảo sách ấy đưa cho sứ giả nước ta đem sang tặng vua Triết Tông nhà Tống. Vua Tống trao cho vị pháp sư cao tọa ở chùa Tướng Quốc xem. Pháp sư xem xong chắp tay tâu với vua Tống :

- Ở nước Nam có vị Bồ tát sống đã ra đời, giảng giải kinh nghĩa rất linh vi, chúng tôi đâu dám thêm bớt chữ nào.

Vua Tống sai chép lại một bản, còn bản chính giao lại cho sứ giả đem về. Sứ giả trở về tâu lại sự việc, vua Lý Nhân Tông rất khen ngợi, ban thưởng sư rất trọng hậu”; Thiền sư Đại Xả (1120-1180) : “Bấy giờ có thầy tăng nước Tống lag Nham Ông cảm mộ danh tiếng của sư, tìm đến thỉnh vấn, tự đốt một ngón tay để tỏ rõ lòng thành”. Thiền sư Pháp Hiền (? -626) : “Thứ sử nhà Tuy là Lưu Phương [186/72] tâu về triều, Tuy Cao Tổ từ lâu đã nghe tiếng người nước Nam này sùng chuộng đạo Phật, đã có các bậc cao tăng đức vọng, bèn sai sứ đem xá lỵ Phật và năm hòm sắc diệp sang ban cho sư để xây tháp cúng dàng. Sư bèn chia xá lỵ cho chùa Pháp Vân ở Luy Lâu và các chùa có tiếng ở châu Phong, Hoàn, Trường, Á để sựng pháp phụng thờ”; đồng thời các vị như Đại sư Khuông Việt (933-1011) và Đỗ Pháp Thuận (915-990) lại đều đã tiếp kiến và xướng họa thơ từ với sứ nhà Tống là Lý Giác [11], [139]... Toàn bộ những điều này tỏ rõ rằng, trong định hướng “nhập thế”, hướng về thế tục thì mối quan hệ với vua quan triều đình đã trở thành một tiêu chí quan trọng xác nhận uy vọng và vai trò các thiền sư trong đời sống xã hội và cộng đồng quốc gia. Điều đó cũng chứng tỏ mối liên kết giữa thần quyền và vương quyền cũng như vai trò chi phối đời sống tinh thần, thế giới tâm linh của Phật giáo với tư cách là “quốc giáo” trong buổi đương thời.

Xét trên phương diện mục đích hành dộng có thể nhận thấy các yếu tố “lạ hoá” thường tham dự vào thực tế đời sống sản xuất của cư dân nông nghiệp và công cuộc xây dựng quốc gia độc lập, tự chủ. Điểm nổi bật ở đây là các thiền sư thường được nhà vua mời đến thực hiện nghi thức tế lễ “đảo vũ”, “cầu vũ” một cách linh nghiệm, gần như đóng vai trò các pháp sư, thậm chí được tôn là Vũ sư. Đó là các tiểu truyện như Thiền sư Tịnh Giới (? -1207) : “Mùa hè năm Trinh Phù thứ 2 (1177), gặp đại hạn, vua Lý Cao Tông xuống chiếu cho các danh tăng làm lễ cầu đảo đều không ứng nghiệm. Vua từ lâu đã nghe danh tiếng của sư, bèn sai sứ thỉnh sư về kinh. Sư nghỉ ở chùa Báo Thiên, đến nửa đêm thắp hương đứng giữa sân chùa tụng niệm cầu khấn, trời bèn đổ mưa. Vua hết lời khen ngợi sủng ái, thường gọi là Vũ sư”; Thiền sư Nguyện Học (? -1181): “Sư thường trì tụng bài chú Hương Hải đại bi Đà la ni, cầu mưa, trị bệnh luôn ứng nghiệm”; Thiền sư Đạo Hạnh (? -1117) : “Đốt ngón tay cầu mưa, phun nước phép chữa bệnh, không việc gì không ứng nghiệm”...

Như vây, chính các yếu tố “lạ hoá” và bản thân các khả năng siêu phàm, kỳ lạ của việc đảo vũ cầu mưa, chú thủy chữa bệnh cho dân... cho thấy những hoạt động thiêng liêng, linh dị của các thiền sư đã dược vân dụng hướng về giải quyết công việc sản xuất và đời sống an lạc thường ngày của nhân dân. Điều này cũng cho thấy rõ thêm đặc tính hướng về cộng đồng, hướng về nhân sinh thế lục, biểu hiện tính “vụ lợi” trực tiếp của Phật giáo Việt Nam. Có thể nói tính “vụ lợi” này cũng khiến cho Phật giáo Việt Nam dễ dàng dân gian hoá, “giải thiêng” các yếu tố ly kỳ nhằm phục vụ đời sống dân sinh. Đặc điểm này còn bộc lộ ở chỗ, ngoài phương thuật cầu đảo chính thức do triều đình tổ chức, có thể do nhà vua trực tiếp làm chủ đàn hay có sự tham dự của các thiền sư, thì vẫn có hệ thống tín ngưỡng dân gian tôn thờ tứ pháp cầu mưa gió thuận hòa. Trong cách nhìn duy lý, đương nhiên nhiều khi sự cầu đảo chỉ có ý nghĩa trấn an, thậm chí có thể vận dụng cả kinh nghiệm tiểu xảo kiểu như câu chuyên Lê Như Hổ (1511-1583) và Trạng Lợn dựa vào rễ si và cỏ gà mọc mà trổ tài cầu mưa ứng nghiệm (!), khiến cho vua Tầu hết sức kính trọng.

Một điểm khác nữa, các yếu tố “lạ hoá” tiếp tục chi phối và phát huy tác dụng trong công cuộc xây đựng, củng cố vương quyần và công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Như đã phân tích ở phần trên, ngoài việc các thiền sư tài cao đức trọng, có khả nàng kỳ lạ dược giới vua quan triều đình trọng dụng thì bản thân họ cũng từng trực tiếp tham gia “sáng nghiệp” vương triều, trực tiếp là những thiền sư - khai quốc công thần và tham dự công việc chính sự [50/39-45], [131/148-149]. Đó là các tiểu truyện như Thiền sư Định

cùng làng cổ Pháp của Lý Công Uẩn sau này) đã từng đoán giải hiện tượng một chiếc khánh đồng rơi xuống sông thập khẩu-thuỷ thổ khứ cùng một bài Tụng và hai bài thơ khác đều là những lời đoán định về sự kiện Lý Công Uẩn sẽ lên làm vua vào hơn 200 năm sau đó (!). Đến tiểu truyện Trưởng lão La Quý An (thế kỷ IX-X) từng nói nhiều lời sấm ngữ, từng dụng thuật phong thúy trấn chỗ đất bị Cao Biền (thế kỷ IX) cắt long mạch, trên đó có trồng cây gạo và đọc bài kệ vào năm Thanh Thái thứ 3 (936), từng tiên tri việc Lý Công Uẩn sẽ lên làm vua vào 74 năm sau đó, thậm chí còn biết rõ cả năm, tháng, ngày, giờ (!). Tiếp đó, Thiền

sư Vạn Hạnh (? -1018) chính thức vừa có sấm ngữ, làm thơ yết bảng tuyên truyền, trực tiếp

bàn luận với chú bác người nhà Thân vệ Lý Công Uẩn và cùng các quan như Đào Cam Mộc khuông phò Công Uẩn lên làm vua [187], [188/414-426]... Ngoài ra, xét trong quan hệ bang giao thì chính Đại sư Khuông Việt cùng sư Đỗ Pháp Thuận (915-990) đều được dùng làm cố vấn, được uỷ quyền đối đáp, bàn luận với sứ giả nhà Tống; thậm chí có thể coi Pháp Thuận là một thiền sư-“tình báo viên” với nhiệm vụ hoạt động hết sức cụ thể : “Năm Thiên Phúc thứ 7 (986), sứ giả nhà Tống là Lý Giác sang nước ta. Vua sai sư thay dổi quíỉn áo, giả là người cai quản bến đò để dò xét cử động của Giác”. Và cả hai nhà sư này đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có thơ xướng hoa với sứ giả nhà Tống, có thể xem như những bài thơ đầu tiên trong lịch sử thi ca bang giáo của dân tộc. Nhưng với cách nhìn về các thiền sư tham gia công việc chính sự thì ở đây lại nảy sinh một điểm hết sức đáng lưu ý. Xét về mặt lịch sử thì tất cả các vị đều dược trọng dụng và gần cận với nhà vua tiên triều, nhưng liền sau đó lại theo về tân chúa, thậm chí còn trực tiếp khuông phò cho tân đế lên nắm vương quyền. Ngay như Đại sư Khuông Viẹt từng được vua Đinh Tiên Hoàng vời về kinh đô hỏi chuyện, được vua phong chức Tăng thống và Đại sư, song đến năm 980 - vào chính năm Lê Hoàn vừa mới lên ngôi - ông đã cùng Đỗ Phấp Thuận ra tay giúp tân đế; hoặc như sư Vạn Hạnh từng dược vua Lê Đại Hành “đặc biệt tôn kính” nhưng qua thời lao loạn Trung Tông Long Việt (1005) và Ngoa Triều Long Đĩnh (1005-1009), ông đã sớm tham dự vào việc đánh đổ vương triều cũ và ủng hộ việc Lý Cổng Uẩn lên ngôi [137]. Những điều này phải chăng là do các vị đã sáng suốt nhìn ra tình thế đất nước, đặc biệt trước yêu cầu tập hợp lực lượng toàn dân chống giặc ngoại xâm, nên dã quyết đoán ra tay phò nghiêng đỡ lệch ? Hoặc giả lúc đó họ vốn là những thiền sư - đại trí thức có uy vọng lớn lao nên các tân triều đều có ý thức lôi kéo, trọng dùng ? Hơn nữa, hay là bản chất khoan dung, cởi mở của các thiền sư chưa nặng nhiễm ý thức trung quân Nho giáo nên dễ bề chuyển đổi, cứ thấy minh chúa, vua sáng tôi hiền là họ đi theo? Đi sâu phânn tích, lý giải, đánh giá những đặc điểm đó vốn

thuộc về phía chủ thể hay bởi hoàn cảnh thực tiễn đất nước qui định, hay do cả sự chi phối của tinh thần Phật giáo..., dường như trên mỗi phương diện đêu có thể tìm được một phần lời giải đáp hữu lý.

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong thiền uyển tập anh (Trang 36)