Quốc sư Minh Không (1066-1141)

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong thiền uyển tập anh (Trang 142)

6. Cấu trúc luận án

3.2.3. Quốc sư Minh Không (1066-1141)

Trên thực tế, ngay từ sách Thiền uyển tập anh thì tiểu truyện Thiền sư Minh Khôngđã bao gồm ba phần thực và bảy phần hư ảo. Phần sự thật tiểu sử là sư có họ tên, quê quán và là học trò Từ Đạo Hạnh, sau có ghi tuổi thọ và năm qua đời; còn phần hư ảo là dự báo về “quả báo hùm vàng”, việc trẻ con đọc đồng dao, việc sư nhổ đinh, việc lấy tay khoắng nước sôi chữa bệnh lạ cho vua. Tuy nhiên, những chi tiết này về sau càng được lưu truyền hư ảo hơn, lạ lùng hơn, tô đậm hơn và đan xen vào nhiều chuyện lạ khác. Riêng nguồn sách sử như Đại Việt sử ký toàn thư ghì sát theo Thiền uyển tập anh, còn Đại Nam nhất thống chí,

mục Từ miếu tỉnh Ninh Bình thì ghi : “Sau khi ông qua đời người trong ấp lập đền thờ.

Trước đền có một cây đền đá cao độ một thước, tương truyền là đèn tụng kinh của sư. Đến nổi tiếng là linh ứng. Nay các chùa ở Giao Thúy và Phả Lại đều có đắp tượng sư mà thờ” [40/253]. Như thế, ngay ở các nguồn sử liệu này cũng chứa chất mầm mống cho tư duy dân

gian hoá và cả khả năng sai lạc, lầm lẫn giữa các môtip, cốt truyện, nhân vật, địa danh chùa, khiến cho những lời “tương truyền” càng trở nên khó phân giải.

Xét truyện Minh Không thần dị (Phép thần dị của Minh Không) trong sách Nam Ông

mộng lục của Hồ Nguyên Trừng (thế kỷ XIV-XV) thấy rõ tác giả đã ghi lại câu chuyện theo

trí nhớ và lược bỏ hầu hết các sử liệu mang tính chính xác. Đó là việc ghi tên hiệu “tăng lục tính Nguyễn, danh Minh Không” chứ không có tên thật Nguyễn Chí Thành; thời gian diễn ra các sự kiện cũng mang tính phiếm chỉ chứ không một lần ghi rõ niên đại cụ thể; tên vua nhà Lý (Thần Tông) cũng chỉ chép chung chung “Tầm Quốc vương Lý thị sình thế tử...”, cho đến đoạn kết cũng không hề ghi năm qua đời của sư như sách Thiền uyển tập anh. Hơn nữa, truyện còn có thêm chi tiết Minh Không nấu niêu cơm Thạch Sanh đãi bốn năm mươi người, thêm đoạn đi thuyền vượt gió dưới trăng và “sư còn nhảy lên khoảng không mà vào trong cung”... Đặc biệt truyện lại nói sư ở hương Giao Thủy (chứ không phải ở Trường An) và trụ tại chùa có tên Không Lộ. cả hai chi tiết về quê hương và nơi trụ trì này đểu nằm trong xu thế kéo Minh Không gắn với Dương Không Lộ, góp phần tạo nên sự nhập nhoà giữa hai thiền sư vốn có hành trạng khác hẳn nhau. Ở đây có một điểm cần chú ý là cho dù sách Nam ông mộng lục chỉ được lưu truyền ở Trung Quốc đi chăng nữa thì chắc chắn cách nhận thức kiểu Hồ Nguyên Trừng về sư Minh Không hẳn đã có nguồn gốc từ trong nước và sau này ngày càng tạo nên sự mờ nhoà khó tách bạch.

Đến sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên với 27 thiên truyện không thấy ghi chép gì về Minh Không [102]. Tuy nhiên, một số văn bản sau này có thêm phần “tập lục”, “tục bổ”, “trùng bổ” đã thấy có chép thêm chuyện về Minh Không. Đơn cử như sách Việt điện u linh

tập lục (1771) do Kim Miễn Muội phụng lục và kiểm xét đã chép nối sự tích Minh Không

vào truyện Từ Dạo Hạnh Đại thánh sự tích thự lục ở phần Phụ lục [214/211-223]. Riêng

phần viết về Minh Không lại gắn thêm với Giác Hải ở các sự kiện hai sư nấu niêu cơm “Thạch Sanh”, hai sư đi thuyền, hai sư cùng chữa bệnh cho vua. Sự lắp ghép này thể hiện rõ thêm ở chi tiết làm phép chữa bệnh : “Minh Không nhường cho Giác Hải châm lửa đốt đỉnh nấu dầu, lửa bừng cháy rực lên, đỉnh dầu sôi sục nóng. Giác Hải đưa tay mò vào trong đĩnh, lấy ra đủ 100 cây đinh. Đoạn Giác Hải mới để cho Minh Không làm phép...” [214/218-219]. Ngoài ra, thiên truyện này còn qui nạp thêm cả sự kiện người Minh thiêu xác Từ Đạo Hạnh không thành và chép sai lạc câu chuyện Lê Thánh Tông dâng lễ và đọc sớ văn cẩu tự. Như vậy, thiên truyện là một sự ghi chép của người đời sau, trong đó trầm tích các chi tiết, sự

kiện của nhiều người, thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, mang màu sắc dã sử rất rõ nét.

Điều rất đáng chú ý là ở sách An Nam chí lược của Lê Trắc (thế kỷ XIII - XIV) có một mục chép về Không Lộ và Giác Hải cùng di khuyến hóa lấy đồng, có phép di thuyền vượt gió, trong đó Không Lộ “đi được trên mây”, Giác Hải “rẽ được nước” [186/191]... Có thể nói đây là văn bản đầu tiên vừa thu nạp những yếu tố thần kỳ vừa tạo nên sự nhập nhoà giữa Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không, khiến cho đời sau có khi nhập hai người làm một, có khi lại ghép các chi tiết thần thông “lạ hoá” nói trên cho riêng mỗi người.

Tiếp đến một nguồn thư tịch cổ khác là sách Lĩnh Nam chích quái cũng chép chung truyện Nguyễn Minh Không với Từ Đạo Hạnh. Theo nguồn văn bản của Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San thì phần truyện về Minh Không tương đối gần với sách Thiền uyển tập anh. Đáng lưu ý là hai ông đã chỉ rõ ở các bản A.2107 và A.750 đều chép riêng truyện Minh Không thành một mục riêng biệt [214/85-95]. Có phần khác biệt rõ rệt, Bùi Văn Nguyên trong văn bản Tân đính Lĩnh Nam chích quái giới thiệu truyện trên trong hình thức tác phẩm chương hồi mà phần truyện Minh Không đã in đậm màu sắc dân gian, thể hiện rõ nhất ở chỗ có thêm lời kệ của Minh Không dự báo cho việc hậu thân Từ Đạo Hạnh (Thần Tông) hóa hổ sau này; việc gia tăng lời đồng dao từ 2 câu thành 4 câu; và cách mô tả, so sánh: “Tiếng ông nói to như sấm động. Mọi người đua nhau lại nhổ đinh, giống như cánh chuồn chuồn quệt vào trụ sắt” [127/209-225]. Xét tính chất thể loại và nội dung văn bản, chúng tôi nghĩ rằng văn bản Tân đính Lĩnh Nam chích quái có khả năng xuất hiện sau và đã trầm tích vào đó một cách đậm đặc hơn các yếu tố, chi tiết đã được dân gian hóa.

Cuối cùng, đặt truyện Nguyễn Minh Không trong hệ thống truyện cổ tích thấy thể hiện rõ nhất ở truyện Từ Đạo Hạnh hay Sự tích thánh Láng: “Truyện này đã được nhà chùa uốn nắn lại với dụng ý đề cao Phật giáo, lại cắt xén đi nhiều chỗ, như những đoạn về Từ Vinh, về Từ Đạo Hạnh làm phép đầu thai v.v... Mặt khác, câu chuyện còn bị nhập cục với truyện sư Khổng Lồ” [15/1292]. Ở đây, trong cách nhìn dân gian, “chàng” Minh Không được coi là người bạn và anh em kết nghĩa cùng Từ Đạo Hạnh và Dương Không Lộ. Đáng chú ý là Minh Khổng còn được coi là người đã “vào Ninh Bình trụ trì ở một ngôi chùa nhỏ, lấy hiệu tà Giác Hải”. Ngoài ra, truyện chỉ còn giữ lại các chi tiết, sự kiện chứ không còn tàng trữ bất cứ một bài thơ-kệ chữ Hán nào. Riêng lời đồng dao đã chuyển từ 2 câu thành 6 câu nôm na, vấn vè. Về hình thức kết cấu và cách dẫn chuyện cũng thay đổi một cách nhuần nhuyễn, phù hợp lối kể chuyện dân gian với những câu mở đầu và chuyển đoạn kiểu như “Vào thời

Lý..”, “Một hôm...”, “Lại nói chuyện Từ Vinh...”, “Lại nói chuyện từ khi chia tay…” v.v... Tiếp nối sang truyện cổ tích Khổng Lồ đúc chuông hay là Sự tích trâu vàng Hồ Tây thì truyện này có khi được truyền là sự tích thiền sư Dương Không Lộ hay Nguyễn Minh Không tương đồng với truyện Từ Đạo Hạnh hay Sự tích thánh Lángnhư đã phân tích ở trên. Nhìn từ góc độ tác phẩm văn học dân gian, Nguyễn Quang Vinh đã xác định đây là “hiện tượng văn hoá phức lạp và nhiều tầng, nhiêu lớp”, các nhân vật đã “vượt khỏi lai lịch của mấy nhà sư”, thể hiện sâu sắc “dấu vết những lớp văn hóa cổ gia nhập vào “hiện lượng văn hóa” Không Lộ” và đi đến kết luận “hãy chắt lọc và trả lại cho quần chúng những nét kỳ vĩ và hồn nhiên về người anh hùng sáng tạo văn hoá”... đã được khảo sát, phân tích, so sánh một cách công phu trong tiểu luận Hình bóng người anh hùng sáng tạo văn hóa trong truyền

thuyết dân gian Không Lộ [2071].

Từ thực tế văn bản Thiền uyển tập anh đã nêu có thể xác nhận Dương Không Lộ và Nguyễn Minhh Không là hai thiền sư khác biệt nhau, có tiểu sử hành trạng riêng và cách biệt nhau hẳn về thế hệ dòng thiền (đời thứ chín dòng Vô Ngôn Thông và đời thứ mười ba dòng Tì-ni-đa-lưu-chi) [175]. Ngoài ra, hệ thống đền chùa, thiền phả và sách sử cũng ghi nhận đây là hai nhân vật khác nhau. Sự nhập nhoà chỉ có trong dân gian và được kết tập lại ở một số nguồn lư liệu có niên đại muộn sau này. Gắn với các địa danh đền chùa thờ Nguyễn Minh Không là những phong tục, tập quán, lễ hội khá đặc trưng. Chẳng hạn, theo Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San: "Hiện nay, ở vùng Gia Viễn (Ninh Bình), ở huyện Xuân Thủy (Hà Nam Ninh) và huyện Vũ Thư (Thái Bình) có nhiều nơi thờ Nguyễn Minh Không (có đền riêng hoặc thờ phụ vào chùa), thường có tục bơi chải vào ngày hội, tục này chắc có liên quan đến truyện nhà sư di thuyền một đêm mà đến được Kinh đô. Ngoài ra, ở Hà Nội có đền Lý Quốc Sư (phố Lý Quốc Sư) và đền Thần Quang (Ngũ Xã) cũng thờ Nguyễn Minh Không" [214/95].

Sau này Lã Đăng Bật cũng có khảo sát công phu vấn đề này ở bài Đền thờ danh sư

Nguyễn Minh Không[7]. Đồng thời Phạm Đức Duật cũng góp thêm chứng cứ : “Sau Dương

Không Lộ một thế hệ, Nguyễn Minh Không cũng là nhà tu hành có thật của đạo Phật ở thời Lý. Những hoạt động văn hóa của ông cũng để lại trong nhiều truyện kể mang đặc tính của người anh hùng trên mặt biển. Truyện kể Nguyễn Minh Không vác trên vai mười kho đồng, ngồi trên nón tu lờ vượt sóng dữ, dùng phép thuật diệt con rết biển khổng lồ (Ngô công) chặt xác nó ra làm ba đoạn, nổi lên thành ba ngọn núi mồ rết, chấm dứt tệ hiến tế người sống cho hải quái trên một đường biển ngoài khơi Nam Hải là những chi tiết được cách điệu

hóa, thần kỳ hoá của một nhân vật sáng tạo văn hoá Việt Nam ở thế kỷ thứ XI-XII. Ngày nay ở xã Quỳnh Vân, huyện Quỳnh Phụ, nơi có đền La Vân thờ Nguyễn Minh Không, nhân dân còn kể rằng : Minh Không đã dùng phép lạ của mình biến những đôi khuyên đeo hoa tai của các cô gái làng La Vân ném xuống ruộng trở thành những cánh bèo dâu sinh sôi nảy nở từ năm này sang năm khác” [7].

Như vây, khảo sát qua các tiểu truyện thiền sư tiêu biểu gồm thiền sư Từ Đạo Hạnh, Dương Không Lộ và Quốc sư Nguyễn Minh Không - những người vừa được chuyển hoá, sao chép vào các bộ sách như Việt điệu u linh, Lĩnh Nam chích quái và vừa được dân gian hoá qua hình thức truyền thuyết và truyện cổ tích - có thể thấy rõ sự khác biệt giữa các tiểu truyện thiền sư trong Thiền uyển tập anh với các thiên truyện đã được Nho giáo hoá và dân gian hóa về sau này. Trải qua thời gian, từ một số mầm mống yếu tố folklore có sẵn trong

Thiền uyển tập anh, các truyện ngày càng gia tăng thêm màu sắc dân gian kỳ ảo, thậm chí

đan xen nhiều chi tiết giữa thiền sư này với thiền sư khác, giữa truyện thiên sư với nhiều yếu tố, môtip vốn có cội nguồn văn hóa-văn học dân gian cổ xưa. Điều này càng chứng tỏ các nhân vật-tiểu truyện thiền sư vốn tiềm tàng chất dân gian và dễ dàng chuyển hóa thành nhân vật của chuyện kể dân gian, truyền thuyết và cổ tích... Những khảo sát nói trên nhằm góp phần soi sáng trở lại các đặc trưng tư duy nghệ thuật của Thiền uyển tập anh nằm trong hệ thống văn học cổ-trung đại.

Tiểu kết

Cùng với các đặc điểm như cách thức ghi chép biên niên sử, tôn trọng tính chính xác của chi tiết, sự kiện; hình thức diễn tả tuyến tính theo từng đoạn, từng chặng đường đời; hình thức đan xen giữa lời văn xuôi tự sự và lời thơ-kệ nhằm phục vụ cho mục đích thuyết giáo... thì chính tư duy dân gian cũng là một phương diện quan trọng tạo nên đặc điểm loại hình các tiểu truyện thiền sư trong Thiền uyển tập anh. Màu sắc dân gian hư ảo kiểu này cũng góp phần xác lập tính đặc trưng của văn học cổ trung đại, tính chất “văn-sử-triết” bất phân; trong "văn" bao gồm cả văn xuôi, thơ ca, lời đối thoại, bình luận ngoại đề; trong "sử" bao gồm cả sự kiện chính sử lẫn huyền sử, truyền thuyết và các môtip, yếu tố folklore, cổ tích [206]. Rõ ràng các hiện lượng, chi tiết như thụ thai do khỉ ôm lưng, mơ gặp thần nhân, mơ gặp Quan Âm cho thuốc chữa mù mắt, bay trên không, đi dưới nước, nói chuyện được với hổ, nôn ra thú đi vật chạy, cây gậy trôi ngược sông, người chết và ngôi sao rụng, chết đầu thai thành kiếp khác... hẳn khó tin là sự thật với cách nhìn duy lý. Tuy nhiên, dó lại là

những môtip, hình ảnh, phương thức lưu truyền đồng dạng với tư duy dân gian, tồn tại một cách phổ biến trong đời sống văn hóa-văn học dân gian. Hơn nữa, chính đặc trưng “không đáng tin” này - như Nguyễn Xuân Kính đã dẫn giải: “Trong truyện cổ tích có một vấn đề rất thú vị là việc người nghe tin hay không tin những gì dược kể. Nhiều nhà cổ tích học trên thế giới đã bàn về việc này. Nhà nghiên cứu Xô viết V.Ia. Prôp (1895-1970) cho rằng “không tin vào những điều được kể lại trong truyện cổ tích là mội dấu hiệu đặc trưng rất quan trọng của truyện cổ tích”... Chúng tôi nghĩ rằng, vấn đề phân loại các thể loại tự sự dân gian, vấn đề phân loại truyện cổ tích, vấn đề niềm tin cùa người nghe đối với truyện cổ tích là những vấn đề trong nhiều vấn đề quan trọng của khoa nghiên cứu văn học dân gian" [79] - bao gồm các yếu tố, môtip kỳ ảo, phi lý, in đậm tư duy dân gian, cổ tích đều đã được dung nạp vào Thiền

uyển tập anh. Đặc điểm này càng bộc lộ rõ hơn ở các truyện thiền sư vốn đã tiềm tàng chất

dân gian kỳ ảo, sau đó được chuyển hóa thành truyền thuyết, truyện cổ tích, đồng thời đã chuyển hoá vào các bản thần tích, ngọc phả và thư tịch cổ như sách Việt điện u linhLĩnh

Nam chích quái. Thực tế này cho phép giải ảo trở lại hiện tượng vì sao các thiền sư Dương

Không Lộ và Quốc sư Nguyễn Minh Không vốn là hai người khác hẳn nhau lại có khi đã nhập thành một, có khi chuyển sang hình tượng người anh hùng sáng tạo văn hoá Khổng Lồ, có khi dung nạp thêm cả hình ảnh các thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải, thậm chí chuyển hóa vào trong tín ngưỡng và nghi thức lễ hội dân gian [212]. Như vây, khả năng tích hợp các yếu tố folklore trong Thiền uyển tập anh cũng như việc các thiền sư được chuyển hoá thành nhân vật của văn hoá-văn học dân gian là một thực tế, phản ánh một đặc điểm rõ nét của loại hình tiểu truyện thiền sư cũng như tính chất phổ biến của văn học cổ-trung đại dân tộc.

PHẦN KẾT LUẬN

Thiền uyển tập anh (Anh tú vườn thiền) là một cuốn sách cổ vào bậc nhất của văn xuôi

dân tộc - văn học Phật giáo nói riêng - trong đó ghi lại tương đối hệ thống các tông phái Thiền học và tiểu truyện các thiền sư nổi tiếng kể từ khoảng giữa thời Bắc thuộc, trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý và một số năm đầu đời Trần (thế kỷ VI đến đầu thế kỷ XIII). Tác phẩm có giá trị hết sức lớn lao trên các phương điện văn hoá, lịch sử, triết học và đặc biệt có ý nghĩa trong việc tàng trữ các giá trị thơ ca cũng như vai trò mở đầu cho dòng văn xuôi truyền thống dân tộc [135], [48]. Kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong thiền uyển tập anh (Trang 142)