Thiền sư Dương Không Lộ (? 111 9)

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong thiền uyển tập anh (Trang 137)

6. Cấu trúc luận án

3.2.2. Thiền sư Dương Không Lộ (? 111 9)

Ngoại trừ những yếu tố folklore mang màu sắc huyền ảo kỳ lạ như phép thần thông “bay trên không”, đi dưới nước”, “hàng long phục hổ, muôn nghìn phép lạ không lường hết được” thì bản thân tiểu truyện Thiền sư Không Lộđược biên chép trong Thiền uyển tập anh

tương đối rành mạch, sáng rõ. Trên những nét lớn, tiểu truyện ghi rõ quê quán, ngôi chùà sư trụ trì, ngày tháng sư thị tịch, văn bản bài thơ Ngôn hoài nổi tiếng của sư và kèm thêm một dòng nguên chú báo hiệu tính chính xác của nguồn tư liệu: “Tuổi thọ của sư không khảo được. Nay theo thế truyền pháp ở sách Nam tông đồ ghi lại đây” [175/105-107].

Đến sách An Nam chí lược của Lê Trắc (thế kỷ XHI-XIV), phần Nhân vật (Quyển 15) có chép một đoạn ngắn về Không Lộ và gộp thêm cả sư Giác Hải: “Hai vị Không Lộ và Giác Hải đã đi vào các nước lớn khuyến hoá lấy đồng để đúc chuông. Khi về, được thần nhân ủng hộ, thuyền đi một đêm đã về tới nơi ở. Hai vị bèn đúc hai quả chuông lớn và nhỏ ở chùa núi Phả Lại. Đánh chuông ấy thì tiếng kêu vang các nơi khác càng nghe thấy. Tin ấy đồn sang Trung Quốc. Không bao lâu thì quả chuông lớn đi xuống bến Bài Than; khi có

nước lớn thì quả chuông ấy nổi lên trên mặt nước. Nhà sư sợ quả chuông nhỏ cũng đi mất, bèn lấy thanh sắt đóng giữ, nên còn. Tục truyền: Không Lộ đi được trên mây, Giác Hải rẽ được nước” [186/191].

Cũng như khá nhiều nhân vật nổi liếng khác, việc Dương Không Lộ không được đưa

vào Viện điện u linh chắc chắn bởi hình ảnh ông không phù hợp với xu thế Nho giáo hóa

theo quan điểm người biên soạn. Tuy nhiên, với phần lớn văn bản Lĩnh Nam chích quái còn lại thì truyện Thiền sư Dương Không Lộ gần như giống hệt văn bản Thiền uyển tập anh, chỉ có điều nó được nối liền trước truyện Thiền sư Giác Hải để thành tên chung Truyện Dương

Không Lộ và Nguyễn Giác Hài [128/95-99]. Có điều, gần đây Giáo sư Bùi Văn Nguyên cho

công bố văn bản Tân đính lĩnh Nam chích quái được coi là của Vũ Quỳnh (1453-1516), viết theo lối tiểu thyết chương hồi, trong đó truyện về Không Lộ cũng được ghép chung với Giác Hải [127/226-234]. Ở đây, phần truyện về Giác Hải theo khá sát nội dung Thiền uyển tập anh. Riêng nửa phần đầu viết về Dương Không Lộ đã chuyển hóa gần như một truyền thuyết dân gian, bắt đầu từ cách gọi tên là “ông già Khổng Lồ”. Trong truyện pha tạp thêm nhiều chi tiết như uống thuốc linh đan, giỏi nghề đúc chuông, từng đi Trung Quốc quyên đồng đựng vào bao rồi quay về nhà “hoa phép lấy nón làm thuyền, lấy gậy làm chèo”, sau có công đức đồ “tứ bảo”... Có thể nói rằng phân truyện Dương Khổng Lộ ở đây đã có sự giao thoa với nhiều môtip, yếu tố hoang đường, dân gian, thường có khi gán cả cho Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Khổng, Giác Hải, song trong trường hợp này đã được qui về cho Dương Không Lộ. Hiện tượng dân gian hoá kiểu này khá phổ biến cho loại truyện về Dương Khổng Lộ được văn bản hoá vào khoảng các thế kỷ XVIII-XIX [127/159-162].

Về sau này sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ có lời bàn rất đáng chú ý: “Triều Lý sùng Phật, Từ Vạn Hạnh nổi tiếng, người ta ưa theo. Tiếp đến có Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải đều người Hải Thanh, thờ sa môn Hải Trạch làm thầy. Lại có chân nhân Thông Huyền cũng nổi tiếng phép thuật, nên Nhân Tôn có lời khen “Giác Hải tâm như hải- Thông

Huyền đạo lại huyền”. Nhưng kêu rồng xuống, làm cọp nép, đấy chẳng phải tài phò nguy

định loạn. Di trên không, bay giữa trời, đấy chẳng phải cách trị dân giữ nước...” [174/216]. Rõ ràng đây là cái nhìn duy lý của một nhà nho đem chiếu ứng nội dung câu chuyện vào các tiêu chí phục vụ thể chế phong kiến. Có thể hiện tượng này cũng góp phần lý giải việc Lý Tế Xuyên không đưa một nhân vật tương đối nổi danh như Dương Không Lộ vào sách Việt điện u linh - bộ sách có ý nghĩa tập hợp các vị thần theo xu thế chính thống hóa, quốc giáo

hóa, linh thiêng hóa qua hình thức sắc phong cho các thần từng có công “Âm phù” vương triều.

Vấn đề trở nên đặc biệt phức tạp và cũng rất thú vị là bản in đời Nguyễn của An Thiền dưới cái tên Trùng khắc Đại Nam Thiền uyển truyền đăng chấp lục đã “lại chép một truyện sử hoàn toàn khác với truyện sử đây về Không Lộ” [174/217]. Theo Lê Mạnh Thất, văn bản này đa ghép thêm cả truyện kể vè Giác Hải và Từ Đạo Hạnh, bổ sung thêm các chi tiết về việc Dương Không Lộ có phép thần mờ đất, phép rút ngắn đường sang gặp vua nước Tống xin đồng đúc đồ kị khí, lại có phép “cỡi tràng đạp mây vào thành vua” và “mật tụng thần chú thì hai con ếch ươn ghẹn cổ không còn kêu và giây lát rớt xuống đất”, sau sư còn chữa bệnh hóa hổ cho vua. Một chi tiết cũng hết sức quan trọng là văn bản này cho biết rõ sư “ra đời ngày 14 tháng 8 năm Bính Thìn” (1076). Nhận xét về văn bản này, Lê Mạnh Thất viết: “Nó rõ ràng là một hỗn hợp khá lộn xộn những việc làm của ba người khác nhau vào một... Tiểu sử dịch trên của Không Lộ như vậy chắc chắn là một tạo dựng hậu kỳ khá vụng về, tối thiểu là từ sau bản in đời Lê vào năm 1715 trở đi. Vấn đề bây giờ là ai đã tạo dựng nên nó ? Phải chăng Hoà thượng Phức Điền, người đứng khắc bản in 1858 trên?” [174/218-219]. Ở đây, theo thiển ý chúng tôi, chắc chắn Phúc Điền đã không căn cứ vào cổ bản tiểu truyện

Thiền sư Dương Không Lộ chép trong Thiền uyển tập anh mà đã hợp lập, tái cấu trúc từ

nhiều nguồn lư liệu tản mạn trong truyền thuyết về các truyện dân gián nào đó. Đây cũng là hiện tượng mà Lê Mạnh Thất gọi là “tam sao thất bản”, “những người hiệu đính chúng đã sao chép lẫn nhau”, “sự đồng nhất thật đáng ngạc nhiên” Và cũng là “một vấn đề khá lôi cuốn cần được nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh” [174/220].

Một văn bản khác nữa theo sát nội dung tác phẩm vừa nêu thuộc giai đoạn văn học cận đại hồi đầu thế kỷ XX là Truyện đức Dương Không Lộ của tác giả Thiện Đình [43/142-147]. Ở truyện này vừa có thêm 5 khổ thơ có lẽ thuộc loại Văn kể hạnh ở đâu đó đã được thâu nạp vào và thêm cả những; đoạn bình luận, giải thích ngoại đề. Tuy nhiên, cả thiên truyện được viết lại nối mạch theo lối văn phóng tác, lối văn truyện ký mà các chi tiết đã được xâu chuỗi nhuần nhuyễn bởi một chủ thể. Có thể coi đây là một cố gắng cuối mùa của xu thế chỉnh lý, tái cấu trúc lại các đoạn truyện dân gian khác nhau vào một nhân vật chính: thiền sư Dương

Không Lộ. Thiên truyện này càng góp phần cho thấy một dị bản mới, chẳng hạn ngày sư

sinh là 14 tháng 9 (chứ không phải ngày 14 tháng 8 như bản trên), gia tăng các đoạn thơ, lời đối thoại và tính kịch khi diễn ra các phép thần thông, mở rộng thêm cả chi tiết về lễ hội: “Cứ đến ngày mười tư tháng chín là ngày ngài giáng sinh. Dân chỗ ấy vào hội đóng đám,

thập phương đến tiến cúng và vãn cảnh đông hơn hội Chùa Thầy. Chùa Hành Thiện và chùa Cổ Lễ nhiều nơi phụng sự ngài, thực cũng hiển ứng”...

Cuối cùng, chúng tôi tìm đến một đối chứng khác là mẫu hình nhân vật thiền sư Dương Không Lộ đã được chuyển hoá như thế nào vào hệ thống truyện cổ tích Việt Nam?

Trong phần Khảo dị truyện số 67 - Khổng Lồ đúc chuông hay là Sự tích trâu vàng Hồ Tây, Giáo sư Nguyễn Đổng Chi viết: “Truyện trên được nhiều người truyền là sự tích thiền sư Dương Không Lộ hay Nguyễn Minh Không với nhiều tình tiết phụ thuộc khác nữa” [14/780-781]. Có điều, khi đi sâu xem xét thì thấy khung cốt tiểu truyện Dương Không Lộ trong sách Thiền uyển tập anh không có chi tiết hay bất cứ mối liên hệ trực tiếp nào liên quan đến truyện cổ tích trên. Mặc dầu vậy, lẽ hiển nhiên là dân gian vẫn có thể cứ tưởng tượng, hư cấu, dung nạp các chi tiết, bồi đắp nên cốt truyện và gán ghép vào nhân vật Không Lộ. Mà có lẽ như thế mới chính là cái lý của truyện dân gian, “cổ tích”. Cố gắng truy tìm “cái lý” xa xôi ấy, chúng tôi nhận thấy rằng chính ở nguồn gốc tiểu truyện Thiền sư

Dương Không Lộ lại chứa đựng những khả năng, dấu hiệu mầm mống, đóng vai trò tiền đề

cho phép dung nạp (hay là mở ra) một truyện cổ tích được phát sinh, lồng ghép vào đó. Cái nguyên cớ xa xôi ấy dường như bộc lộ ở lời ghi chép về Không Lộ có phép thần thông (bay trên không, đi dưới nước, hàng long phục hổ, muôn nghìn phép lạ) và ở chính cái tên Không Lộ vốn gần gũi với âm Khổng Lồ (như sách Tân đính Lĩnh Nam chích quái chép: “Tương truyền ở chùa Nghiêm Quang-Thanh Hóa- có một ông già họ Dương, tên là Khổng Lồ-sau là Không Lộ thiên sư-vốn làm nghề đánh cá” [127/226]; Truyện đức Dương Khổng Lộ duy danh “bấy giờ đức Dương Khổng Lộ là một bậc trí tuệ thiền sư mới ra đời vậy” và thống nhất trong cả truyện đều gọi là KHÔNG LỘ [43/ 142-147]). Việc biến âm Khổng Lồ-Khổng Lộ-Không Lộ hoàn loàn là một điều cổ thể. Việc dân gian thu nạp, chuyển hoá, cấy ghép các yếu tố, chi tiết, truyền thuyết Khổng Lồ-Khổng Lộ vào Không Lộ bất chấp một thiền sư Không Lộ vốn có danh tính, có quê quán, có nơi trụ trì, có hành trạng tiểu sử cũng lại càng là một điều có thể nữa. Nhận thức vấn đề này, các tác giả Thích Thanh Quyết - Bùi Minh Thư viết: “Có lẽ vì thế mà hành trạng, hình tích Không Lộ đã có phần huyền thoại hoá, hoà đồng, với cả hình tượng người khổng lồ trong truyền thuyết dân gian. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự đồng hoá lẫn nhau giữa Không Lộ, Minh Không, chứ không phải chỉ vì do hai sư tu cùng ở một chùa sau trước khác nhau” [ 126].

Như đã nêu trên, ngay dưới thời trung đại thì câu chuyện nhuốm màu sắc dân gian vế Khổng Lồ được gán ghép một cách cơ giới rõ rệt đã sớm được văn bản hoá với ý nghĩa là

truyền thuyết được ghi chép lại trong thư tịch cổ. Khi xem xét riêng ở tư cách một truyện cổ tích thì truyện Khổng Lồ đúc chuông hay là Sự tích trâu vàng Hồ Tây hoàn toàn là một truyện cổ tích độc lập, thậm chí chuyển tải cả truyền thuyết cổ, cả tâm thức thần thoại nhầm giải thích sự hình thành thế giới tự nhiên (xác con Ngô công hiện thành ba hòn đảo nổi lên giữa biển), giải thích nguồn gốc ngành nghề (đúc đồng)... Đặc điểm này thể hiện rõ ở sự tương đồng với truyện Thần núi trong thần thoại và giao thoa với một vài truyện cổ tích khác nữa như truyện số 39-Lẩy bảy như Cao Biền dậy non, truyện số 122-Người thợ đúc và anh học nghề, truyện số 120-Từ Đạo Hạnh hay Sự tích thánh Láng... Xét về mặt tư duy thì loại nhân vật như Khổng Lồ là dấu vết một thời xa xưa: “So với truyền thuyết thời Bắc thuộc thì nội dung của truyện bây giờ đã khác trước. Bóng dáng những con người phóng khoáng, hiên ngang, trung thực, vô tư cùa thần thoại, truyền thuyết đến đây đã quá phai nhạt. Những nhân vật giữ được tầm vóc của quá khứ như ông Khổng Lồ trong truyện Khổng Lồ đúc chuông hay Sự tích trâu vàng Hồ Tây thật là hiếm hoi” [13/118]. Một điểm khác nữa là trong truyện xuất hiện bóng dáng ông vua Trung Quốc “một hình ảnh chí tôn và vô thượng khác” đóng vai trò “đối thủ-nhân vật cản trở”, song “thắng lợi cuối cùng dĩ nhiên không thuộc phía đối thủ”. Ngoài ra, xét trên phương diện lý tưởng thẩm mỹ của truyện cổ tích thì thiên truyện lại mở ra một tầng lớp ý nghĩa mới: “Trong truyện Khổng Lồ đúc

chuông hay là Sự tích trâu vàng Hồ Tây, quả hồng chung tốn bao nhiêu sức người sức của

để đúc nên, thế mà vừa đúc xong nó lại được mọi người chấp thuận ném xuống Hồ Tây, chỉ vì để khỏi “gây hiểm khích với các nước khác”. Đấy quả là những hình tượng tuyệt đẹp phản ánh không chỉ nguyện vọng chung của dân tộc nhằm duy trì một thế ứng xử lấy an cư lạc nghiệp làm quốc sách” [16/2473]... Như vậy, tác giả dân gian đã tìm ra cái lý riêng để lồng ghép mẫu hình nhân vật Khổng Lổ với Không Lộ, vừa mờ rộng biên độ trí tưởng tượng kỳ ảo về Khổng Lổ vừa tạo nên niềm tin ảo giác về một con người thực Không Lộ. Đó càng là một đặc trưng của truyện cổ tích: đằng sau những hư huyễn là cảm hứng thẩm mỹ và những mối liên hệ, những bóng đổng hiện thực xa xôi khuất lấp đã được thăng hoa trong trí tưởng tượng dân gian vô cùng sâu sắc và sinh động.

Cuối cùng, còn có một hướng nghiên cứu nữa là việc tìm hiểu các bài “hạnh”, “kể hạnh”, “bản hạnh”, “các chân kinh diễn ca sự tích nhà Phật” bằng các thể thơ lục bát hoặc biến thể lục bát, được coi là ngọn nguồn “loại truyện Nôm có tính chất tôn giáo - lịch sử”. Vồ điều này, Kiều Thu Hoạch kể lại một bằng chứng sinh động : “Trong chuyến đi sưu tầm bài “kể hạnh” về sự tích Không Lộ ở chùa Keo (Thái Bình), chúng tôi có dịp chứng kiến tận

mắt các vãi ở đây ngồi kể hạnh say sưa thâu đêm suốt sáng mà không biết mệt. Điều thú vị là bài “hạnh” do chúng tôi ghi được, có nhiều câu khá giống với những câu trong bài “Minh

Không kệ dẫn diễn âm”, phụ bản của cuốn Siêu thần chân kinh, khắc in năm Tự Đức thứ 5

(1852)... Thế là lừ một truyện kể dân gian, sự tích Không Lộ đã được diễn ca hoá để kể hạnh, rồi sau đó lại được ghi thành văn bản Nôm Minh Không kệ dẫn diễn âm và khắc in như một truyện thơ Nôm” [59/123-124].

Cho đến những năm gần đây, vấn đề thiền sư Dương Không Lộ vẫn tiếp tục được triển khai từ nhiều góc độ khác nhau như về tư liệu văn bản, khảo chứng lịch sử- văn hoá, giới thiệu phong tục, lễ hội, kiến trúc ngôi chùa... Một số bài tiêu biểu về đề tài này là Trần Huy Bá và Trương Chính với Thăm chùa Keo [6]; Đỗ Văn Ninh và Trịnh Cao Tưởng với sách

Chùa Keo [119]; Phạm Đức Duật với Sự tích Không Lộ, Minh Không qua quyển sách chữ

Hán mới sưu tầm [39/137-143]; Nguyễn Quang Vinh với Hình bóng người anh hùng sáng

tạo văn hóa trong truyền thuyết dân gian Không Lộ [207]; Lại Hợp Nhân với Tìm hiểu thêm

về chùa Keo [112] v.v... Qua các nguồn tư liệu thu thập được, sự tách bạch một chân dung

thiền sư Dương Không Lộ ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Đồng thời, từ điểm nhìn của văn hóa dân gian, hiện tượng giao thoa hình tượng Khổng Lổ-Không Lộ được hiểu như là quyền năng, cái lý riêng của tác giả dân gian, nhờ đó có thể lý giải, cắt nghĩa sâu sắc hơn các khả năng trầm tích yếu tố folklore vào loại nhân vật thiền sư-anh hùng văn hoá và cả quá trình dân gian hoá tiểu truyện thiên sư thông qua nhân vật Dương Không Lộ.

Một phần của tài liệu khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong thiền uyển tập anh (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)