6. Cấu trúc luận án
3.1.2. Các môtip tương đồng với văn hóa-văn học dân gian
Trở lại với phần trích dẫn một đoạn truyện-tiểu sử nói trên, ngoài môtip nhân vật “thần nhân mặc áo giáp vàng” hiện lên trong giấc mơ của Đại sư Khuông Việt đã được khảo sát kỹ lưỡng về nguồn gốc xuất xứ, khả năng biến dạng, lưu truyền và tích hợp trong Thiền
uyển tập anh thì ngay chính hình thức “giấc mơ” gặp thần nhân (và được thần nhân báo
mộng) vốn cũng lại là một phương thức nghệ thuật của tư duy dân gian cổ truyền và đặc biệt phổ biến trong các truyện cổ tích thần kỳ. Ngoài ra, đoạn dẫn còn chứa đựng các yếu tố folklore khác như quan niệm về cây thiêng (cây cổ thụ có đám mây lành che bóng), tục thờ cây thiêng (lấy gỗ tạc tượng thần), tục cầu đảo (xin thần phù hộ đánh giặc), tục bái vật giáo của cư dân vùng sông nước (sóng gió nổi lên, giao long nhảy tung trên mặt nước khiến giặc sợ hãi tan chạy)... Với từng yếu tố, từng chi tiết này, nếu chỉ xem xét chúng một cách đơn lẻ, biệt lập thì thật khô khan, vô hồn; song nếu đặt chúng trong các mối liên hệ, các tương quan biểu trưng văn hoá dân gian thì lại thấy gợi mở nhiều ý nghĩa, nhiều phương diệu tư duy hết sức độc đáo và thú vị.
Tiến hành so sánh có thể thấy rằng các môtip, yếu tố folklore trong truyện cổ tích thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành tuyến cốt truyện hay đóng vai trò mắt xích chi phối nhân vật, biến cố, sự kiện thì trong Thiền uyển tập anh đa phần chúng mới là những chi tiết đơn lẻ, có ý nghĩa điểm xuyết, góp phần tạo nên uy vọng, vẻ lỉnh thiêng và
tính hấp đẫn của nhân vật thiền sư. Ở đây, tiếp nhận cách xác định của Giáo sư Nguyễn Đổng Chi về ba quan niệm cơ bản trong vũ trụ quan của truyền thuyết, cổ tích (quan niệm luân hồi, quan niệm không sinh không diệt, quan niệm vạn vật tương quan) và cả hệ thống quan niệm thống nhất về thế giới [13/89-90], chúng tôi đã thử định lượng cảm quan Phật giáo và thấy rằng: “Lấy Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam bao gồm 200 truyện làm cơ sở khảo sát, chúng tôi thống kê thấy có 29 truyện xa gần liên quan đến cảm quan Phật giáo, trong đó có 18 truyện thể hiện ở cấp độ từng yếu tố, thành phần; 11 truyện thể hiện tương đối hoàn chỉnh hơn, cả ở nội đúng lẫn cốt truyện và hệ thống các nhân vật” [150/53]. Bây giờ thử lấy Thiền uyển tập anh làm “bản trục” thì lại thấy có nhiều yếu tố, môtip folklore (cụ thể hơn là trong truyện cổ tích) đã được chuyển hóa, tích hợp lại, hoặc có khi là một sự tương đồng trong hình thức, cách lý giải, cách hình dung về con người và thế giới ở hai kiểu loại sáng tác khác nhau này. Tất nhiên như đã nhấn mạnh, sự tương đồng đấy chỉ mới là ở những chi tiết đơn lẻ, yếu tố, môtip đơn lẻ, có lẽ cũng gần giống như cách truyện cổ tích đã thừa hưởng, tích hợp một số yếu tố nào đó từ truyện thần thoại: “Nếu ở một vài truyện thần thoại nào đó có sự đồng nhất về cơ sở thế giới quan với cổ tích thì cũng chỉ là vì những thần thoại này đã được người đời sau tô điểm, thêm thắt, có khi xây dựng hẳn lại. Tuy nhiên, lại cũng cần phải thấy rằng Thần Thánh tiên Phật hay ma quỉ trong cổ tích phần nhiều chỉ là phương tiện cần thiết để cho tác giả thắt nút, mở nút câu chuyện mà thôi” [13/91].
Sau đây chúng tôi thử xác lập một số môtip tương đồng giữa Thiền uyển tập anh với văn hoá-văn học dân gian. Thứ tự các môtip này được sắp xếp theo cấu trúc các tiểu truyện thiên sư như đã được trình bày ở Chương 1: Khảo sát cấu trúc các tiểu truyện thiền sư trong “Thiền uyển tập anh” và cùng thống nhất theo cách phân chia của Nguyễn Đăng Na: “Nếu như Lý Tế Xuyên quan tâm miêu tả sự hiển linh của các nhân vật thần thì tác giả Thiển uyển tập anh ngũ lục lại chú ý vào việc “lạ hoá” ba yếu tố sau đây của nhân vật:
-Ra đời thần kỳ
-Pháp thuật tu luyện thần kỳ -Tịch diệt thần kỳ [103/59]...
Môtip thai sinh, ra đời thần kỳ là biểu hiện rõ nhất. Đây là loại môtip hết sức phổ biến trong cả thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích. Giáo sư Nguyễn Đổng Chi khái quát: “Nếu mọi con người sinh ra trên trần thế đều do số mệnh định đoạt thì nhân vật anh hùng của dân gian tất phải có một số mệnh khác người. Vì thế, dân gian sẵn sàng mượn tất cả
những ước lệ vốn có để giải thích sự “sinh ra” còn anh hùng. Từ thần thoại và huyền tích (mẹ dẫm phải dấu chôn lạ mang thai; mẹ được thần nhân giao hợp; mẹ bị khỉ, rái cá cưỡng hiếp), đến đạo tiên (anh hùng do người của Ngọc Hoàng thượng đế thác sinh; mẹ chiêm bao nuốt sao vào bụng...), cho đến cả tín ngưỡng phong thủy (tình cờ được huyệt đất quí táng mộ tổ, có khi là hàm Rồng, ngựa đá, có khi là “mối đùn”, “hổ táng”...)” [16/2589-2590]. Soi vào tác phẩm Thiền uyển tập anh có thể thấy các biểu hiện tương đồng sau.
3.1.2.1. Loại nhân vật thiền sư ra đời như là kết quả gián cách của việc làm điều thiện, điều lành, tu luyện theo tinh thần nhà Phật, kiểu như Quốc sưu thông Biện “vốn dòng dõi Phật tử”; thiền sư Tín Học “gia đình mấy đời làm nghề khắc ván, ỉn kinh”; thiền sư Thân Nghi “gia đình mấy đời tu hành thanh tịnh”, thiền sư Vạn Hạnh “gia đình đã mấy đời thờ Phật”; thiển sư Ma Ha “cha là Bối Đà, am hiểu sách Lá Bối, giữ chức quan Bối trưởng, cũng gọi là Đà Phan”; thiền sư Thiền Nham “ông cha mấy đời giữ chức tăng quan”; Tăng thống Khánh Hỷ “thuộc dòng tịnh hạnh”; thiền sư Giới Không “con nhà lương gia trong bản quận”; thiền sư Pháp Dung “cha là Huyền Ngật, đạo hiệu Tăng Phán”... Nhìn chung, đây là kiểu tư duy “mẹ hiền sinh con thánh” và in đậm cảm quan duyên nghiệp, nhân quả, ứng nhân trong Phật giáo.
3.1.2.2. Môtip người mẹ thụ thai với vật thể hiện ở tiểu truyện Thiền sư Ngộ Ấn: “Mẹ họ Cù... Một hôm bà đang ngồi dệt vải có con khỉ lớn từ trong rừng chạy ra ôm lấy lưng bà suốt ngày mới bỏ đi. Sau đó bà biết mình có mang”... Môtip này có thể gặp trong các truyện cổ như Lân Hổ đô thống đại vương, Linh Lang đại vương, truyện Dũng sĩ mặt trăng (dân tộc Mơ-nông), Cha gấu (dân tộc Đa-na)...
3.1.2.3. Môtip thụ thai nhờ giấc mơ xuất hiện ở tiểu truyện Thiền sư Chân Không: “Khi mẹ ông mang thai, cha ông mộng thấy vị sư người Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó sinh ra ông”. Sách Tân đính Lĩnh Nam chích quáicũng chép bà mẹ họ Tăng nằm mộng thấy ở tay phải nổi lên một chấm đỏ như ngọc, rồi dần dần chấm đó nở ra một cái hoa, bà sợ quá, tỉnh dậy bèn có mang, sau sinh ra Từ Đạo Hạnh [127/210]. Đây cũng là loại môtip khá phổ biến trong truyện cổ tích.
3.1.2.4. Cùng với cách thụ thai kỳ lạ là môtip khi sinh ra gắn với điềm lạ, điềm tốt lành như thiền sư Vân Phong: “Khi mang thai bà mẹ thường trai giới, tụng kinh niệm Phật. Đến khi sinh thấy hào quang tỏa sáng khắp nhà, cha mẹ cho là điều lạ, có ý định ngày sau sẽ cho con xuất gia”... Ngoài môtip “khi sinh thấy hào quang tỏa sáng khắp nhà”, ở nhiều truyện cổ
có khi thay đổi là “ngọn gió lành”, “mây che ngũ sắc”, “trên trời có tiếng đàn sáo”, “hương thơm khắp một vùng”...
3.1.2.5. Nhân vật thiền sư xấu xí mà chăm học, tài ba, vẻ ngoài tầm thường mà tài trí cao siêu ở tiểu truyện Thiền sư Ngộ Ấn: “Vốn khi sinh ra, đứa con mặt mũi xấu xí, bà lấy làm ghét, bèn đem bỏ vào rừng. Trong hương có sư cụ người Chiêm Thành họ Đàm trông thấy đem về nuôi, nhân đó đặt tên là Khí (có nghĩa là vứt bỏ). Đến năm lên mười, ông theo học Nho, học vấn ngày một tăng tiến, giỏi cả chữ Hán và chữ Phạn”; Thiền sư Trí Bảo: “Sư bỏ tục, xuất gia tu hành ở chùa Thanh Tước, ăn gạo hút, mặc áo rách, dễ đến mười năm chỉ dùng một manh áo, cứ ba ngày mới nhóm lửa thổi cơm, chẳng bao lâu da dẻ sần mồi, nhan sắc khô héo. Khi ra đường thấy kẻ nghèo hèn thì khoanh tay tránh lối, gặp người tu hành thì quì mà lạy chào. Trong sáu năm, sư chuyên chú tu tạp thiên định”... Cách mô tả này xa gần gợi nhớ tới loại “nhân vật xấu xí mà có tài” [60], [61] [62] Và những ông Tiên, ông bụt đóng giả những kẻ hành khất đi thử lòng người.
3.1.2.6. Môtip tướng mạo dị thường như thiền sư Đạo Huệ “tướng mạo đoan chính, giọng nói trong trẻo”; thiền sư Pháp Hiên “thân cao bảy thước ba tấc”; thiền sư Sùng Phạm
“dáng mạo to lớn, tai dài đến vai”... Cách phóng đại này nhằm đặc tả loại nhân vật có khả năng phi thường kiểu như Cố Bu, Hầu Tạo, Lê Văn Khôi... Đặc biệt đối với chi tiết “tai dài đến vai” vừa là biểu hiện của tư duy dân gian vừa là tín hiệu mang cảm quan Phật giáo: “Mội loại hình tượng cũng không thể bỏ qua là tướng người của các nhân vật cổ tích. Chúng là những đấu hiệu đáng kể, mách bảo cho ta nhiều điều về xuất xứ của các quan niệm tín ngưỡng mà dân gian vẫn lưu truyền..., trong đó “cánh tay dài quá gối” thường đi cùng với “đôi vành tai dài và dày”, vốn là hai trong những tiêu chí về hình ảnh đức Phật...” [16/2557).
3.1.2.7. Môtip nhân vật thiền sư mồ côi từ nhỏ được nhấn mạnh ở các tiểu truyện Thiền sư Quảng Nghiêm “từ nhỏ mồ côi cha, theo hầu cậu là Bảo Nhạc, được khai tâm học đạo. Sau khi cậu mất, ông đi hành cước khắp nơi để tham vấn thiền học”; Thiền sư Chân
Không: “Ông mồ côi từ thuở nhỏ, khổ công đèn sách học tập, không mấy chú ý đến những
việc lặt vặt”... Những ghi chép này có thể chỉ hoàn toàn là “chi tiết tiểu sử” song rất rõ ràng là nó đã khơi gợi niềm cảm thông, trắc ẩn cho mọi con người, vốn là một loại môtip hết sức phổ biến trong truyện cổ tích [71].
3.1.2.8. Môtip giấc mơ đóng vai trò tiên tri, dự báo xuất hiện ở tiểu truyện Thiền sư
Cảm Thành: “Phú hào (trong làng có ông họ Nguyễn kính mộ đức hạnh cao cả của sư, mời
sư đến trụ trì nhưng sư từ chối. Đêm ấy sư chiêm bao thấy thần nhân đến báo: “Nếu làm theo chí nguyện của nhà họ Nguyễn thì chỉ chừng vài năm sẽ gặp may lớn. Vì thế sư bèn nhận lời mời của ông họ Nguyễn”; Ở truyện Đại sư Khuông Việt là giấc mơ gặp thần nhân và báo mộng đánh tan giặc Tống sau này. Đây là loại môtip đóng vai trò “dự báo”, có khi ấn định trước cho cả cốt truyện và định hướng “kết thúc có hậu”
3.1.2.9. Môtip mơ gặp người trời cho thuốc và gặp thiện thần liên quan đến việc chữa bệnh có ở tiểu truyện Thiền sư Tịnh Giới: “Năm hai mươi sáu tuổi bị ốm, chiêm bao thấy người trời xuống cho thuốc, tỉnh dậy thì khỏi bệnh”; hoặc ở truyện Thiền sư Ma Ha: “Một hôm đang ngồi dịch kinh Lá Bối, sư thấy Hộ Pháp thiện thân bảo rằng: “Dùng kiến thức ngoại học thì không thể thông nghĩa lý được đâu”. Từ đó hai mắt bị mù. Sư tự hối lỗi, muốn gieo mình xuống vực sau núi chết ngay, may gặp Đông Lâm Viễn Biệt ngăn lại mà bảo: “Dừng lại! Dừng lại!”. Sự bỗng tỉnh ngộ... Sau sư lại được Quan Âm đại sĩ dùng cành dương tĩnh thủy rưới đầu rảy mặt. Mắt sư bỗng sáng lại, tâm càng thanh tĩnh”... Loại môtip người được thần cứu giúp, cho thuốc chữa bệnh kiểu này khá phổ biến trong truyện cổ tích (có khi mở rộng ở các nhân vật đi tìm thuốc trường sinh, có khi do thử tài hay vì đạo nghĩa mà tìm được thuốc chữa bệnh cho mẹ, công chúa, nhà vua...), thâm chí sau này còn tồn tại trong nhiều truyện Nôm như Phương Hoa, Lục Vân Tiên...
3.1.2.10. Môtip giấc mơ mổ bụng có ở Huyện Thiền sư Viên Chiếu: “Một đêm sư đang ngồi thiền định thì mơ thấy Văn Thù bồ Tát cầm dao mổ bụng lôi ruột ra rửa, rồi trao cho diệu dược dể chữa vết thương. Từ đó sư hiểu sâu ngôn ngữ Tam muội, thuyết giảng trôi chảy”. Đây là loại môtip thần kỳ, thể hiện rõ nhất ở truyện Sự tích cá he và các truyện Sự tích chim bìm bịp, Sự tích cây phướn nhà chùa...
3.1.2.11. Môtip thiền sư chữa bệnh nan y được diễn tả có khi gần với ngôn ngữ lược thuật sự kiện như ở tiểu truyện Thiền sư Giới Không: “Đến năm Thiên Thuận thứ 8 (1135), dịch bệnh hoành hành, vua lại vời sư về kinh chữa bệnh. Sư vừa về đến cửa khuyết thì có sắc chỉ uỷ cho sư đến chùa Gia Lâm để làm phép chú thủy chữa bệnh, mỗi ngày cứu sống được hàng nghìn người”; đến Thiền sư Ma Ha đã “niệm chú vào nước lã rồi ngậm phun, người hủi liền khỏi bệnh”, đồng thời khi bị hương hào họ Ngô ép ăn đồ mặn đến nỗi “sư về nhà bị trương bụng, trong bụng có tiếng sôi ùng ục” và sau đó sư tự chữa bệnh cho mình bằng cách: “Bấy giờ sư chắp tay niệm “Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Xin
cứu độ cho đệ tử!”. Rồi cúi xuống nôn hết các thức ăn, các món thịt liền biến thành thú đi vật chạy, các món cá biến thành cá vùng quãy, rượu thì biến thành nước gỉ đồng”... Có thể ban đầu đây là loại môtip gần với kiểu chữa bệnh bằng phù phép, bùa chú của Đạo giáo và Mật tông [161], song đã được cách điệu, thăng hoa hòng trí tưởng tượng dân gian, bước đầu hình thành tình tiết và câu chuyện hết sức kỳ ảo.
3.1.2.12. Môtip người tàng hình, bay trên không, đi dưới nước xuất hiện ở tiểu truyện
Thiền sư Không Lộ: “Rồi sư thấy tâm thần, tai mắt ngày càng sáng láng, thông tỏ, bay trên
không, đi dưới nước”; Thiền sư Ma Ha : “Vua cả giận, sai đưa sư đến chùa Vạn Tuế trong Đại nội đóng cửa lại, sai người canh giữ. Sáng hôm sau đã thấy sư ở ngoài tăng phòng mà cửa vẫn đóng khoá như cũ”... Loại môtip nhân vật có khả năng tàng hình, bay lên không và đi dưới nước có thể gặp ở các truyện cổ tích Ba Vành, ông Nam Cường, Từ Dạo Hạnh hay
sự tích thánh Láng, Thạch Sanh, Giáp Hải, Cố Bu, Người thợ mộc Nam Hoa...
3.1.2.13. Môtip thiền sư hàng long phục hổ, sống chung với loài vật phổ biến ở nhiều tiểu truyện như Thiền sư Đạo Huệ: “Tiếng sư tụng kinh ngày đêm cám dỗ cả vượn khỉ trong núi, khiến chúng kéo tùừng đàn lên chùa nghe kinh... Ngày sư lên đường, khỉ vượn gào khóc quyến luyến”; Thiền sư Trường Nguyên: “Sau vào nùi Vệ Linh ẩn tích, ăn rau rừng, hạt dẻ, làm bạn với suối khe, khỉ, vượn, suốt ngày dồi luyện thân tâm cho đạt được sự hồn thuần để tụng kinh niệm Phật”; Thiền sư Tịnh Giới: “Sư có phép lạ hàng long phục hổ, cảm hoa thần thông”; Thiền sư Hiện Quang: “Mỗi khi xuống núi, sư thường quảy túi vải trên đầu gậy, sư đi tới đâu những lúc nằm ngồi, dã thú trông thấy đều thán phục”; Thiền sư Giới
Không “tu hạnh đầu đà trong sau nắm, ác thứ đều thần phục, quỷ thần cũng đến xin sư sai
khiến”.
Thiền sư Trí Thiền: “Mội hôm sư đang ngồi, thấy con hổ đuổi con hươu chạy đến, sư
bèn khuyên rằng: “Tất cả chúng sinh đều luyến liếc tính mạng, mi chớ nên làm hại con vật kia”, Hổ bèn cúi đầu, tỏ dấu quy y, rồi đi... Khi sư có việc đi vắng thường có con hổ lớn đến nằm canh giữ trước cửa am, trộm cướp không dám phạm đến”... Nhìn chung, loại môtip người có khả năng hàng long phục hổ, sống chung với loài vật, nghe được tiếng loài vật, được loài vật cứu giúp vốn phổ biến ở cả truyện cổ tích, ngụ ngôn, chí quái, truyền kỳ [166/625-639]...
3.1.2.14. Môtip cây gậy hộ mệnh có phép thể hiện trong truyện Thiền sư Từ Đạo