Chúng tôi đã nhận được 125 phiếu trên tổng số 180 phiếu nhận xét của các em HS.
Bảng 3.23. Thống kê số lượng phiếu nhận xét của HS STT Lớp Số lượng phiếu nhận xét/ sĩ số 1 11A1 25/52 2 11A3 35/52 3 11C6 37/50 4 11D3 28/50
Bảng tổng hợp số liệu thống kê từ các phiếu đã được thu thập được trình bày dưới đây.
Bảng 3.24. Nhận xét của HS về e-book
Tiêu chí đánh giá (1) Kém (2) Yếu ( 3) Trung bình (4) Khá (5) Mức độ Tốt
1 2 3 4 5 TB
Đánh giá về nội dung
1. Tính chính xác của kiến thức 0 0 0 12 113 4,9 2. Tính khoa học, sư phạm
-Câu hỏi, bài tập được thiết kế từ dễ đến khó 0 0 12 60 53 4,3 -Phương pháp giải bài tập được hướng dẫn
từ cơ bản đến nâng cao 0 0 6 28 91 4,7
-Bài tập vừa sức với trình độ chung của HS 0 0 14 35 76 4,5 -Bám sát SGK và có phát triển thêm 0 0 0 39 86 4,7 -Cập nhật các đề thi TNPT và Đại học – Cao
đẳng 0 0 0 20 105 4,8
3. Tính đầy đủ, đa dạng
- Kiến thức cơ bản được tóm tắt đầy đủ 0 0 0 27 98 4,8 - Các phương pháp giải các dạng bài tập đầy
đủ, chi tiết 0 0 12 36 77 4,5
- Hệ thống bài tập đầy đủ các dạng thường
gặp 0 0 0 24 101 4,8
- Các video và hình ảnh minh họa đầy đủ 0 0 0 20 105 4,9 -Giao diện đẹp, hài hòa, phù hợp với lứa tuổi
HS
0 0 0 40 85 4,7
• Đánh giá về nội dung:
Có thể nhận ra mức độ đánh giá sự tin cậy trong các đánh giá của các em HS là cao khi đồng loạt có các điểm số tương đương với phần đánh giá của GV: 4,9; 4,4 và 4,4 cho các mục: tính chính xác của kiến thức, tính khoa học của hệ thống bài tập (biểu hiện ở việc sắp xếp các bài tập từ dễ đến khó và phương pháp giải bài tập được hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao). Qua những phần đánh giá này chúng tôi rút được kinh nghiệm là cần phải tổ chức thêm khâu phản biện cho e-book trước khi xuất bản là rất cần thiết. Dù khâu thiết kế có cẩn thận đến đâu cũng không tránh khỏi những sai sót. Nếu tổ chức tốt khâu phản biện cho e-book thì chất lượng của e- book sẽ tốt hơn rất nhiều.
Điểm số 4,5 cho tính vừa sức trong đánh giá của HS là lớn hơn so với GV (4,2) cho thấy các em nhìn vấn đề sát hơn. Chúng tôi khẳng định như vậy xuất phát từ hai cơ sở:
Một là các em là người trực tiếp sử dụng e-book để lĩnh hội kiến thức mới, trực
tiếp tham gia học từng phương pháp và làm từng bài tập cụ thể thì chắc chắn sẽ có cảm nhận chính xác hơn về độ khó của hệ thống bài tập trong e-book. Do đó, điểm số 4,5 của các em đưa ra là sát với thực tế hơn.
Hai là các bài tập được đưa vào e-book chủ yếu lấy ý tưởng từ các bài tập trong SGK và SBT. Theo chúng tôi, độ khó của hệ thống bài tập được xây dựng như thế là vừa phải với mặt bằng chung của HS hiện nay.
-Giúp HS nắm bắt phương pháp giải bài tập
Hóa học tốt 0 0 10 30 85 4,6
-Hỗ trợ tốt cho các đối tượng HS (từ trung
bình trở lên) 0 0 18 60 47 4,2
-Thuận tiện khi sử dụng với máy tính 0 0 9 30 86 4,6 -Không đòi hỏi cấu hình máy tính mạnh 0 0 4 50 71 4,5
Đánh giá về hiệu quả sử dụng E-Book
-Hỗ trợ tốt cho HS nắm được các phương
pháp giải bài tập hóa học 0 0 3 39 85 4,6
-Cải thiện khả năng làm bài và kỹ năng giải
bài tập hóa học 0 0 5 35 85 4,6
-Góp phần nâng cao chất lượng dạy học 0 0 6 42 77 4,6 -Góp phần tăng mức độ hứng thú học tập bộ
môn
Điểm số 4,8 được các em đánh giá qua mục “Bài tập cập nhật các đề thi ĐH- CĐ các năm gần đây” là một trong những điểm mới của e-book. Thật vui mừng khi các em đánh giá mục “Phương pháp giải bài tập được hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao”. Đây cũng là phần mà chúng tôi cho là phần đóng góp mới của e-book, điều này cải thiện được đáng kể kỹ năng giải bài tập Hóa học của HS. Bên cạnh đó, e- book còn cung cấp các phương pháp giải bài tập đầy đủ, chi tiết. Để các em HS có thể vận dụng chúng tôi đưa ra hệ thống bài tập đầy đủ các dạng thường gặp.
• Đánh giá về hình thức:
Rút kinh nghiệm từ các e-book trước đây về hình thức, chúng tôi đã thiết kế e-book với màu sắc nhẹ nhàng, tươi sáng rất phù hợp với lứa tuổi HS nên được các em đánh giá với điểm số là 4,7. Một điểm mới nữa của e-book đó là mục “Các video và hình ảnh minh họa đầy đủ” được các em HS đánh giá rất cao do minh họa được các kiến thức thực nghiệm trong các bài học làm cho HS tạo được mối liên hệ giữa thực nghiệm và lý thuyết.
• Đánh giá về tính khả thi:
Toàn bộ số điểm số điểm trong phần này đều dều cao hơn một ít so với sự đánh giá của GV cũng đã khẳng định thêm tính thực tiễn của e-book. Như vậy, e-book đã đến được với các em dễ dàng hơn. Sự năng động của các em HS trong việc tiếp thu cái mới của thế hệ trẻ tỏ ra nhạy bén hơn nên đã cho điểm các mục “Thuận tiện khi sử dụng với máy tính” (4,6 so với 4,3).
• Đánh giá về hiệu quả sử dụng:
Một điều thật thú vị khi quan sát số điểm của phần này: gần như giống của GV. Những đánh giá này cho thấy hiệu quả rõ rệt khi cả thầy và trò sử dụng e- book đã cho phép chúng tôi rút ra kết luận: e-book đã phục vụ rất tốt cho việc học của HS (4,6), e-book đã góp phần làm tăng mức độ hứng thú học tập môn hóa học (4,3), hỗ trợ tốt cho HS nắm được các phương pháp giải bài tập hóa học (4,6), cải thiện khả năng làm bài và kỹ năng giải bài tập hóa học (4,6).
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Sau khi chọn 3 cơ sở của trường THCS- THPT Nguyễn Khuyến tại TP. Hồ Chí Minh với số HS tham gia thực nghiệm là 180 em. Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tuần tự thực hiện các công việc như sau:
1. Soạn thảo kế hoạch thực nghiệm
- Lập danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng, kèm theo tên của GV bộ môn và sĩ số HS của mỗi lớp.
- Xác định phương pháp thống kê toán học để xử lý thực nghiệm. - Xây dựng quy trình thực nghiệm chung.
- Xây dựng quy trình tham khảo ý kiến của GV về e-book. - Lập kế hoạch lên lớp để GV thực hiện.
2. Tiến hành thực nghiệm
- Gửi CD đến các lớp có HS tham gia thực nghiệm e-book và nhiều GV ở các trường khác nhau, kèm theo phiếu tham khảo ý kiến GV và HS. Kết quả chúng tôi thu được 40 phiếu của GV và 125 phiếu nhận xét và đánh giá của HS.
- Thống nhất với GV về những nội dung trong kế hoạch giảng dạy ở 4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng.
- Thông qua các đợt kiểm tra định kì chung của toàn trường, ghi lại điểm số. - Thu phiếu tham khảo ý kiến.
3. Kết quả thực nghiệm
Thông qua việc áp dụng nghiêm ngặt các bước của quá trình thực nghiệm e- book, chúng tôi thu thập số liệu và tiến hành xử lý toán học thống kê điểm kiểm tra trong 4 đợt: 2 bài một tiết và 2 bài 15 phút (gồm 4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng). Kết quả như sau:
- Đồ thị đường lũy tích của bài kiểm tra các lớp thực nghiệm đều cao hơn các lớp đối chứng.
- Ngay ở các lớp thực nghiệm cũng thấy các em học càng ngày càng tiến bộ, điểm kiểm tra các bài sau luôn cao hơn các bài trước.
Như vậy, e-book đã đạt được thành công trong việc góp phần nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học cho HS. Điều đó chứng tỏ e-book đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập cho HS.
Chúng tôi cũng rất vui mừng sau khi tổng hợp các số liệu từ các phiếu nhận xét của GV và HS vì thấy e-book đã nhận được điểm số cao đáng khích lệ. e-book đã được phần lớn GV và HS đón nhận và đánh giá cao ở nhiều mặt.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong quá trình làm đề tài thiết kế và thực nghiệm e-book, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn do hạn chế về kỹ thuật tin học. Tuy nhiên khi tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi gặp được một thuận lợi rất lớn là thực nghiệm tại trường THCS- THPT Nguyễn Khuyến. HS của trường rất yêu thích thích các môn khối A trong đó có môn hóa học. Vì vậy, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài cũng đã đạt được một số kết quả sau:
1.1.Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài
- Nghiên cứu những luận văn về thiết kế e-book và website hóa học trước đây, đặc biệt có quan tâm đến hỗ trợ của CNTT.
- Tìm hiểu các xu hướng đổi mới PPDH trên thế giới, các phương hướng đổi mới PPDH nói chung và dạy học hóa học nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS, trong đó tập trung vào nghiên cứu việc đưa các ứng dụng ICT vào dạy học hóa học mà cụ thể là xây dựng e- book .
- Nghiên cứu lý luận về bài tập hóa học. - Nghiên cứu về e-book.
1.2. Sử dụng các phần mềm chính:Chúng tôi đã sử dụng các phần mềm Microsoft word 2007, Mathtype 6.5, HTML, CSS, Macromedia Dreamweaver 8, Macromedia Flash 20004 để thiết kế “E-book phương pháp giải bài tập vô cơ hóa học lớp 11 chương trình nâng cao” gồm các nội dung sau:
• Lý thuyết: Toàn bộ lý thuyết của 2 chương được tóm tắt ngắn gọn nhưng rất đầy đủ, dễ nhớ. Hơn thế nữa, e-book còn đưa thêm các kỹ năng giải nhanh các bài tập khi học lý thuyết. Nếu như chỉ có lý thuyết suông có lẽ môn Hóa học đối với HS quả là trừu tượng và khó hiểu thì giờ đây e-book đã trang bị các đường link để các em HS có thể thấy được các thí nghiệm, hiện tượng hóa học liên quan trực tiếp với đời sống thực tiễn.
• Bài tập tự luận:Trong thẻ này chúng tôi chia ra hai phần:
- Phần bài tập có sẵn lời giải: Ở đây chúng tôi đưa ra các dạng bài tiêu biểu.
Từng bước tác giả hướng HS vào phương pháp tư duy→ đặt ra hướng giải quyết→ bài giải mẫu. Đây cũng chính là điểm mới của e-book.
- Phần bài tập tự giải: Chúng tôi đưa ra các bài tập tương tự với bài giải mẫu,
sau khi HS đã thành thạo chúng tôi nâng cao dần các bài tập lên mức độ cao hơn, khái quát hơn. Có bài cần phải phối hợp nhiều kiến thức hơn để nâng cao khả năng tư duy sáng tạo cho HS. Hệ thống bài tập của chúng tôi đưa ra rất phong phú thể loại có liên quan mật thiết với nội dung bài học và liên tục nhắc lại các kiến thức cơ bản đã học, từ đó tạo cho người học có một hệ thống kiến thức vững chắc. Các bài tạp mà chúng tôi đưa ra cũng được cập nhật các câu hỏi dùng đề thi vào ĐH – CĐ nên có khả năng rèn luyện rất tốt cho HS trong các kỳ thi.
• Bài tập trắc nghiệm:Là loạt bài tập được sử dụng sau khi đã nắm được các phương pháp giải bài tập và làm được các bài tập tự luận khá thành thạo. Vì vậy chúng tôi để bài tập trắc nghiệm dồn lại cho cả chương. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được sắp xếp từ lý thuyết cơ bản đến bài tâp tính toán với độ khó được nâng cao dần. Các bài tập được sắp xếp một cách khoa học và mang tính sư phạm kích thích hoạt động tư duy cao dần nên làm cho các em rất say xưa mỗi khi làm bài. Sau khi làm xong các em có thể đối chiếu với đáp án.
• Tư liệu: Bao gồm: 25 video clip các thí nghiệm và 7 hình ảnh (cả hình động và tĩnh) gắn với lý thuyết cơ bản, sơ đồ sản suất một số vật liệu trong công nghiệp, bảng HTTH, ứng dụng một số chất đối với đời sống, …
Tác giả tin tưởng khi tham khảo thẻ này người học có một cách nhìn mới mẻ hơn, cảm thấy môn hoá thật thân thuộc, không còn khô khan và ngày càng thấy hứng thú tạo được niềm vui khi đến với bộ môn hoá hoá học.
Bao gồm: 24 mẩu chuyện vui và giai thoại về các nhà hóa học, 12 thí nghiệm hoá học vui, các phát minh của của các nhà bác học từ năm 1748 đến năm 1974.
1.3. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá đề tài
• Thực nghiệm việc sử dụng e-book và đánh giá kết quả học tập của HS khi học phần “Hóa học vô cơ lớp 11” ban nâng cao được tiến hành tại 8 lớp của trường THCS- THPT Nguyễn Khuyến gồm 4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng, với tổng số HS 414 em.
Kết quả thực nghiệm cho thấy các nhóm HS sử dụng e- book “giúp HS giải bài tập vô cơ hóa học 11 chương trình nâng cao” cho kết quả học tập cao hơn so với các lớp HS không được sử dụng
• Tham khảo ý kiến của 40 GV và 125 HS qua các phiếu nhận xét, kết quả cho thấy e-book đã đạt được các yêu cầu sau:
- Về nội dung, e-book đã giải quyết được vấn đề lớn nhất là luyện cho HS phương pháp và kỹ năng giải bài tập.
- Về hình thức, e-book được thiết kế trang nhã, tươi sáng phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi HS.
- Về tính khả thi, e-book được xem như một gia sư của HS đồng thời là người bạn của GV, e-book là tài liệu thật sự cần thiết cho các em HS nâng cao kỹ năng giải bài tập, thêm yêu thích và hăng say học tập môn hóa học. - Về tính hiệu quả, việc sử dụng e-book “ Phương pháp giải bài tập hóa học
vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao” góp phần làm cho kết quả học tập của HS được nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao tinh thần tự học, kiến thức và kỹ năng thu nhận được vì thế mà phát triển bền vững.
2. Kiến nghị
– Triển khai dạy học qua mạng bằng cách tăng số lượng, chất lượng các E- Book nhằm phát triển và thử nghiệm rộng rãi hình thức đào tạo trực tuyến, đồng thời cung cấp nhiều tư liệu để HS và GV tham khảo.
– Ngành giáo dục cần trang bị thêm cho trường phổ thông các phương tiện kĩ thuật dạy học đặc biệt là máy tính nối mạng băng thông rộng để GV và HS sử dụng được thường xuyên. Các trường PT cần nối mạng Internet để GV và HS có điều kiện học tập và giao lưu trên mạng, tiến đến hoàn thiện mạng EduNet mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai.
– Tập huấn thường xuyên cho GV về ứng dụng ICT trong dạy học Hoá học, đặc biệt là việc sử dụng các phần mềm, tư liệu dạy học và thiết kế các bài học trực tuyến trên mạng.
– Đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo giảm tải chương trình hóa học lớp 11 ban nâng cao bởi vì chương trình hiện nay là rất nặng cả cho HS và GV.
2.2. Với các trường THPT
– Các trường THPT cần xây dựng phòng học đa năng kiên cố với các trang