Các yêu cầu thiết kế e-book

Một phần của tài liệu thiết kế e book giúp học sinh giải bài tập hóa học vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao ở trường thpt (Trang 37)

Việc thiết kế e-book phục vụ cho giáo dục đòi hỏi phải đáp ứng những đặc trưng riêng về mặt nghe, nhìn, tương tác; do đó theo Nguyễn Trọng Thọ [31] để đáp ứng

nhu cầu tự học, chúng ta phải tuân theo đầy đủ các bước của việc thiết kế dạy học (ADDIE là chữ viết tắt của 5 bước):

1. Analysis (phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp): - Hiểu rõ mục tiêu.

- Các tài nguyên có thể có. - Đối tượng sử dụng.

2. Design (thiết kế nội dung cơ bản): - Các chiến lược dạy học.

- Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia). - Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng. 3. Development (phát triển các quá trình):

- Thiết kế đồ hoạ.

- Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia). - Hình thức và nội dung các trang Web.

- Phương tiện thực tế ảo.

4. Implementation (triển khai thực hiện):

Cần tích hợp với chương trình công nghệ thông tin của trường học : - Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính.

- Thủ tục tiến hành với thầy.

- Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí. - Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực).

5. Evaluation (lượng giá):

Đánh giá hiệu quả huấn luyện thường sử dụng mô hình bốn bậc do Donald Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mô hình này, quá trình lượng giá luôn được tiến hành theo thứ tự vì thông tin của bậc trước sẽ làm nền cho việc lượng giá ở bậc kế tiếp:

- Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions). - Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings).

- Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi (Transfers). - Bậc 4: Kết quả thực tế (Results).

Hình 1.1. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick

Một phần của tài liệu thiết kế e book giúp học sinh giải bài tập hóa học vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao ở trường thpt (Trang 37)