Tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của người thầy trong quá trình dạy học. Tư tưởng dạy học tích cực sáng tạo đã là một chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước và của nghành giáo dục nước ta.
Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động của người dạy nhằm biến người học từ thụ động thành chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.
Tính tích cực học tập của HS chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:
– Nhu cầu tìm hiểu- tích cực là để thoả mãn nhu cầu đó.
– Hứng thú- tích cực do bị lôi cuốn bởi lòng đam mê, yêu thích bộ môn. – Động cơ- tích cực vì hướng tới động cơ nhất định.
Vì thế, để tích cực hoá hoạt động học tập của HS cần phải có những biện pháp tác động trực tiếp vào các yếu tố trên. Có thể tóm tắt các biện pháp đã và đang được sử dụng trong nhà trường phổ thông hiện nay như sau:
– Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học. Học trên lớp, theo nhóm, học ở phòng thí nghiệm, tổ chức tham quan, câu lạc bộ ngoại khóa,….
– Giác ngộ ý thức học tập, kích thích tinh thần trách nhiệm và hứng thú học tập của HS. Chẳng hạn nói lên ý nghĩa lý thuyêt và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu,…
– Kích thích hứng thú qua nội dung. Nội dung bài học càng hay, càng thiết thực, vừa sức thì HS càng hứng thú tiếp thu.
– Kích thích hứng thú qua phương pháp dạy học. Cùng một nội dung như nhau nhưng trong bài học diễn ra có hứng thú không, có để lại những ấn tượng sâu
đậm trong tâm hồn các em không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào phương pháp dạy học và tài năng sáng tạo của người thầy.
– Sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại. Đây là biện pháp hết sức quan trọng nhằm nâng cao tính tích cực trong học tập của HS và giúp nhà trường đưa chất ượng giáo dục lên một tầm cao mới. E- Learning, như đã trình bày ở trên là một định hướng phát triển cực kỳ quan trọng và tất yếu, là cách thức có hiệu quả cao trong việc tích cực hoá hoạt động học tập của HS.