3 loại:
– Bài tập định tính. – Bài tập định lượng. – Bài tập trắc nghiệm .
1.4.3.1. Bài tập định tính
Là các dạng bài tập có liên hệ với sự quan sát để mô tả, giải thích các hiện tượng hoá học. Các dạng bài tập định tính:
– Giải thích, chứng minh, viết phương trình phản ứng. – Nhận biết, phân biệt chất.
– Tinh chế, tính chất ra khỏi hỗn hợp. – Điều chế chất…
Đặc biệt trong bài tập định tính có rất nhiều bài tập thực tiễn giúp học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học.
1.4.3.2. Bài tập định lượng (bài toán hoá học)
Là loại bài tập cần dùng các kỹ năng toán học kết hợp với kỹ năng hoá học để giải.
Căn cứ vào nội dung, có các dạng bài tập định lượng như: – Dựa vào thành phần nguyên tố để xác định công thức hoá học. – Tính theo công thức, phương trình hoá học.
– Bài tập hỗn hợp chất.
– Tính toán với chất khí: Tỉ khối, áp suất… – Bài tập về dung dịch và nồng độ dung dịch.
1.4.3.3. Bài tập trắc nghiệm
Gồm bài tập trắc nghiệm tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan:
• Bài tập trắc nghiệm tự luận: Bài tập học sinh dùng lời của mình để diễn giải cách giải quết các nhiệm vụ đặt ra trong bài tập.
• Bài tập trắc nghiệm khách quan:
Là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn và yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng một ký hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời.
Các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan:
- Bài tập điền khuyết. - Bài tập đúng, sai. - Bài tập ghép đôi. - Bài tập nhiều lựa chọn.
• Ưu điểm nổi bật của bài tập trắc nghiệm khách quan là:
- Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến thức, tránh được tình trạng học tủ, học lệch.
- Việc chấm điểm là khách quan, không phụ thuộc vào người chấm nên độ tin cậy cao hơn các phương pháp kiểm tra đánh giá khác.
- Rèn luyện cho học sinh khả năng nhận biết, khai thác, xử lý thông tin và khả năng tư duy phán đoán nhanh.
- Giúp người học tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình một cách khách quan.
• Tuy nhiên bài tập trắc nghiệm khách quan cũng có những nhược điểm đáng kể như:
- Ít góp phần phát triển ngôn ngữ hoá học.
- Không thể dùng để kiểm tra kỹ năng thực hành hoá học.
- Giáo viên chỉ biết kết quả suy nghĩ của học sinh mà không biết quá trình suy nghĩ, sự nhiệt tình, hứng thú của học sinh đối với nội dung được kiểm tra.
Trong bốn loại bài tập trắc nghiệm khách quan trên thì bài tập nhiều lựa chọn là loại hay dùng nhất vì có nhiều ưu điểm hơn như xác suất đúng ngẫu nhiên thấp, dễ chấm.
Thực tế, sự phân loại trên chỉ là tương đối. Có những bài vừa có nội dung thuộc bài tập định tính lại vừa có nội dung thuộc bài tập định lượng, hoặc trong một bài có thể có phần trắc nghiệm khách quan cùng với giải thích, viết phương trình phản ứng.
hơn theo mục đích sử dụng như:
• Phân loại theo nội dung để thuận tiện cho việc dạy và ôn tập củng cố kiến thức theo chương.
- Tên của mỗi loại bài tập có thể trùng với tên chương hoặc các vấn đề nội dung trong chương trình.
Ví dụ như:
+ BT về cấu tạo nguyên tử. + BT về hiđrocacbon.
+ BT về hợp chất hữu cơ có nhóm chức…
- Dựa vào tính chất hoạt động nhận thức của học sinh thì phân chia thành: + BT tái hiện kiến thức (biết, hiểu, vận dụng).
+ BT rèn tư duy độc lập sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá)… - Dựa vào kiểu hay dạng bài tập hoá học có thể chia thành:
+ BT xác định CTPT hợp chất.
+ BT tính theo công thức hay phương trình hoá học… - Dựa vào tính chất hoạt động của học sinh phân chia thành: - BT lí thuyết.
+ BT thực nghiệm. + BT thực tiễn…