Quản trị hàng tồn kho là vấn đề hết sức quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Quản trị hàng tồn kho hiệu quả đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa cần thiết, giảm tổng chi phí tồn kho dự trữ ở mức thấp nhất. Qua phân tích ở chương 2, ta thấy, lượng hàng tồn kho cuối năm 2014 của công ty tăng lên ( 14,65%) so với năm 2013. Tuy nhiên tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho chưa tốt. Do đặc thù của ngành thương mại, hàng tồn kho để ứ đọng trong thời gian dài sẽ làm giảm giá trị của sản phẩm do nhiều nguyên nhân: hàng bị lỗi mốt, hỏng, bám bụi, chất lượng giảm,…dẫn đến rủi ro về giá. Vậy, muốn cải thiện tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, thì cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, một số biện pháp cơ bản sau:
Dự trữ hàng hóa hợp lý:
Như đã trình bày ở trên, hàng hóa để tồn kho sẽ gây ra những tổn thất về giá. Vì vậy công ty cần:
- Lập kế hoạch dữ trữ hàng hóa, vật tư hợp lý, tránh trộm cắp, phá hoại làm hư hỏng hàng hóa.
- Công ty cần xây dựng hệ thống quản lý hàng hóa tại kho và cửa hàng theo đúng quy chuẩn, tính toán trước khi nhập để tránh tình trạng ứ đọng hàng hóa làm tăng chi phí.
- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm các mặt hàng mới, các sản phẩm thay thế để hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, chủ động nguồn cung ứng, hạn chế dự trữ nhằm giảm ứ đọng vốn, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ bán hàng. Đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc nội địa, điều này làm giảm thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp phải nộp.
Bên cạnh đó, để vừa giảm được lượng hàng tồn kho và chi phí dự trữ hàng
tồn kho ở mức thấp mà vẫn đảm bảo được việc thực hiện sản xuất hàng ngày của
công ty diễn ra liên tục, công ty cần: Dựa trên mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ để xác định mức đặt hàng kinh tế để với mức đặt hàng này thì chi phí dự trữ tồn kho là nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo đầy đủ đa dạng hàng hóa để giao khách hàng, đồng thời không dự trữ quá nhiều khiến ứ đọng vốn.
Công ty cần lựa chọn và duy trì các nhà cung cấp truyền thống, có uy tín để luôn đảm bảo đủ nguồn hàng khi cần, đảm bảo cả về chất lượng và giá cả hàng hóa, tránh tình trạng hàng hóa không rõ nguồn gốc, bị ép giá hay chất lượng không đạt yêu cầu…
Tiếp tục thường xuyên theo dõi biến động của thị trường vật tư, hàng hóa từ đó dự đoán điều chỉnh việc dự trữ hàng hóa một cách hợp lý.
Lựa chọn các phương tiện vận chuyển một cách thích hợp, tìm biện pháp giảm bớt chi phí vận chuyển, bốc xếp.
Căn cứ vào giá cả các loại vật tư, hàng hoá trên thị trường và giá gốc của các loại đó để lập dự phòng giảm giá HTK, bởi hiện tại DN không trích lập dự phòng giảm giá HTK.
3.2.3. Tìm kiếm các thị trường mới, sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu:
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng để thu hồi vốn cho quá trình nhập hàng hóa và tạo ra lợi nhuận cho công ty. Qua phân tích chương 2 có thể thấy, tuy hệ số khả năng sinh lời của công ty tăng nhưng các hệ số hiệu suất hoạt động giảm, VKD luân chuyển chậm hơn, vòng quay nợ phải thu và hàng tồn kho đều giảm khiến cho công ty bị ứ đọng và thất thoát lãng phí vốn. Do tác động của cuộc khủng hoảng kéo dài, thị trường còn nhiều biến động, nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp có phần giảm sút, kinh tế khó khăn nên số lượng khách không có
xu hướng tăng. Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh ở lĩnh vực này không phải là ít. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ công ty cần mở rộng, đi sâu nghiên cứu, phân đoạn thị trường hợp lý để nhập những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng với mức giá tốt nhất. Ngoài ra, tìm hiểu học tập ở các nước khác, cập nhật những sản phẩm công nghệ, cách truyền thông, quảng cáo mới và thú vị về áp dụng cho công ty mình. Từ đó có thể bỏ xa các đối thủ cạnh tranh.
- Thực tế, thời gian qua công ty đã có kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ không những tìm kiếm khách hàng mới là các cá nhân, các doanh nghiệp, đơn vị hành chính,.... Mục tiêu của công ty là mở rộng thị trường trước hết là thị trường trong nước. Việc mở rộng thị trường sẽ giúp công ty tận dụng lợi thế của người đi tiên phong, tăng doanh thu và từ đó tăng lợi nhuận. Cải thiện tình hình khó khăn trong bán hàng tại thị trường Việt Nam trong thời gian hiện nay.
- Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng đội ngũ nhân viên tinh nhuệ, nắm bắt thị trường tốt, có đầu óc nhạy bén với thay đổi trên thị trường và của khách hàng. Ngoài đội ngũ nhân viên kinh doanh tại văn phòng như hiện nay, công ty nên tuyển thêm các cộng tác viên kinh doanh để tiêu thụ nhanh lượng hàng hóa và quảng bá dịch vụ rộng rãi tới nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, hướng xây dựng các đại lý mạnh tại các địa phương là một cách làm nên theo đuổi.
- Thực hiện tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, xây dựng cơ chế, chính sách bán hàng linh hoạt, thích ứng với từng khu vực, từng đối tượng khách hàng, nhạy bén với cơ chế thị trường.
- Ngoài ra, công ty nên áp dụng chính sách tín dụng hợp lý và có lợi nhất, đa dạng hóa hình thức thanh toán nhằm tạo mối quan hệ, thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng chiến lược tuy nhiên tránh tình trạng các khoản nợ ngoài vòng kiểm soát, nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được nợ do khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn cho công ty.
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp
Từ phân tích về mặt lý thuyết ở chương 1, và về mặt thực tiễn ở chương 2 ta
thấy rằng, chất lượng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty loại hình thương mại – dịch vụ Hà Nội là rất quan trọng, có ảnh hưởng tới sức khỏe tài chính của toàn bộ công ty. Chính vì vậy, ban lãnh đạo công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích tài chính.
- Về phía ban lãnh đạo: Nhìn nhận đúng đắn vai trò của công tác phân tích tài
văn bản chỉ đạo khoa học thống nhất để làm đường lối cho cán bộ phân tích tài chính thực hiện. Phân tích tài chính doanh nghiệp cần đảm bảo sự liên kết các yếu tố nhân sự, thông tin, phương pháp phân tích, cơ sở vật chất với nhau. Để có được điều này thì ban lãnh đạo của công ty chính là nhân tố quyết định.
- Về chất lượng các thông tin: Ban kế toán của công ty cần cung cấp các số
liệu một cách khoa học, trung thực, chính xác để đảm bảo chất lượng đầu ra của việc phân tích. Vì thông tin kế toán chính là đầu vào của quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, nếu thông tin đầu vào chưa chính xác thì sản phẩm đầu ra là các báo cáo phân tích không thể phản ánh chân thực tình hình tài chính của công ty được. Ngoài báo cáo tài chính, người làm phân tích tài chính còn cần phải dựa vào các báo cáo quản trị của doanh nghiệp mình để có những đánh giá sát sao và kịp thời.
- Về chất lượng nguồn nhân sự làm phân tích tài chính: Người làm quản lý
tài chính phải có tầm nhìn, tư duy nhạy bén, và đồng thời phải nắm vững kiến thức về cả kế toán lẫn tài chính. Người làm tài chính phải có phẩm chất đạo đức là khách quan và trung thực.